“Liệt sĩ” trở về sau mấy chục năm thất lạc
Sau bao nhiêu năm tìm kiếm trong vô vọng, năm 2006, gia đình nhận được bằng Tổ Quốc ghi công công nhận liệt sĩ Nguyễn Thị Ân đã hy sinh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Đầu tháng 7 năm này, gia đình bất ngờ nhận được thông tin bà Ân vẫn còn sống.
Mấy ngày nay, ngôi nhà của chị luôn có người ra vào hỏi thăm và chia sẻ niềm vui trước sự trở về của “liệt sĩ” Nguyễn Thị Ân (sinh 1945) – cô chồng của chị Xuân.
Chị Nguyễn Thị Xuân (45 tuổi, ngụ xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) cho biết, gia đình chồng chị là gia đình có truyền thống cách mạng. Ngoài bà Ân (cô chồng chị Xuân) còn có bố chồng chị Xuân và một người cô chồng khác là liệt sĩ.
Năm 20 tuổi, bà Ân đã tham gia cách mạng ở Ban Lương thực Quảng Đà. Lúc đầu, đơn vị đóng quân ở khu vực Đồng Xanh – Đồng Nghệ (xã Hòa Khương) nên thỉnh thoảng bà Ân còn liên lạc với gia đình. Cuối năm 1965, giặc Mỹ leo thang, các cơ sở cách mạng phải chuyển lên núi hoạt động nên gia đình cũng mất liên lạc với bà Ân.
Bà Ân trở về sau chiến tranh với một thân hình ốm yếu, bệnh tật.
Sau ngày thống nhất đất nước, không thấy bà Ân trở về, gia đình bắt đầu đi tìm kiếm. Tuy nhiên, do gia đình nghèo không có điều kiện nên chỉ đi tìm ở Đà Nẵng, Quảng Nam.
“Gia đình có đến Sở Lao động, Thương binh và Xã hội hỏi và nhờ giúp đỡ. Họ bảo, nếu là người miền Nam (tính từ Đà Nẵng trở vào) thì đã đưa về Nam rồi. Thử vào Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công ở Hội An xem có không. Nhưng gia đình vào đó tìm cũng không có”, chị Xuân cho biết.
Bà Ngô Thị Phán (sinh năm 1945, mẹ chồng của chị Xuân, chị dâu của bà Ân) tiếp lời: “Ngày đó, chính tui là người đi tìm kiếm cô ấy. Tìm kiếm mấy chục năm mà không thấy tin tức gì. Đến năm 2006, gia đình có tìm được đồng đội của cô Ân. Người đồng đội đó cho biết, hồi đó cô Ân bị thương nặng nên được chuyển ra Bắc điều trị. Sau đó thế nào thì người này không biết. Và người này đã xác nhận cô Ân đã hy sinh để gia đình hoàn tất thủ tục đề nghị công nhận liệt sĩ”.
Cũng trong năm 2006, gia đình nhận bằng Tổ quốc ghi công công nhận liệt sĩ Nguyễn Thị Ân đã hy sinh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Hằng năm, gia đình lấy ngày 27/7 làm ngày cúng giỗ cho bà Ân.
Hiện sức khỏe của bà Ân rất yếu
Nhưng đầu tháng 7 này, gia đình nhận được thông tin bà Ân vẫn còn sống. Người đưa thông tin tốt lành này đến với gia đình là ông Nguyễn Văn Ba (trú xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam).
Ông Ba cho biết, ông có người anh trai tham gia cách mạng và mất liên lạc từ năm 1966. Thời gian gần đây, ông có đi tìm và được biết, anh trai mình bị thương nặng nên chuyển ra Bắc, đến năm 2004 thì được chuyển vào Nam.
Ông Ba có vào Bà Rịa – Vũng Tàu nhưng anh trai đã mất.
Sau đó, ông Ba có đến Trung tâm nuôi dưỡng thương binh và người có công Long Đất (Bà Rịa – Vũng Tàu). Giám đốc Trung tâm cho biết, năm 2003, Trung tâm có tiếp nhận một thương binh tên là Nguyễn Thị Ân (sinh 1945, quê quán ở thôn Gò Hà, xã Hòa Lương, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Đà cũ). Trung tâm đã nhiều lần tìm kiếm người thân của bà Ân nhưng không có kết quả và nhờ ông Ba tìm giúp.
Sau khi cầm thông tin này, ông Ba về đi khắp Đà Nẵng để tìm kiếm. Do xã Hòa Lương nay đã đổi thành xã Hòa Khương nên sau 12 ngày tìm kiếm, ông mới tìm được gia đình của bà Ân.
Video đang HOT
Bằng Tổ quốc ghi công công nhận bà Ân là liệt sĩ vào năm 2006
Ngày 11/7, chiếc xe của Trung tâm Nuôi dưỡng thương binh và người có công Long Đất chở bà Ân về quê nhà trong sự vui mừng của người thân và bà con lối xóm.
Theo chị Xuân, hiện sức khỏe bà Ân rất yếu, không nhớ gì, không nhận biết được mọi vật xung quanh và phải ăn cháo xay như trẻ con.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đinh Ngọc Thiên – Chủ tịch UBND xã Hòa Khương cho biết, bà Ân được công nhận liệt sĩ vào năm 2006 sau thời gian dài gia đình đi tìm nhưng không có tin tức. Vì bà không còn bố mẹ, không có con cái nên theo chế độ chỉ hỗ trợ tiền hương khói cho gia đình. Hiện chúng tôi đã báo cáo sự việc bà Ân còn sống trở về cho Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để cấp trên giải quyết các bước tiếp theo.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Cựu lính biển làm ngư dân và những chuyện bây giờ mới kể
Từng phục vụ trong lực lượng Hải quân nên mỗi lần ra khơi những người ngư dân thấy mình sống lại những ngày trong quân ngũ.
.... Nguy hiểm và mất mát trên biển nhưng những ngư dân trên tàu cá luôn được tiếp sức mạnh từ những cựu lính hải quân để họ cứng cáp hơn vững mạnh hơn với sóng gió.
Từ khi sinh ra, những người ngư dân đã sống với biển, lớn lên, một phần trong số họ trở thành những người lính hải quân bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
Nay rời quân ngũ nhưng họ luôn ra khơi trong tâm thế của một người lính biển, đó không phải là sự nghiêm ngặt, kỷ luật thép mà đó là sự tôn nghiêm với chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Ra khơi trong ký ức của người lính biển
Trong 17 thuyền viên trên con tàu cá NA 90567 TS mà chúng tôi đi cùng thì có 4 người là cựu lính hải quân và 2 ngư dân khác từng phục vụ trong quân đội.
Tất cả những người ngư dân này từ nhỏ đã sống với biển và lớn lên nhờ biển. Hầu hết tất cả đều từ khi còn là đứa trẻ mới 11, 12 tuổi đã theo cha, theo anh ra với biển khơi để đánh bắt cá, mực...
Rồi khi trở thành những thanh niên trai tráng những ngư dân này lại theo tiếng gọi của Tổ quốc tình nguyện lên đường nhập ngũ để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước.
Những người ngư dân luôn ra khơi trong tâm thế những người lính biển (ảnh Xuân Hòa)
Giờ đây khi đã rời quân ngũ nhưng mỗi lần ra khơi những người ngư dân từng ở trong quân ngũ vẫn giữ được nề nếp của một người lính.
"Tôi đi lính hải quân từ năm 1992 đến năm 1995 và tôi luôn nhớ đến những ngày tháng quân ngũ đó. Đó là khoảng thời gian chúng tôi đứng trên cương vị những người bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Nay quay về với cuộc sống của người ngư dân bình thường nhưng mỗi lần ra khơi là chúng tôi đều tâm niệm ra khơi để khẳng định chủ quyền của đất nước trên biển.
Thuyền trưởng Trần Văn Định đã có 4 năm phục vụ trong lực lượng hải quân và giờ về với cuộc sống của người ngư dân anh lại được thuyền viên trên tàu tín nhiệm làm thủ lĩnh mỗi lần ra khơi (ảnh Xuân Hòa)
Với chúng tôi, khi mới sinh ra đã gắn liền với biển việc bảo vệ biển, đảo của đất nước cũng chính là đang bảo vệ đời sống của chúng tôi", thuyền trưởng Trần Văn Định (nguyên là lính Hải quân tàu HQ 683, Lữ đoàn 161 vùng 3 Hải quân) nói.
Từng có 3 năm phục vụ tại Tiểu đoàn 355, Hải quân vùng 3, thuyền viên Trần Ngọc Thành chân thành chia sẻ: "Trước khi đi lính hải quân tôi cũng đã là một ngư dân lão làng với kinh nghiệm ra khơi từ khi mới 12 tuổi.
Nhưng những ngày trong quân ngũ tôi mới hiểu được ý nghĩa của việc giữ chủ quyền biển, đảo. Giờ đã rời quân ngũ và về với cuộc sống ngư dân tôi vẫn luôn quan niệm ra khơi là để khẳng định chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
Chúng tôi giữ được chủ quyền biển đảo của đất nước đó cũng chính là đang bảo vệ cho con cháu ngư dân chúng tôi một tài sản khổng lồ mà cha ông đã có công gây dựng lên".
Tiếp nối các bậc đàn anh thuyền viên Trần Đạt cũng vừa trở về sau khi hoàn thành nghĩa vụ trong lực lượng hải quân (ảnh Xuân Hòa)
Tiếp bước đàn anh thuyền viên Trần Đạt (SN 1989) và Trần Hải Long (SN 1986) cũng đã có 3 năm phục vụ trong lực lượng hải quân và vừa xuất ngũ trở về quê họ lại bám biển để làm những cột mốc sống khẳng định chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Ươm mầm những người lính biển nhí
Mỗi khi tàu ra khơi công việc của các thuyền viên đều được giao kỹ càng và theo đó để thực hiện.
Thuyền viên Hồ Văn Toàn tranh thủ ra biển đánh bắt những ngày nghỉ hè với mong muốn có tiền tiếp tục ăn học để có cơ hội thi vào Trường sĩ quan Hải quân (ảnh Xuân Hòa)
Các thuyền viên làm việc theo đúng nhiệm vụ mình được giao mà không cần phải nhắc nhở. Nơi ăn, nơi ngủ của các thuyền viên cũng được giao cụ thể và cấm người khác xâm phạm đến.
Trên con tàu có những ngăn đựng đồ riêng của các thuyền viên, đó cũng được xem là góc riêng tư nên không ai được phép xâm phạm nếu chưa có ý kiến. Mọi hoạt động đều phải nghe theo người chỉ huy trên tàu là thuyền trưởng.
"Kỷ luật trên tàu giữa biển khơi cần phải nghiêm vì giữa biển khơi chỉ cần không hiểu ý nhau sẽ rất khó để làm việc và có thể gặp nguy hiểm.
Nghề sống nơi biển cả mênh mông nhiều lúc sống chết phụ thuộc vào tinh thần tập thể nên mọi người đoàn kết, tôn trọng nhau thì mọi việc đều suôn sẻ.
Việc này cũng giống như trong quân đội nên lâu dần chúng tôi đã tạo được thói quen đó cho các thuyền viên. Chúng tôi cũng không cứng nhắc mà chỉ căn dặn các thuyền viên nếu có ai đó chưa thực hiện đúng", thuyền trưởng Định cho biết.
Được chỉ huy bởi một người là cựu lính hải quân nên mọi thuyền viên hoạt động trên tàu cá NA 90567 TS đều được giao nhiệm vụ cụ thể trong những lần ra khơi đánh bắt (ảnh Xuân Hòa)
Cũng chính thói quen kỷ luật trên tàu cá được rèn luyện từ những người từng phục vụ trong quân đội đã giúp ươm mầm nhiều thuyền viên thế hệ sau muốn tiếp bước trở thành những người lính hải quân.
Trên tàu cá chúng tôi đi có thuyền viên nhỏ tuổi Hồ Văn Toàn (SN 1998, học sinh lớp 11, Trường THPT Nguyễn Đức Mẫu, Quỳnh Lưu) cũng đã ấp ủ niềm mơ ước trở thành người lính biển.
Mới 11 tuổi, Toàn đã theo người bố của mình ra khơi đánh bắt cá. Kể từ ngày đó Toàn đã ấp ủ ước mơ trở thành một người lính biển, đó cũng là mong mỏi của bố em.
Để thực hiện được ước mơ đó Toàn cố gắng học tập, với nỗ lực của mình năm 2014, em được đại diện cho trường dự thi học sinh giỏi môn Tin học tỉnh Nghệ An.
Nhưng đầu năm 2015, cơn bạo bệnh đã cướp đi người bố của em. Toàn thương mẹ nhà nghèo, còn phải nuôi mình và 2 đứa em ăn học nên tranh thủ nghỉ hè em xin ra khơi cùng các chú, các bác.
Mong muốn của Toàn ra khơi theo tàu cá là để có tiền về đi học với quyết tâm thi đậu vào Trường sĩ quan Hải quân, trở thành một người lính biển như ước mơ của chính em và mong mỏi của bố em.
"Mong muốn trở thành người lính hải quân đã được thắp lên trong em từ ngày bố cho em theo ra biển đánh cá. Nay bố mất đi em muốn ra biển những ngày nghỉ hè để có tiền học tiếp và thực hiện ước mơ thi vào Trường sĩ quan Hải quân. Bởi đó cũng là mong mỏi của bố em trước lúc qua đời" Toàn chia sẻ.
Do đặc thù người dân chủ yếu theo nghề ngư dân quen với cuộc sống trên biển từ nhỏ nên hàng năm xã Quỳnh Long có hàng chục trai tráng nhập ngũ phục vụ trong lực lượng hải quân.
Trong số đó có không ít người đã hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Điển hình như trường hợp liệt sỹ Trần Văn Minh hy sinh trong trận hải chiến Gạc Ma năm 1988 tại quần đảo Trường Sa.
Những người ngư dân sinh ra từ biển rồi lớn lên cùng nhờ biển nên họ luôn sẵn sàng nhập ngũ làm lính hải quân bảo vệ biển, đảo đất nước.
Hết quân ngũ họ lại trở về quê hương theo các con tàu ra khơi nên hiện hầu hết các tàu cá tại huyện Quỳnh Lưu đều có các thuyền viên từng phục vụ trong lực lượng Hải quân.
Xuân Hòa
Theo giaoduc
Thủ tướng yêu cầu chăm lo chu đáo người có công thời hậu chiến Sáng ngày 29/4, tỉnh Hậu Giang long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015) và truy tặng, phong tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự và phát biểu tại buổi lễ. Tiết mục văn nghệ chào mừng lễ kỷ niệm 40 năm giải phóng đất nước...