Liệu có chậm tiến độ đường sắt trên cao?
Các bác có thấy không, các bó thép trên dãy cột bê tông kia đang rỉ hoen khi phải phơi mưa nắng suốt bao nhiêu tháng rồi do dự án chậm tiến độ.
Ngồi café bên lề tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Giảng Võ (Hà Nội), nhà thơ vườn giật thót mình khi một ông kỹ sư xây dựng trỏ tay lên cao nói: “Các bác có thấy không, các bó thép trên dãy cột bê tông kia đang rỉ hoen khi phải phơi mưa nắng suốt bao nhiêu tháng rồi do dự án chậm tiến độ. Thử hỏi sắp tới, nếu đổ các dầm bê tông với các lõi thép rỉ hoen này thì chất lượng công trình này sẽ ra sao?”.
Triết gia vườn vỗ bàn cái chát: “Thậm chí nguy, thậm chí nguy! Tàu cao tốc chạy trên tuyến đường sắt trên cao với tốc độ rất lớn, nếu các dầm, cột bê tông chịu lực được đổ, được đúc với các lõi thép gỉ hoen thế này thì quá trình ô-xy hóa sẽ phá hỏng từ trong lõi hỏng ra, không biết có chịu đựng được đoàn tàu cao tốc nặng tới mấy ngàn tấn chạy huỳnh huỵch suốt ngày đêm?”.
Nhà thơ vườn tặc lưỡi: “Thế mới có chuyện một đại biểu Quốc hội chất vấn bộ Giao thông Vận tải về sự an toàn của tuyến đường sắt trên cao này, khi ông đại biểu lo rằng, sự cố tai nạn sẽ rất kinh khủng nếu đoàn tàu văng khỏi tuyến đường sắt trên cao. Các bác thấy thế nào?”.
Ông kỹ sư xây dựng nhẩn nha: “Lúc mới khánh thành đưa vào hoạt động, chắc có lẽ không có vấn đề gì đâu, nhưng chỉ lo rằng, một số năm sau, liệu cốt thép bị xuống cấp rỉ, đứt thì các dầm, cột bê tông kia có rão rời, lung lay? Có bảo đảm độ an toàn tuyệt đối cho đoàn tàu cao tốc chạy trên nó?”.
(Trước đó, trong thời gian mới thi công đã xảy ra hai vụ tai nạn: Ngày 6/11/2014, một thanh dầm thép rơi từ công trường dự án xuống đường làm một người chết, hai người bị thương, đều là người dân đang lưu thông trên đường. Tiếp theo, rạng ngày 28/12/2014, giàn giáo trên công trường đường sắt trên cao, đoạn đối diện với Bến xe Hà Đông cũ bị sập, vùi lấp một xe taxi khiến một người bị thương, xe ô tô hư hỏng nặng).
Hiện trường tai nạn sập giàn giáo tại điểm thi công ga Hà Đông thuộc dự án tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông sáng 28/12/2014.
Triết gia vườn bực bội: “Có quá nhiều tai tiếng về tuyến đường sắt trên cao này khi dự án bị đội vốn 339 triệu USD so với tổng vốn ban đầu, lên thành 891,92 triệu USD. Một con số quá đắt đỏ khi báo chí đưa tin theo TS.Nguyễn Xuân Thủy (chuyên gia giao thông), mức đầu tư bình quân trên thế giới với tàu điện ngầm từ 60 – 100 triệu USD/km, đường sắt đô thị trên cao chỉ bằng 1/3 tức khoảng 20 – 30 triệu USD/km. Với 13km đường sắt mà tổng mức đầu tư (dự kiến điều chỉnh) lên tới 891,92 triệu USD, tức mỗi km tốn gần 70 triệu USD là quá đắt đỏ. Ông Thủy cho rằng, phải xem xét lại trách nhiệm của các đơn vị thực hiện dự án, bởi gánh nặng tăng chi phí vốn vay sau này người dân sẽ phải chịu”.
Nhà thơ vườn thông báo: “Bác ơi, ông Lê Kim Thành (Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt) vừa có văn bản gửi công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc – tổng thầu dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, về việc dự án không chỉ chậm tiến độ mà còn gây bất an cho người đi đường. Trên công trường thi công tiếp tục để xảy ra tình trạng mất an toàn do công tác kiểm tra kiểm soát của tổng thầu còn lơ là, thiếu trách nhiệm”.
Triết gia vườn nhấn mạnh: “Tại buổi làm việc về tiến độ dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông vừa qua, Bộ trưởng bộ GTVT Đinh La Thăng đánh giá, Tổng thầu quá yếu kém, năng lực nhà thầu kém, máy móc công nghệ kém, Bộ trưởng cảnh cáo và yêu cầu Tổng thầu phải thay thế ngay tổng chỉ huy công trường; thay thế và tăng cường các kỹ sư, cán bộ có trình độ chuyên môn cao; chấm dứt hợp đồng ngay với tư vấn giám sát không đủ trình độ, kém năng lực”.
Video đang HOT
Nhà thơ vườn thắc mắc:
Bộ trưởng bảo cách chức rồi
Mà tiến độ vẫn chậm thôi rùa bò
Tổng thầu quá kém, thật lo
Năng lực thấp yếu giở trò bài bây
Sắt thép rỉ hết rồi đây
Công trình xuống cấp mai ngày ai lo
Tàu cao tốc sẽ chạy đua
Ai mà biết được chữ ngờ… ai hay…?
Việt Chiến
Theo_Người Đưa Tin
Tổng thầu Trung Quốc làm chậm dự án đội giá 339 triệu USD?
- Măc du Dư an tuyên đương săt đô thi Cat Linh - Ha Đông đang châm tiên đô; tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại còn 57 bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật Tổng thầu chưa trình lại để Chủ đầu tư phê duyệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ dự án.
Sau nhưng lum xum cua dư luân vê dư an tuyên đương săt đô thi đâu tiên cua Ha Nôi, Cat Linh - Ha Đông đôi gia 339 triêu USD, ngay 5/6, Bô Giao thông vân tai đa họp kiểm điểm vơi cac đơn vi liên quan nhăm thuc tiên đô cua dư an.
Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án đường sắt, đến nay dự án đa hoàn thành giai phong măt băng (GPMB) được 40,19ha/41,11ha (đạt 97,7%) so vơi kê hoach. Hiện tại còn một số khu vực còn vướng mắc, chưa hoàn thành công tác GPMB như: khu vực nhà ga Cát Linh, một phần khu vực phường Thịnh Quang (Quận Đống Đa)....
Dư kiên khôi lương măt băng con vương nay se đươc các địa phương hoàn thành trong tháng 6/2014 với điều kiện có đủ kinh phí chi trả cho các hộ dân phải di dời và GPMB. Hiện Ban Quan ly dư an đương săt đang phối hợp với các địa phương để giải quyết các phát sinh, vướng mắc để hoàn thành GPMB của dự án theo yêu cầu.
Theo Ban Quản lý dự án đường sắt, đên thơi điêm hiên tai công tác hoàn thiện thiết kế kỹ thuật đa trình, duyệt thiết kế kỹ thuật 419 trụ cầu trên tuyến, thiết kế kỹ thuật hạng mục điện chiếu sang 11 nhà ga; điều hòa thông gió 11 nhà ga; cấp thoát nước và phòng cháy chữa cháy 11 nhà ga...
Tuy nhiên còn 57 bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật Tổng thầu chưa trình lại theo ý kiến của Tư vấn thẩm tra để trình Chủ đầu tư phê duyệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ dự án. Ngoai ra, còn 74 bộ hồ sơ dự toán Tổng thầu chưa trình lại.
Hệ thống trụ cầu của tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Vne
Se thi công đông loat đê đam bao tiên đô
Tham dư va phat biêu chi đao tai cuôc hop, sau khi nghe Tông thâu bao cao vê tiên đô thưc hiên dư an, Thứ trưởng Bô Giao thông vân tai Nguyễn Hồng Trường đề nghị, Tổng thầu EPC tăng cường nhân lực, thiết bị đề bù lại tiến độ bị chậm. Ông khăng đinh, sau khi có mặt bằng, Bộ sẽ yêu cầu rút tiến độ của dự án và hàng tháng sẽ họp kiểm điểm tiến độ một lần vào đầu tháng.
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, trong thời gian vừa qua, đã có nhiều cuộc họp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông. Đến nay, dự án đã có tiến bộ trong việc thực hiện. Cụ thể, tiến hành lao lắp được 76 phiến dầm, phối hợp giữa các cơ quan đơn vị thực hiện dự án đã tốt hơn...
Tuy nhiên, hiện nay dự án đã bị vỡ tiến độ tổng thể do chậm trong công tác GPMB và do huy động nhân lực của nhà thầu không kịp thời. Mặt bằng thi công có nhưng không đủ nhân lực để thực hiện.
Trên cơ sở đó, Thứ trưởng Bô Giao thông vân tai đề nghị Ban Quản lý dự án đường sắt bám sát các quận, huyện của Hà Nội để rút ngắn thời gian GPMB. Đông thơi, phải giao cho một đồng chí phụ trách về công tác này và có báo cáo thường xuyên, kiểm điểm từng tuần một để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Ông cũng yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam tập trung chỉ đạo cho dự án này và cùng các đơn vị liên quan đây nhanh tiên đô hoàn thành dự toán. Chậm nhất là tuần cuối tháng 6/2014 phải trình được tổng dự toán để tiến hành các công việc tiếp theo.
"Tổng thầu EPC từ tuần sau phải quay trở lại thi công đồng loạt. Những địa điểm đã có mặt bằng thì phải triển khai thi công hết. Tổng thầu cũng cần đưa nguồn nhân lực sang Việt Nam để làm ngay dự toán. Đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ga và tiến hành thi công đồng loạt tại cả các nhà ga", Thư trương Bô Giao thông vân tai yêu câu.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh-Hà Đông được khởi công vào tháng 10/2011 co tổng mức đầu tư hơn 552 triệu USD, trong đo vay vôn ODA Trung Quốc 419 triêu USD.
Goi thâu chinh cua dư an (thiêt kê, cung câp thiêt bi, vât tư va xây lăp) do Công ty hưu han Tâp đoan Cuc 6 Đương săt Trung Quôc thưc hiên theo hinh thưc tông thâu EPC (tư vấn, thiết kế-cung cấp thiết bị-xây lắp, vận hành).
Mơi đây, sau khi sau khi Bộ Giao thông vận tải kiến nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án tuyến đường sắt đô thi tuyên Cát Linh - Hà Đông lên 891 triệu USD, Phó Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ này và UBND TP Hà Nội kiểm điểm làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan.
Tai văn ban bao cao Pho Thu tương, Bộ Giao thông vận tải khẳng định, dự án đội giá là do Chủ đầu tư là Cục Đường sắt Việt Nam và đơn vị Tư vấn lập dự án (TEDI) chưa có nhiều kinh nghiệm.
Tùng Nguyễn
Theo_VnMedia
Điểm mặt các dự án chậm tiến độ do nhà thầu Trung Quốc thi công - Hàng loạt các dự án giao thông trọng điểm của Việt Nam: tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Hà Nội - Lào Cai và xây dựng cầu Cao Lãnh có sự góp mặt của nhà thầu Trung Quốc thi công đang chậm tiến độ kéo dài.... Dự án...