Liệu Ankara có giải quyết triệt để vấn đề người Kurd?
Hãng Fars (Iran) ngày 29-2 dẫn lời ông Sergio Divina, một thành viên của đảng Lega Nord, Ý, cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ muốn loại trừ người Kurd khỏi các thỏa thuận ngừng bắn, vì Ankara luôn coi người Kurd là kẻ khủng bố, và điều này là không công bằng.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan
Bên lề cuộc họp hội nghị viện ở Vienna, ông Divina nói: “Thổ Nhĩ Kỳ muốn loại trừ người Kurd ra khỏi các thỏa thuận ngừng bắn, vì Ankara luôn coi họ là khủng bố, và điều này thật không công bằng. Vấn đề là Thổ Nhĩ Kỳ đang tiếp tục lợi dụng cuộc khủng hoảng Syria để phục vụ lợi ích địa chính trị trong khu vực, đồng thời cố gắng giải quyết triệt để vấn đề người Kurd”.
Người Kurd ở Syria đã không được mời đến tham gia các cuộc đàm phán về các vấn đề nội bộ của nước mình. Đảng Liên minh dân chủ người Kurd ở Syria (PYD) cho rằng, việc họ không được tham gia vào các cuộc đàm phán là do sự cản bước của Ankara, vì Ankara cho rằng, PYD có liên kết với Đảng công nhân người Kurd (PKK), mà hiện đang hoạt động rất tích cực ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và bị chính quyền của tổng thống Erdogan xem như là một tổ chức khủng bố. PKK khẳng định rằng, họ không có bất kỳ mối quan hệ nào với PYD.
Được biết, từ năm 2011, Ankara đã có một tuyên bố ấn tượng khi coi bờ Tây của sông Euphrates là “lằn ranh đỏ” cho lực lượng dân quân người Kurd Syria (YPG). Nghĩa là, nếu lực lượng này bước qua đó để tiến về phía Tây là Ankara sẽ động binh để ngăn chặn.
Các nữ chiến binh YPG
Vào tháng 10-2015, Thổ Nhĩ Kỳ đã 2 lần pháo kích vào trận địa của YPG khi lực lượng này muốn vượt qua sông.
Video đang HOT
Ankara không muốn 2 vùng lãnh thổ mà YPG có được thống nhất với nhau để có nguy cơ thành lập một quốc gia tự trị, quốc gia này sẽ có tác động cực lớn đến PKK phía nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Vào tháng 2-2016, lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ đã liên tục tăng cường pháo kích vào khu vực của YPG, cánh quân sự đắc lực của PYD tại tỉnh Aleppo, Syria. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu nói rằng, các vụ pháo kích của lực lượng quân đội nước này là một biện pháp trả đũa cho các cuộc tấn công khủng bố gần đây ở Ankara, mà Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc do người Kurd thực hiện.
Thế nhưng, YPG được sự hỗ trợ của Mỹ, Nga, không những đã vượt “lằn ranh đỏ”, mà còn đánh chiếm luôn đập thủy điện Tishrin khiến Ankara “ngậm bồ hòn”.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã lên tiếng tố cáo Nga, Mỹ hành xử 2 mặt tại Syria. Ankara “trước sau như một” luôn coi người Kurd là kẻ khủng bố, và yêu cầu Mỹ chọn người Kurd hay Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhưng Washington đã phớt lờ, khi trong cuộc họp báo ngày 8-2, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby nói thẳng: “Như các vị biết đấy, chúng tôi không coi PYD là tổ chức khủng bố, còn Thổ Nhĩ Kỳ thì coi như vậy. Chúng tôi hiểu điều đó. Ngay cả bạn bè tốt nhất của nhau cũng không phải đồng tình với nhau trong mọi chuyện. Các chiến binh người Kurd đã là một trong những lực lượng hoạt động thành công nhất trong việc tiêu diệt IS ở Syria”.
Vậy là người Mỹ chọn PYD, chọn “tổ chức khủng bố”, còn Thổ Nhĩ Kỳ chọn Mỹ hay ai thì ông Ergodan tự quyết định. Liệu Ankara chọn là kẻ thù của Mỹ, sau khi đã là kẻ thù của Nga?
Trong khi đó, Moscow cũng không từ bỏ hậu thuẫn cho lực lượng người Kurd Syria và cả PKK ở Thổ Nhĩ Kỳ với tuyên bố sẽ không do dự viện trợ cả vũ khí trang bị.
Việc Mỹ, Nga cùng coi trọng đến lực lượng người Kurd, và sẵn sàng dùng lực lượng này để “thít cổ” Thổ Nhĩ Kỳ khiến Ankara thực sự hiểu rõ thân phận mình hơn bao giờ hết.
Thực tế chiến trường đã chứng tỏ rằng, khi quân đội chính phủ Syria, cùng với lực lượng vũ trang Nga ngày càng giành nhiều thắng lợi, dồn quân khủng bố đến con đường chết, thì Ankara ngày càng hốt hoảng. Tình hình bên trong Thổ Nhĩ Kỳ trở nên bất ổn hơn bao giờ hết. Trước những diễn biến đang xảy ra, liệu Ankara có giải quyết triệt để được vấn đề người Kurd hay không? Chúng ta hãy cùng chờ xem.
Theo_An ninh thủ đô
Đại sứ Nga cảnh báo: Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iraq có nguy cơ tan vỡ
Sự nổi lên của người Kurd ở Trung Đông nếu không trong tầm kiểm soát sẽ khiến cho sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria và Ira cũng như cả Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn sẽ vấp phải vấn đề nghiêm trọng.
Ngày 19/2, thông tấn Nga Tass dẫn lời Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin lên tiếng cảnh bảo rằng sự nổi lên của người Kurd tại Trung Đông có thể khiến cho lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Iraq tan vỡ.
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin.
Ông Vitaly Churkin cho rằng Moscow cảnh báo điều này dựa trên tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria và Iraq.
Theo quan chức ngoại giao Nga, sự nổi lên của người Kurd ở Trung Đông nếu không trong tầm kiểm soát sẽ khiến cho sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria và Ira cũng như cả Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn sẽ vấp phải vấn đề nghiêm trọng.
Báo Kommersant dẫn lời ông Vitaly Churkin khi nhà ngoại giao Nga trả lời phỏng vấn đài phát thanh Kommersant-FM.
"Chúng tôi (Nga) ủng hộ hợp nhất lãnh thổ Syria và sự toàn vẹ chủ quyền của Iraq, và, tất nhiên chúng tôi cũng tôn trọng người Kurd". - ông Churkin cho hay.
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin cho rằng người Kurd đã bảo vệ không gian sống của mình ở Iraq nơi "họ có thể sống thoải mái hơn phần còn lại của đất nước Iraq".
Người Kurd ở Trung Đông.
"Vì lẽ đó, chúng tôi tin rằng người Kurd nên nhận được các yêu cầu của mình nhưng không phải vì thế mà phá vỡ sự toàn vẹn lãnh thổ của Iraq. Nếu không thì mọi chuyện sẽ tiếp tục châm ngòi cho khủng hoảng".
"Nếu họ bắt đầu xây dựng nhà nước của người Kurd, điều này có thể dẫn đến sự tan vỡ của 3 quốc gia gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Iraq".
"Tình thế này cũng tương tự như những gì chúng ta từng thấy ở Bosnia, nơi người Croat và Serb đã từng bị chia cắt, hậu quả của cái gọi là "thanh lọc sắc tộc". Đó sẽ là hiện tượng đổ máu, tốt nhất phải tránh bằng được".
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin kêu gọi tìm kiếm giải pháp công thức để giải quyết vấn đề người Kurd trong thời gian tới, cho họ có quyền thể hiện nguyện vọng dân tộc, được sống với sự thoải mái ở Trung Đông.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
TQ kêu gọi Mỹ và Triều Tiên nói chuyện mặt đối mặt1 Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 15.2 kêu gọi Mỹ và Triều Tiên ngồi xuống đối thoại mặt đối mặt với nhau để giải quyết các vấn đề của 2 nước trước tình trạng căng thẳng tiếp tục leo thang ở Bán đảo Triều Tiên sau vụ thử tên lửa mới nhất của Bình Nhưỡng. Mặc dù tức giận trước vụ thử tên...