Liệt nửa người vì… giãn cơ cổ
Chỉ kéo giãn cơ cổ thôi cũng có thể dẫn đến tình trạng liệt nửa người.
Có nhiều người trong chúng ta có thói quen lắc lư cổ và vươn vai mỗi sáng thức dậy, và bẻ khớp tay mỗi khi lo lắng hoặc chỉ đơn giản để thư giãn. Nhưng thực sự thì ngoài âm thanh “rắc rắc” vô cùng thỏa mãn thì không có gì tốt đẹp xảy ra cả.
Natalie Kuniciki, 23 tuổi – nhân viên y tế tại London, Anh, đã bị liệt một phần cơ thể do vỡ động mạch đốt sống khi vô tình bẻ khớp cổ, gây tích tụ máu đông và đột quỵ não.
Một hành động tưởng chừng như vô hại đó là xoay khớp cổ đã gây ra một cơn đột quỵ, khiến cô gái trẻ bị tê liệt gần nửa người.
Trong lúc Kuniciki đang xem phim ở nhà cô xoay cổ theo thói quen để kéo giãn cơ ở cổ thì nghe thấy âm thanh “rắc” ở cổ to hơn hẳn mọi lần. Cô cảm thấy thực sự đau đớn, cơn đau còn lan lên cả đỉnh đầu, nhưng cô đã lờ nóvà đi ngủ. Sau khi thực sự tỉnh táo thì cô không thể cử động được chân trái. Chỉ khi cô cố gắng đứng dậy đi vệ sinh và ngã quỵ, thì cô gái mới thực sự hoảng loạn và gọi xe cứu thương.
Video đang HOT
Tại bệnh viện, kết quả chụp CT cho thấy rằng Natalie Kuniciki đã bị đột quỵ sau khi bẻ cổ. Các bác sĩ giải thích rằng khi cô kéo giãn cơ cổ, động mạch phải ở đốt sống cổ đã vỡ ra, hình thành một cục máu đông và kích thích đột quỵ. Cô gái trẻ bị liệt gần như hoàn toàn ở nửa trái cơ thể, và đã trải qua hơn 1 tháng trong bệnh viện để cố gắng điều khiển lại tay chân mình.
“Các bác sĩ nói rằng việc giãn cơ cổ đã khiến động mạch đốt sống của tôi bị vỡ. Trường hợp chỉ này xuất hiện 1/1.000.000.000 ca đột quỵ, sao lại rơi trúng tôi cơ chứ”, Natalie chia sẻ.
Cô gái đã trải qua 3 giờ phẫu thuật, nhưng dù các bác sĩ có thể sửa được động mạch đốt sống bị tổn thương, thì họ lại không thể loại bỏ cục máu đông đã gây ra đột quỵ. Họ nói rằng nó sẽ tan biến theo thời gian, nhưng cụ thể là khi nào thì họ không dám chắc, có lẽ là khi cô nhân viên y tế trẻ này hồi phục hoàn toàn. Hiện Kuniciki đã có thể kiểm soát tay chân, đi lại trong thời gian ngắn, nhưng chắc chắn thời gian tới cô phải nỗ lực hơn nữa để ngăn chặn những biến chứng.
“Tôi không còn hoạt bát như xưa nữa. Tôi còn không thể cài khuy áo, điều đó giờ thật sự khó. Tôi có thể cảm nhận được nhiệt độ nóng hoặc lạnh, nhưng thỉnh thoảng cảm giác tê vẫn xuất hiện”, cô gái 23 tuổi nói.
Vùng cổ là nơi tập trung hai động mạch chính cung cấp máu cho não bộ. Khi chúng ta uốn cong hoặc xoay cổ, những động mạch này bị kéo căng và dễ bị tổn thương. Bẻ cổ thường xuyên cũng sẽ làm suy yếu các dây chằng giữ khớp giữa các đốt sống. Các dây chằng này cho phép cổ có thể xoay và kéo dãn. Do đó nếu các dây chằng này bị tổn thương, nó có thể ảnh hưởng tới khả năng xoay của cổ và làm động mạnh dễ bị tổn thương hơn.
Nhưng điều này không có nghĩa là đột quỵ là hậu quả phổ biến của việc bẻ cổ. Chỉ có 1/20.000 đến 1/250.000 trường hợp bị rách động mạch do bẻ cổ.
Theo Oddity Central/ngaynay
Đang xem tivi, người phụ nữ đột nhiên liệt nửa người
Theo chia sẻ của gia đình, bệnh nhân có tiền sử bệnh lý về tim mạch, suy tim, đang điều trị thuốc nhưng không rõ loại.
Đang nằm ghế xem tivi, bất chợt bà Nguyễn Thị Hợp (61 tuổi, ở xã Tu Vũ, Thanh Thủy, Phú Thọ) bị tê chân tay dẫn đến liệt nửa người và không nói được.
Sau khi phát hiện, người nhà đã đưa bà đến trung tâm y tế huyện, tại đó, các bác sĩ đã cho chụp CT sọ não nhưng không phát hiện xuất huyết não và chuyển lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.
Sức khỏe bệnh nhân đã hồi phục sau cơn đột qụy. Ảnh: BSCC.
Bác sĩ Trần Quang Lục, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, cho biết khi nhập viện, bệnh nhân liệt nửa người phải và không nói được. Theo chia sẻ của gia đình, bà có tiền sử bệnh lý về tim mạch, suy tim có điều trị thuốc nhưng không rõ loại.
Tiếp nhận người bệnh tại Trung tâm Đột quỵ, các bác sĩ đã nhanh chóng phán đoán và theo dõi đột quỹ não, đánh giá tình trạng, xem phim chụp của tuyến huyện và sử dụng biện pháp tiêu huyết khối. Tuy nhiên, cải thiện của người bệnh chậm, bác sĩ chỉ định chụp CT sọ não kết hợp với ứng dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo Rapid.
"Định lượng được tổn thương của não trên hình ảnh của trí tuệ nhân tạo cho thấy vùng não chết có thể tích rất nhỏ, trong khi đó, vùng não có nguy cơ tổn thương rộng. Do đó, bác sĩ quyết định tái thông mạch cứu vùng não có nguy cơ bị tổn thương hoặc có nguy cơ chết mặc dù đã quá giờ vàng", bác sĩ Lục cho hay.
Hệ thống trí tuệ nhân tạo Rapid giúp lượng hóa được các tổn thương của não, từ đó giúp bác sĩ có cơ sở vững chắc để đưa ra quyết định tái thông mạch cho người bệnh đặc biệt là những người đến muộn sau 6-24 giờ. Sau 3 ngày điều trị sức khỏe của bà Hợp cải thiện rõ rệt, đã đi lại được và giao tiếp trở lại.
Theo Zing
Đột quỵ não vì chữa bệnh theo 'giáo phái lạ' Sau ba tháng tập luyện theo "giáo phái lạ", bà M. tự ý bỏ thuốc điều trị bệnh tim vì nghe nói tập luyện chữa được bách bệnh, không cần uống thuốc. Mới đây, bệnh viện (BV) Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) vừa cứu sống bệnh nhân NTM (69 tuổi) bị đột quỵ não tự ý bỏ thuốc điều trị bệnh...