Liệt sĩ trở về sau 40 năm: Hãy nhớ đồng đội tôi là một anh hùng!
Đọc bài “liệt sĩ trở về sau 40 năm”, một cựu chiến binh nhiễm chất độc da cam bỗng òa lên khóc. Mấy đêm ông không ngủ, vừa mừng vừa tủi cho sự trở về ly kỳ của người đồng đội một thời ông ngưỡng mộ, nay mang một ký ức nửa tỉnh nửa mê.
Bỏ cơm, mất ngủ vì đồng đội… còn sống
Câu chuyện liệt sĩ Phan Hữu Được (nhiều người vẫn gọi ông là Phạm Văn Được, theo họ tên mà ông đã đổi để được đi bộ đội) trở về sau 40 năm lưu lạc trong vô thức, đói khổ, đã đến được với các đồng đội của ông ở Hải Phòng cùng nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Họ – những con người đã một thời vào sinh ra tử với chiến sĩ Được – đã òa khóc, đã nghẹn lòng ôm ngực đau đớn trước tình cảnh của đồng đội mình.
Ông Nguyễn Ngọc Điềm ở số nhà 15/59 đường Lê Lợi, thành phố Hải Phòng, một người cùng chiến đấu, được xem là thân nhất thuở ở chiến trường với ông Được đã liên lạc với người viết bài, mong được gặp để chia sẻ về quá khứ không thể nào quên.
Ông Được cùng đồng đội chụp tại Campuchia năm 1972.
Những bức ảnh chiến sĩ Phan Hữu Được chụp cùng đồng đội (Ông Được đứng. Ảnh do những người đồng đội cũ của ông Được cung cấp)
Ngôi nhà nhỏ của ông Điềm nằm sâu trong ngõ, vợ chồng ông đã chờ sẵn cùng hàng loạt những kỷ vật, những tấm ảnh ngày xưa liên quan đến “liệt sĩ Được”. Ông Điềm kể: “Trong những năm chiến đấu, có hàng trăm đồng đội đi qua ký ức nhưng với Được tôi không bao giờ quên được. Đã cùng ăn và cùng ngủ, cùng đánh giặc suốt thời gian dài. Vì thế khi thấy hình ảnh của Được trên báo Dân trí tôi đã nhận ra ngay. Dù bạn tôi đã già đi nhiều, đen và khắc khổ quá, nhưng cái mũi và cái miệng ấy thì không thể lẫn được. Toàn thân tôi nổi gai ốc và nước mắt chảy dài”.
Ông khoe những bức ảnh cũ ông chụp cùng ông Được khi ở chiến trường, lúc ở Na Sa Chê, khi ở Chum Pheng, khoảnh khắc xuống tàu vượt sông Mê Kông… bức nào cũng chứa đựng miên man ký ức. Vợ ông Điềm cho biết, từ hôm biết tin ông Được còn sống trở về nhưng lâm cảnh tứ cố vô thân, ngớ ngẩn, ông Điềm sinh ra bỏ ăn, bỏ ngủ, vừa vui vừa tủi cho đồng đội.
Ông lật đật gọi điện báo ngay cho ông Lương Quang Lật, đồng đội cùng đơn vị với ông và ông Được. Nghe tin ông Lật vội lạch cạch đạp xe sang Tiên Lãng, lần theo địa chỉ trên báo Dân trí để đến tận mắt xác nhận sự việc. Trông thấy ông Được, người lính già tưởng như ngã quỵ. Ông lao tới ôm lấy người đồng đội bất hạnh rồi khóc, rồi “mắng” sao lại ra nông nỗi này! Trong vòng tay siết chặt của ông, ông Được chỉ hướng về bạn một ánh mắt vô cảm. Ánh mắt ấy làm ông Lật đau xé lòng…
Ông Được trong vòng tay đồng đội (ông Điềm bìa trái, ông Lật bìa phải).
Người thuyền trưởng tài ba có biệt danh “Được đẹp trai”
Theo lời kể của những đồng đội và qua những bức ảnh thời trai trẻ, quả thật câu chuyện về người cựu binh già khốn khổ này còn rất dài.
Video đang HOT
Ông Điềm kể, Được hồi trẻ là một chiến sĩ rất dũng cảm, hiền lành, khéo léo trong cư xử nhưng lập trường quan điểm rất rắn rỏi. Đặc biệt, Được rất đẹp trai và có duyên vào bậc nhất đơn vị. Vì thế mọi người vẫn gọi Được bằng biệt danh “Được đẹp trai”.
Ông Nguyễn Hồng Thái, nguyên là trợ lý quân lực của binh đoàn 340, nơi ông Được chiến đấu và “hy sinh” cho biết, khi cuộc chiến vào giai đoạn ác liệt nhất của những năm 1972, việc vận chuyển vũ khí trên sông Mê Kông ngày một khó khăn và trở nên trọng yếu trong việc chi viện cho chiến trường miền Nam. Rất nhiều thuyền trưởng xuống tàu trong đêm và sáng hôm sau đã hy sinh. Tàu mất, người chết quá nhiều. Trước tình hình đó, cấp trên phải cấp thêm tàu mới để tiếp tục chiến đấu. Cam go là thế nhưng đúng lúc đấy Được đã can đảm xung phong nhận tàu mới với vai trò thuyền trường để đi tiên phong trước sự ngỡ ngàng và khâm phục của hàng trăm chiến sĩ trong đơn vị. Tàu gồm 3 người, trong đó có ông Điềm.
Ông Được ngồi khóc khi nghe đồng đội kể lại chuyện cũ
Nước mắt của người lính già đã phải chịu quá nhiều mất mát
Ông Điềm kể thêm: “Chúng tôi ở C3, cung đoạn từ Ca Na Chê đến Xúc Chung Cheng mà Được phải lái con tàu về phía nhận tiếp tế, rất nguy hiểm, vì đó là khúc sông toàn thác chảy dốc. Nhiều khi đi hơn 10 phút mà tàu vẫn xoay tại chỗ do sức nước cản quá mạnh và liên tục xuất hiện các hốc nước xoáy. Trong màn đêm đen chúng tôi chỉ biết nín thở chờ sự xoay chuyển đầy sáng tạo của Được. Khi địch phát hiện ra, chúng nã rốc két liên tục về phía tàu nhưng thuyền trưởng Được chưa bao giờ vội vàng bỏ tàu nhảy xuống sông như nhiều người khác. Đồng chí bình tĩnh động viên mọi người giúp sức lái tàu áp sát vào bờ rồi nhanh chóng giấu tàu, đảm bảo tính mạng cho đồng đội”. Nói đến đây ông Điềm lại khóc nghẹn: Chiến tranh quá tàn khốc, chiến tranh đã biến một người lính đẹp trai, vạm vỡ và dũng cảm như ông Được thành một ông già ngớ ngẩn lang thang kiếm ăn nơi đầu đường cuối chợ suốt 40 năm dài!
“Hãy nhớ đồng đội tôi là một anh hùng”
Sau khi gặp đồng đội, ông Được đã tỉnh táo hơn
Theo chân những người cựu chiến binh này về lại Tiên Minh cùng thăm ông Được, chính người viết bài cũng khóc tràn nước mắt khi chứng kiến cảnh những người lính bước ra từ cái chết trở về gặp lại nhau trong hoàn cảnh trớ trêu, đau xót.
Cánh cửa vừa mở, ông Được đã nhận ra ngay ông Điềm. Hai người đàn ông ôm lấy nhau mà khóc. Ông Điềm vừa khóc vừa sờ nắn những vết thương còn nghe lạo xạo mảnh đạn trên cơ thể đồng đội mà trách dồn: “Sao lại ra nông nỗi này, sao lại thân tàn ma dại trở về trong cô đơn, quên hết bạn bè thế này. Sao lại đến 40 năm cơ cực để bây giờ gầy mòn thế này hả Được!”. Ông Được không đứng vững, ngồi thụp xuống nền nhà khóc, chỉ vào vết thương dài trên đầu: “Mày có nhìn thấy cái đầu tao không, cái đầu tao nó có nguyên nữa đâu”.
Những người lính gặp nhau và khóc như con trẻ
Trong tiếng nấc xúc động, ông Nhữ Hồng Doanh (thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) đã rất ân hận chia sẻ: “Năm 2008, anh em chúng tôi có đi thăm chiến trường xưa ở Sa Mat, Tây Ninh và gặp rất nhiều Việt Kiều từ Campuchia trở về, nhưng tại sao không biết bạn mình đang lang thang ở đó? Thế là đã có lúc chúng tôi bước ngang qua bất hạnh của đồng đội mình mà không hay biết”.
Ông Doanh là người cùng nhập ngũ một ngày, cùng một đơn vị với ông Được (tháng 12 năm 1970). Ngày 7 hoặc ngày 17/5/1971, cả hai cùng được chuyển quân vào đơn vị C3, D5, có biệt hiệu là đoàn Trường Sơn trực thuộc đoàn 340, Cục Hậu cần miền B2. Tại đây ông Được cùng ông Doanh, ông Điềm, ông Lật đã cùng chiến đấu, sau này mới chuyển tuyến khác. Ông Được vẫn ở lại làm thuyền trưởng ở C3.
Ông Doanh cho biết: “Tôi biết Được có báo tử từ năm 1973 và hôm nay đây, sờ thấy Được bằng xương bằng thịt tôi mừng lắm. Nhưng bạn về mà chẳng còn gì, cũng chẳng nhớ gì. Tôi còn có vợ có con đề huề, còn có ký ức và cả sức khỏe cùng với sự minh mẫn… Nhìn mình rồi nhìn đồng đội thế này, tôi đau quá. Chiến tranh đã đeo bám người lính đến cả mạn chiều xế bóng”.
Cả 3 người cựu chiến binh ấy đều có một khát khao, mong mỏi là ông Được sẽ nhận được sự quan tâm, bù đắp xứng đáng của nhà nước. Ông Lật nêu quan điểm, nếu ông Được không mất trí nhớ thì ông ấy đâu phải làm liệt sĩ 40 năm nay. Tên mình còn mất thì giấy tờ làm gì còn để mà trình chính quyền địa phương.
Ông Điềm thì khẳng khái: “Đừng chờ đợi nữa, chiến sĩ Được đã quá già yếu rồi, đã quá khổ rồi. Hãy trả lại tên cho đồng đội tôi, trả lại chế độ thương binh mà đáng nhẽ suốt 40 năm nay ông được hưởng. Xương máu của đồng đội tôi với 40 năm sống vật vã cùng những vết đạn còn sờ được trong cơ thể là thứ giấy tờ, bằng chứng xác thực nhất. Và có cả chúng tôi đây, những người đã chiến đấu với ông ấy xin được làm những bằng chứng sống. Hãy ghi nhớ, đồng đội của chúng tôi là một anh hùng! Xin đừng lạnh lòng với một người lính đã có quá nhiều hy sinh!”.
Theo Dantri
Liệt sĩ trở về và hành trình lưu lạc ly kỳ suốt 40 năm
Người liệt sĩ ấy đã được ghi danh trên bia tưởng niệm Tổ quốc ghi công và có mộ phần bên cạnh hàng trăm liệt sĩ khác suốt 40 năm nay. Khi chỉ còn 23 ngày nữa là đến cái giỗ thứ 40 của ông thì ông bât ngờ trở về...
Quên hết mọi thứ, trừ chiến tranh
Tôi tìm về thôn Tự Tiên, xã Tiên Minh - một xã giàu truyền thống cách mạng nhưng thuộc diện "nghèo có số" của huyện Tiên Lãng, Hải Phòng - vào một buổi trưa muộn của tháng 6 vụ gặt. Câu chuyện về liệt sĩ Phan Hữu Được trở về sau 40 năm được làm giô xôn xao ngôi làng nhỏ. Có người bảo may mắn quá, hạnh phúc quá, ông ấy vẫn còn sống để mà trở về với quê hương! Có người lại lắc đầu chua chát: về mà lúc tỉnh lúc điên, về mà không còn cha mẹ, anh em ruột thịt, về mà chẳng có lấy một đồng nuôi thân, một mảnh đất cố cắm...
Câu chuyện xưa về việc đổi họ, "trả vợ", ăn vạ nhà xã đội để được đi bộ đội của ông Được vẫn còn được các cụ già trong làng kể suốt đến ngày nay.
Ông Được bên di ảnh của chính mình, vân được thờ trên ban thờ suôt 40 năm nay
Hồi đó, Phan Hữu Được là con út trong một gia đình có hai anh em trai, bố là liệt sĩ chống Pháp; anh trai đang tham gia kháng chiến chống Mỹ ở chiến trường miền Nam. Chàng thanh niên Được nằm trong diện miễn nghĩa vụ quân sự đặc biệt của địa phương. Mặc dù lúc đó đã có một người vợ sắp cưới rất xinh đẹp tên Lý ở huyện bên, nhưng với mong muốn được cống hiến cho cuộc chiến bảo vệ dân tộc, chàng trai ây đã mang lễ tạ tội với Lý rồi làm đơn tình nguyên nhập ngũ. Tất nhiên đơn của Được không được lãnh đạo huyện đội Tiên Lãng chấp nhận.
Được nghĩ ra cách đôi tên họ, năm sinh từ Phan Hữu Được (1949) thành Phạm Văn Được (1952) để tráo hồ sơ. Được còn dẫn theo người cháu 10 tuôi đến ở lì nhà ông Hồng, xã đội trưởng bấy giờ, làm đủ các việc từ xay lúa, giã gạo... chỉ đê ông Hồng có thời gian nghe Được trình bày nguyện vọng và ký đơn, thuận cho đi chiến đấu.
Người cháu 10 tuôi ây là anh Phan Hữu Lợi - cháu gọi ông Được bằng chú ruột. Chúng tôi đên nhà anh Lợi để tìm gặp người "liệt sĩ" trở về. Thấy người lạ, ông cụ gân 70 tuổi, gầy đen, đứng dậy nhưng không nhìn cũng không cười, tập tễnh bước đi. Ông Được chỉ kể về chiến tranh, bắt đầu từ thời điểm nhập ngũ. Những câu chuyện rời rạc, ngắt quãng, cùng với sự hỗ trợ ghép nối thông tin tích cực của người thân, chúng tôi mới hình dung được phần nào câu chuyện.
Theo đó, năm 1967 ông đi thanh niên xung phong, tháng 12/1970 nhập ngũ vào Đại đội 4 Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 5, Sư đoàn 350 đóng quân ở huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng). Sau đó ông tham gia đường dây 559 (vận chuyển lương thực, vũ khí vào miền Nam theo đường Hồ Chí Minh). Có thể từ năm 1972, ông chuyển sang một đơn vị có phiên hiệu 360 với nhiệm vụ lái tàu chở vũ khí từ phía Campuchia vào Nam theo đường sông Mê Kông.
Giọt nước mắt sau 40 năm trở lại quê hương
Ông Được kể: "Chúng tôi bị oánh liên tục, nhiều lần bị thương nhưng sau đó ai sống sót lại nhận nhiệm vụ tiếp. Nhưng đến mùa khô năm 1973, khi tôi điều khiển tàu số 047 chạy qua tỉnh Công Pông Chàm của Campuchia thì bị địch dội bom. Tàu chìm. 3 người chúng tôi bị hất xuống sông sâu". Sau đó ông trôi dạt vào bờ, được một Việt kiều tên Hiệu cứu sống. Nhưng với hàng chục vết thương từ đầu tới chân, ông bắt đầu một cuộc sống khác, cuộc sống lang thang trong vô thức.
Lang thang kiếm sống trong những giấc mơ quá khứ nhá nhem
Sau giải phóng, ông Hiệu đã gửi ông Được về lại miền Nam Việt Nam để hy vọng có người giúp ông tìm lại gia đình.
Nhưng oái ăm thay ông chẳng nhớ gì ngoài những ngày tháng sống ở nhà ông Hiệu bên nước bạn. Ông thành kẻ lang thang nhưng chưa bao giờ ông đi xin hay đi cướp. Với cơ thể không còn lành lặn, bước đi cao thấp giữa đô thành, ông trở thành kẻ cô đơn lang thang khắp ngõ chợ ở tuổi 26. Bất cứ ai có việc ông đều xin làm, làm không lấy tiền, chỉ đê xin một bữa cơm no. Ông cứ đi trong vô định rồi dạt mãi xuống tận nông trường cao su Samat thuộc tỉnh Tây Ninh.
Tại đây ông được người dân chợ Tân Biên cho làm công việc quét rác hàng ngày. Đây là quãng thời gian ông thường xuyên được ăn. Nhưng sau đó vết thương ở chân tái phát, không thể lê đi nổi nữa, ông Được lại phải trở về với những ngày đói khổ, lang thang, lay lắt.
Ông Được bên 2 người cháu trai
Trong một đêm mưa rét, bắt gặp ông co ro nơi vệ đường, ông Đào, một công nhân của nông trường cao su Samat nhân từ đã đón về nhà thuốc thang và nhận làm em kết nghĩa. Đó là năm 2000, ông Được bước sang tuổi 51.
Từ đó cứ đến mùa lấy mủ cao su, ông Được theo Tài - con trai ông Đào - sang Campuchia làm công nhân. Công việc của một công nhân thời vụ trên đất người đã vắt cạn sức lực người lính già. Rồi trong những ngày dài đau ốm triền miên, ông nói lặp đi lặp lại trong cơn mê: "Tôi là em ông Cầu ở Tiên Lãng, Hải Phòng". Từ câu nói ây, anh Tài đã thông qua nhiều người quen liên lạc được với anh Phan Xuân Biên ở Bộ Tư lệnh Hải quân, quê Tiên Lãng, nhờ tìm kiếm người thân của ông chú kết nghĩa bất hạnh.
Ngày 9/3/2013, anh Phan Hữu Lợi đang dự môt đám cưới thì nghe ông Cứ (bố anh Biên) gọi: "Lợi ơi về giết lợn ăn mừng đi, ông chú liệt sĩ của mày vân còn sống!".
Ông Được bên phân mô của chính mình
Anh Lợi kể: "Ngay lập tức tôi tìm cách liên lạc với Biên và Tài. Đêm ấy, từ rừng cao su ngút gió bên đất bạn, anh Lợi chỉ nhận được câu nói thờ ơ: "Tôi tên Được, em ông Cầu ở Tiên Lãng. Thôi nhé, tôi đi ngủ, mai nói tiếp". Cả đêm đấy anh Lợi cùng em trai là Phan Hữu Lộc thức trắng. Những nén nhang hai anh em thay nhau đốt liên tục lên bàn thờ, nơi có di ảnh của người chú duy nhất đã nhận báo tử từ 40 năm trước. Đúng 6 giờ sáng hôm sau, anh Lợi lại gọi cho Tài để gặp ông Được. Anh bình tĩnh gợi lại những hình ảnh xưa trong ký ức gia đình. Đến lúc anh gần như đã tuyệt vọng thì bỗng đầu dây bên kia ông Được thốt lên: "Tôi có 2 đứa cháu gái tên là Sưu và Ước. Chúng có mái tóc dài xinh lắm". Vỡ òa trong sung sướng bởi hai người ông vừa nhắc đó chính 2 chị ruột của anh, một thời nổi tiếng khắp vùng vì có mái tóc dài như suối.
Anh Lợi vội chạy đi vay tạm ít tiền nhảy xe vào Nam. Ở bên kia đất nước Campuchia, anh Tài cũng thu xếp gửi ông Được về lại bến xe An Sương, thành phố Hồ Chí Minh. Một cháu ruột từ Bắc vào Nam đi tìm lại ông chú với biết bao kính trọng, thương nhớ. Một già từ bên kia sông Mê Kông trở lại mà chẳng hiểu đi đâu, gặp ai và để làm gì...
(Còn tiêp)
Theo Dantri
Vị thuyền trưởng 'liệt sỹ' 40 năm lưu lạc xứ người 40 năm phiêu dạt xứ người, ai ngờ vị thuyền trưởng ngày nào đến cái tên mình còn không nhớ lại có ngày đoàn tụ bên người thân, xóm làng. Những ngày này, câu chuyện về người "liệt sỹ" trở về sau 40 năm báo tử được lan truyền khắp huyện Tiên Lãng (Hải Phòng). Những người trong làng, trong xã gọi vui...