“Liệt sĩ” lưu lạc ly kỳ 40 năm: Ngày về tay trắng
Sau 40 năm lang bạt, bỏ lại sau lưng tât cả những ký ức đau buôn, “liêt sĩ” Phan Hữu Được theo những đứa cháu về lại quê nhà với chiêc quần bò rách, cái áo ba lỗ nhàu nát và đôi dép nhựa cũ không còn rõ màu…
“Đúng chú tôi đây rôi!”
Anh Phan Hữu Mười một người cháu họ, gọi ông Được bằng chú đang sinh sống ở Sài Gòn đã được cắt cử ra bến xe An Sương đón ông. Anh Mười kể lại: “Ban đầu nghe chuyện tôi đi thì đi chứ không tin. Nhưng khi vừa thoáng nhìn thấy ông bước xuống xe, người tôi run lên như có luồng điện chạy dọc, cốc nước trên tay rơi xuống vỡ toang. Người đàn ông già trong bộ đồ rách rưới, gây yếu kia chính là chú của tôi rồi. Khuôn mặt ông dẫu đẫm màu khắc khổ nhưng vẫn rất giống bố tôi và chú Cầu. Tôi lao đến ôm chặt lấy ông khóc như một đứa trẻ”.
Anh Lợi bảo: “Chú giống bố tôi từ cái lưng gù cho đến ánh mắt, mái tóc vầng trán và cả nụ cười hiền khô đến là chân thật”.
“Chú giống bố tôi từ cái lưng gù cho đến ánh mắt, mái tóc vầng trán…”.
Thế là gia đình anh Lợi đón ông chú từng là “liêt sĩ” về lại quê hương sau gần nửa thế kỷ lang bạt. Bỏ lại sau lưng tất cả ký ức đau buôn, bỏ lại chiến trường tuổi trẻ và trí nhớ, ông Phan Hữu Được theo những đứa cháu về lại quê nhà với chiêc quần bò rách, cái áo ba lỗ nhàu nát và đôi dép nhựa cũ không còn rõ màu. Ông trở về trong sự chào đón hân hoan của quê hương, dòng tộc.
Anh Lợi mổ lợn ăn mừng thông báo việc hệ trọng – gia đình có người chết trở về. Mọi người kéo nhau đến, ai cũng nắm lấy tay ông, ai cũng sờ lên những vết thương của ông… rồi khóc.
Từ ngày ông về, các vị cao tuổi trong làng thay nhau tới nhà chơi nói chuyện “ngày xưa” với ông Được. Những người bạn thủơ thiếu thời cũng nghe tin tìm tới. Kỷ niệm xưa đi qua những cuộc trò chuyện cũ và thật kỳ diệu trí nhớ của ông đã dần hồi phục. Ông Được đã bắt đầu kể lại với mọi người những câu chuyện ngày trước; mặc dù có lúc đang kể, ông tự nhiên im bặt rồi ôm đầu nói linh tinh.
Những vêt thương chiên tranh trên cơ thê ông Được
Chỉ ước một tâm thẻ bảo hiểm
Video đang HOT
Kể từ ngày ông Được về lại quê hương đến nay đã gần 2 tháng. Người dân thôn Tự Cường, xã Tiên Minh nhắc rất nhiều đến tấm lòng hiếu thảo của hai người cháu trai của ông. Mặc dù gia cảnh khó khăn nhưng hai anh em thay nhau chăm sóc chú, vài ngày lại đưa chú “đi cân”. Anh Nguyễ Hữu Lộc khoe với chúng tôi trong ánh mắt lấp lánh: “Hôm chú tôi về có 47 cân, giờ đã được 52 cân rồi đấy”.
Gia đình anh Lộc, một nông dân nghèo ở môt xã cũng rất nghèo của huyện Tiên Lãng, hạnh phúc vô bờ khi được nuôi dưỡng một người già đầy thương tật trong nhà. Anh chia sẻ: “Chúng tôi đã không còn bố mẹ. Ơn trời đã trả chú lại cho anh em tôi. Ngày ngày nghìn thấy chú tôi như nhìn thây bố mình. Trong lòng anh em tôi muốn bù đắp cho chú thật nhiều. Nhưng cái khó nó đang bó buộc nhiều dự định…”. Khi được hỏi mong muốn lớn nhất cho ông hiện nay là gì, anh Lôc thật thà: “Chỉ ước có cái thẻ bảo hiểm y tế để tiện đi khám bệnh và điều trị thương tích cho chú”.
Huân chương chiên công giải phóng hạng ba của ông Được
Ước thế thôi chứ anh em họ cũng đang bàn nhau chờ ít hôm nữa thóc khô bán đi lấy ít tiền đưa ông Được lên bệnh viện kiểm tra các vết thương, xem có còn mảnh đạn nào trong cơ thể nữa không. Nếu có thì vay mượn thêm tiền nhờ bác sĩ lấy ra, để ông sống những tháng năm cuối đời bớt đau đớn. Nói đến đây, anh Lợi gạt nước mắt: “Giá như trước khi đi bộ đội chú ấy kịp lấy vợ, sinh con, kịp làm được cái nhà nho nhỏ…”.
Trời xế chiều, anh cán bộ phụ trách mảng chính sách thương binh và xã hội xã Tiên Minh dẫn tôi chúng và ông Được ra nghĩa trang liêt sĩ. Ông Được lặng lẽ lê bước chân tập tễnh đi về phía mộ phần những người cùng trang lứa với mình đã hy sinh. Bât chợt ông một mình: “Chiến tranh mà, chết nhiều lắm”, nói xong ông đưa bàn tay thô ráp với bao dâu tích của quá khứ lên bưng mặt, khóc rưng rức. Anh Lợi ngỡ ngàng bảo, từ ngày tìm thấy chú, chưa bao giờ thấy ông khóc, cứ nghĩ không còn gì có thê làm ông mủi lòng…
Ông Được khóc khi tới thăm nghĩa trang liêt sĩ
Người mất trí nhớ “chưa có ý kiên gì” (?) Trao đổi về trường hợp “liệt sĩ” Phạm Hữu Được, ông Đoàn Xuân Thi – Phó Chủ tịch UBND xã Tiên Minh – cho biết: “Trường hợp của ông Được chúng tôi đã báo cáo Phòng LĐ-TB&XH huyện để xin chỉ đạo. Chính quyền xã xác minh cơ bản thông tin trên là có thật. Chúng tôi đã tổ chức đoàn xuống thăm hỏi, động viên chúc mừng sự trở về của ông. Ông Được hiện đang trong giai đoạn phục hồi trí nhớ. Về mặt thủ tục, theo nguyện vọng của gia đình, UBND xã đang làm các thủ tục cần thiết trình cấp có thẩm quyền xóa tên liệt sĩ, đồng thời cấp giấy khai sinh, chứng minh nhân dân trở lại cho ông Được như một công dân địa phương bình thường. Riêng vấn đề chế độ chính sách, hiện ông Được không còn giữ lại được giấy tờ gì nữa nên cũng rất khó”. Khi chúng tôi đề cập đến việc ông Được trở về đã hai tháng nay, ông Lương Hữu Huyền, Phó Chủ tịch huyện Tiên Lãng – cho biết ông chưa thấy báo cáo về trường hợp này. Nếu đúng là có thì bên Phòng LĐ-TB&XH nắm, huyên sẽ chỉ đạo địa phương làm đúng thẩm quyền. Lãnh đạo Phòng LĐ-TB&XH huyên Tiên Lãng xác nhận: Đã nhận được báo cáo của xã về trường hợp liệt sĩ Được còn sống trở về. Phòng sẽ làm văn bản gửi thành phố xin ý kiến chỉ đạo. “Riêng về những khó khăn và chế độ của ông Được thì chưa thấy ông ý kiến gì. Thân nhân của ông đã hứa với chúng tôi là sẽ thu xếp đưa ông đi khám bệnh” – cán bô Phòng LĐ-TB&XH nói.
Theo Dantri
Liệt sĩ trở về và hành trình lưu lạc ly kỳ suốt 40 năm
Người liệt sĩ ấy đã được ghi danh trên bia tưởng niệm Tổ quốc ghi công và có mộ phần bên cạnh hàng trăm liệt sĩ khác suốt 40 năm nay. Khi chỉ còn 23 ngày nữa là đến cái giỗ thứ 40 của ông thì ông bât ngờ trở về...
Quên hết mọi thứ, trừ chiến tranh
Tôi tìm về thôn Tự Tiên, xã Tiên Minh - một xã giàu truyền thống cách mạng nhưng thuộc diện "nghèo có số" của huyện Tiên Lãng, Hải Phòng - vào một buổi trưa muộn của tháng 6 vụ gặt. Câu chuyện về liệt sĩ Phan Hữu Được trở về sau 40 năm được làm giô xôn xao ngôi làng nhỏ. Có người bảo may mắn quá, hạnh phúc quá, ông ấy vẫn còn sống để mà trở về với quê hương! Có người lại lắc đầu chua chát: về mà lúc tỉnh lúc điên, về mà không còn cha mẹ, anh em ruột thịt, về mà chẳng có lấy một đồng nuôi thân, một mảnh đất cố cắm...
Câu chuyện xưa về việc đổi họ, "trả vợ", ăn vạ nhà xã đội để được đi bộ đội của ông Được vẫn còn được các cụ già trong làng kể suốt đến ngày nay.
Ông Được bên di ảnh của chính mình, vân được thờ trên ban thờ suôt 40 năm nay
Hồi đó, Phan Hữu Được là con út trong một gia đình có hai anh em trai, bố là liệt sĩ chống Pháp; anh trai đang tham gia kháng chiến chống Mỹ ở chiến trường miền Nam. Chàng thanh niên Được nằm trong diện miễn nghĩa vụ quân sự đặc biệt của địa phương. Mặc dù lúc đó đã có một người vợ sắp cưới rất xinh đẹp tên Lý ở huyện bên, nhưng với mong muốn được cống hiến cho cuộc chiến bảo vệ dân tộc, chàng trai ây đã mang lễ tạ tội với Lý rồi làm đơn tình nguyên nhập ngũ. Tất nhiên đơn của Được không được lãnh đạo huyện đội Tiên Lãng chấp nhận.
Được nghĩ ra cách đôi tên họ, năm sinh từ Phan Hữu Được (1949) thành Phạm Văn Được (1952) để tráo hồ sơ. Được còn dẫn theo người cháu 10 tuôi đến ở lì nhà ông Hồng, xã đội trưởng bấy giờ, làm đủ các việc từ xay lúa, giã gạo... chỉ đê ông Hồng có thời gian nghe Được trình bày nguyện vọng và ký đơn, thuận cho đi chiến đấu.
Người cháu 10 tuôi ây là anh Phan Hữu Lợi - cháu gọi ông Được bằng chú ruột. Chúng tôi đên nhà anh Lợi để tìm gặp người "liệt sĩ" trở về. Thấy người lạ, ông cụ gân 70 tuổi, gầy đen, đứng dậy nhưng không nhìn cũng không cười, tập tễnh bước đi. Ông Được chỉ kể về chiến tranh, bắt đầu từ thời điểm nhập ngũ. Những câu chuyện rời rạc, ngắt quãng, cùng với sự hỗ trợ ghép nối thông tin tích cực của người thân, chúng tôi mới hình dung được phần nào câu chuyện.
Theo đó, năm 1967 ông đi thanh niên xung phong, tháng 12/1970 nhập ngũ vào Đại đội 4 Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 5, Sư đoàn 350 đóng quân ở huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng). Sau đó ông tham gia đường dây 559 (vận chuyển lương thực, vũ khí vào miền Nam theo đường Hồ Chí Minh). Có thể từ năm 1972, ông chuyển sang một đơn vị có phiên hiệu 360 với nhiệm vụ lái tàu chở vũ khí từ phía Campuchia vào Nam theo đường sông Mê Kông.
Giọt nước mắt sau 40 năm trở lại quê hương
Ông Được kể: "Chúng tôi bị oánh liên tục, nhiều lần bị thương nhưng sau đó ai sống sót lại nhận nhiệm vụ tiếp. Nhưng đến mùa khô năm 1973, khi tôi điều khiển tàu số 047 chạy qua tỉnh Công Pông Chàm của Campuchia thì bị địch dội bom. Tàu chìm. 3 người chúng tôi bị hất xuống sông sâu". Sau đó ông trôi dạt vào bờ, được một Việt kiều tên Hiệu cứu sống. Nhưng với hàng chục vết thương từ đầu tới chân, ông bắt đầu một cuộc sống khác, cuộc sống lang thang trong vô thức.
Lang thang kiếm sống trong những giấc mơ quá khứ nhá nhem
Sau giải phóng, ông Hiệu đã gửi ông Được về lại miền Nam Việt Nam để hy vọng có người giúp ông tìm lại gia đình.
Nhưng oái ăm thay ông chẳng nhớ gì ngoài những ngày tháng sống ở nhà ông Hiệu bên nước bạn. Ông thành kẻ lang thang nhưng chưa bao giờ ông đi xin hay đi cướp. Với cơ thể không còn lành lặn, bước đi cao thấp giữa đô thành, ông trở thành kẻ cô đơn lang thang khắp ngõ chợ ở tuổi 26. Bất cứ ai có việc ông đều xin làm, làm không lấy tiền, chỉ đê xin một bữa cơm no. Ông cứ đi trong vô định rồi dạt mãi xuống tận nông trường cao su Samat thuộc tỉnh Tây Ninh.
Tại đây ông được người dân chợ Tân Biên cho làm công việc quét rác hàng ngày. Đây là quãng thời gian ông thường xuyên được ăn. Nhưng sau đó vết thương ở chân tái phát, không thể lê đi nổi nữa, ông Được lại phải trở về với những ngày đói khổ, lang thang, lay lắt.
Ông Được bên 2 người cháu trai
Trong một đêm mưa rét, bắt gặp ông co ro nơi vệ đường, ông Đào, một công nhân của nông trường cao su Samat nhân từ đã đón về nhà thuốc thang và nhận làm em kết nghĩa. Đó là năm 2000, ông Được bước sang tuổi 51.
Từ đó cứ đến mùa lấy mủ cao su, ông Được theo Tài - con trai ông Đào - sang Campuchia làm công nhân. Công việc của một công nhân thời vụ trên đất người đã vắt cạn sức lực người lính già. Rồi trong những ngày dài đau ốm triền miên, ông nói lặp đi lặp lại trong cơn mê: "Tôi là em ông Cầu ở Tiên Lãng, Hải Phòng". Từ câu nói ây, anh Tài đã thông qua nhiều người quen liên lạc được với anh Phan Xuân Biên ở Bộ Tư lệnh Hải quân, quê Tiên Lãng, nhờ tìm kiếm người thân của ông chú kết nghĩa bất hạnh.
Ngày 9/3/2013, anh Phan Hữu Lợi đang dự môt đám cưới thì nghe ông Cứ (bố anh Biên) gọi: "Lợi ơi về giết lợn ăn mừng đi, ông chú liệt sĩ của mày vân còn sống!".
Ông Được bên phân mô của chính mình
Anh Lợi kể: "Ngay lập tức tôi tìm cách liên lạc với Biên và Tài. Đêm ấy, từ rừng cao su ngút gió bên đất bạn, anh Lợi chỉ nhận được câu nói thờ ơ: "Tôi tên Được, em ông Cầu ở Tiên Lãng. Thôi nhé, tôi đi ngủ, mai nói tiếp". Cả đêm đấy anh Lợi cùng em trai là Phan Hữu Lộc thức trắng. Những nén nhang hai anh em thay nhau đốt liên tục lên bàn thờ, nơi có di ảnh của người chú duy nhất đã nhận báo tử từ 40 năm trước. Đúng 6 giờ sáng hôm sau, anh Lợi lại gọi cho Tài để gặp ông Được. Anh bình tĩnh gợi lại những hình ảnh xưa trong ký ức gia đình. Đến lúc anh gần như đã tuyệt vọng thì bỗng đầu dây bên kia ông Được thốt lên: "Tôi có 2 đứa cháu gái tên là Sưu và Ước. Chúng có mái tóc dài xinh lắm". Vỡ òa trong sung sướng bởi hai người ông vừa nhắc đó chính 2 chị ruột của anh, một thời nổi tiếng khắp vùng vì có mái tóc dài như suối.
Anh Lợi vội chạy đi vay tạm ít tiền nhảy xe vào Nam. Ở bên kia đất nước Campuchia, anh Tài cũng thu xếp gửi ông Được về lại bến xe An Sương, thành phố Hồ Chí Minh. Một cháu ruột từ Bắc vào Nam đi tìm lại ông chú với biết bao kính trọng, thương nhớ. Một già từ bên kia sông Mê Kông trở lại mà chẳng hiểu đi đâu, gặp ai và để làm gì...
(Còn tiêp)
Theo Dantri
Hải Phòng: Đối thoại lần 2 với nông dân Tiên Lãng bị hành hung Ngày 14/6, tại UBND xã Đại Thắng (Tiên Lãng, Hải Phòng) đã diễn ra buổi đối thoại thứ 2 giữa đại diện chính quyền thành phố Hải Phòng và huyện Tiên Lãng với người dân Trâm Khê xung quanh vấn đề thu hồi đất và việc nông dân bị đánh trước đó. Như Dân trí đã thông tin, ngày 21/4, tại khu đất...