Liệt mặt vì bật điều hòa suốt đêm, bác sĩ cảnh báo thói quen nhiều người mắc
Sử dụng điều hòa không đúng cách có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe, trong đó có tình trạng liệt cơ mặt.
Gần đây, thời tiết nắng nóng trên diện rộng khiến bất cứ ai cũng cảm thấy ngột ngạt và nóng bức. Nhiệt độ cao có thể diễn ra liên tục kể cả ban đêm khiến cho nhiều gia đình phải bật điều hòa để giấc ngủ thoải mái hơn.
Vừa qua tại Trung Quốc, anh Xiao Li, 20 tuổi, sau khi đi làm về và ăn uống xong, do quá mệt mỏi và đổ mồ hôi nên đã bật điều hòa nhiệt độ thấp và ngủ thiếp tới sáng.
Chàng trai 20 tuổi liệt mặt vì bật điều hoà suốt đêm. Ảnh minh họa
Hôm sau, nhìn vào gương, anh bị sốc khi toàn bộ cơ mặt từ miệng, khóe mắt đều bị biến dạng. Khi đến khám ở bệnh viện, Xiao Li đã được bác sĩ chẩn đoán mắc phải tình trạng liệt mặt.
Bác sĩ giải thích, nằm trong phòng điều hòa có nhiệt độ thấp thời gian dài, đặc biệt là vào ban đêm, khá nguy hiểm. Việc này sẽ giảm lưu thông không khí trong căn phòng, sản sinh ra nhiều vi sinh vật gây hại cho sức khỏe.
Đặc biệt là Xiao Li, người vừa trở về từ bên ngoài với nhiệt độ cao, đang trong tình trạng đổ mồ hôi. Việc ngay lập tức vào phòng lạnh sẽ làm cho cơ thể chịu sự thay đổi nhiệt độ mạnh đặc biệt là phần đầu, tác động lên dây thần kinh mặt của con người, dẫn đến liệt mặt. Đây cũng là thói quen xấu nhiều người mắc phải.
Do đó, các chuyên gia y tế khuyên mọi người không nên quá lạm dụng điều hòa, nhất là khi bị đổ mồ hôi hoặc ngay sau khi tắm, những người có khả năng miễn dịch kém.
Bác sĩ đưa ra một số lưu ý để sử dụng điều hòa đúng cách:
Video đang HOT
1. Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa
Các gia đình nên để điều hòa ở nhiệt độ 26 độ C
Khi bật điều hòa ngủ qua đêm, nhiệt độ nên để thấp nhất là 26 độ C, ở chế độ tiết kiệm điện và tỏa ra hơi mát vừa phải. Nhờ đó, khi bạn rời khỏi phòng ra bên ngoài cũng không có sự tương phản lớn dẫn tới sốc nhiệt.
Nếu gia đình có trẻ em, người cao tuổi hoặc sức khỏe yếu, bạn có thể đặt nhiệt độ điều hòa ở mức 27-28 độ C vào ban đêm. Việc này tránh tình trạng bạn bị chóng mặt khi thức dậy vào buổi sáng và giảm nguy cơ đột quỵ cho người già.
2. Điều hòa không nên thổi trực tiếp vào vùng mặt và đầu
Điều hòa chiếu thẳng vào người dễ gây bệnh
Mọi người cần điều chỉnh chế độ điều hòa, tránh các bộ phận của cơ thể đón gió lạnh như đầu, mặt, bàn chân… bởi hơi lạnh trực tiếp có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe.
3. Vệ sinh điều hòa thường xuyên
Điều hòa có thể là nơi tích trữ bụi bẩn và vi khuẩn gây hại nếu hoạt động trong thời gian dài không vệ sinh. Điều này ảnh hưởng đến tốc độ hoạt động của điều hòa, dễ gây nên các bệnh như dị ứng, hô hấp.
Những khu vực này đổ mồ hôi, cho thấy cơ thể đang gặp vấn đề, đừng nghĩ do nóng
Đổ mồ hôi không chỉ đơn giản là làm mát cơ thể khi bạn quá nóng, mà nó còn có thể là một tín hiệu cho thấy cơ thể bạn đang nhiễm bệnh.
Trong cuộc sống, tất cả chúng ta ai cũng sẽ đổ mồ hôi. Sự tiết mồ hôi là khả năng cơ bản của quá trình trao đổi chất, bất luận là đổ mồ hôi sau khi tập thể dục hay là đổ mồ hôi vì thời tiết nóng bức, đều là đang chuyển hóa muối vô cơ. Tuy nhiên, các bộ phận khác nhau trên cơ thể đổ mồ hôi, tương ứng với các điều kiện vật lý khác nhau.
Cơ thể có những bộ phận này đổ mồ hôi, chứng tỏ sức khỏe có vấn đề, đừng nghĩ đó là do nóng, mọi người nhất định phải chú ý.
1. Tay chân dễ bị đổ mồ hôi, và thường ra mồ hôi lạnh
Tay chân của chúng ta là bộ phận không dễ đổ mồ hồi, nhưng trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều người bị tình trạng mồ hồi tay chân. Lúc này cần phải chú ý, chứng tỏ cơ thể xuất hiện vấn đề. Nếu tay và chân của bạn đổ mồ hôi lạnh trong một thời gian dài và không thể chịu đựng được, thì rất có thể bạn đang mắc một số bệnh như tiểu đường, rối loạn nội tiết, bệnh tuyến giáp, thậm chí là ung thư.
Ngoài ra, khi tâm lý bạn đang trong trạng thái lo lắng, căng thẳng, xúc động hay sợ hãi thì lòng bàn tay và bàn chân sẽ tiết ra mồ hôi. Nguyên nhân do tỳ vị hư nhiệt và huyết hư. Các triệu chứng thường thấy đi kèm như khô miệng, sưng nướu... Do đó, khi gặp triệu chứng ra mồ hôi nhiều ở chân tay thì cần phải đi khám kịp thời.
2. Đầu và cổ dễ bị đổ mồ hôi
Tuyến mồ hôi ở đầu và cổ không nhiều, vậy nên cực kỳ ít người bị đổ mồ hôi ở hai vị trí này. Chính vì thế nếu bạn bị đổ mồ hôi đầu cổ thì đó là dấu hiệu của việc rối loạn nội tiết cơ thể. Cần đến bệnh viện để khám tổng quát nội tiết toàn diện.
3. Đổ mồ hôi mũi
Một số người khi bắt đầu làm việc gì đó là lại đổ mồ hôi ở mũi, nguyên nhân là do phổi của bạn rất yếu và cần điều khí, hệ miễn dịch đang rất kém, cần phải nâng cao sức đề kháng. Để giảm tình trạng này, cần ăn những thực phẩm bổ phổi trong thực đơn hàng ngày. Bên cạnh đó cần tập những bài tập cho cánh tay vì đây là bộ phận liên kết với phổi chặt chẽ nhất, tập cánh tay sẽ có tác dụng điều hòa chức năng của phổi.
Thường xuyên làm những việc sau đây giúp giảm mồ hôi và thư giãn
- Tránh thức khuya: Hiện nay, nhiều người trẻ tuổi rất thích thức khuya, hay thức thâu đêm để chơi game, hoặc xem các bộ phim truyền hình, hoặc làm việc. Thức khuya gây hại lớn đối với sức khỏe, tất cả các cơ quan không được nghỉ ngơi, gây rối loạn nội tiết. Do đó mọi người phải tuân thủ giữa làm việc và nghỉ ngơi có khoa học, tránh thức khuya.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho đầy đủ dưỡng chất, vitamin và khoáng chất cần thiết.
- Uống nhiều nước, nhất là nước ép rau củ quả để thanh lọc cơ thể, hạn chế tình trạng tiết mồ hôi.
- Hạn chế có thực phẩm cay nóng, chất kích thích để không ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của cơ thể.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng và cũng là cách hạn chế tình trạng tiết mồ hôi ở tay chân hiệu quả.
- Điều chỉnh, cân bằng tâm trạng, tránh mệt mỏi căng thẳng để không khiến cho tình trạng này thêm nghiêm trọng hơn.
Thực hư chuyện mồ hôi thấm ngược, gây viêm phổi? Bạn đọc Nguyễn Thị Lệ (lethy...@gmail.com) hỏi: "Con trai tôi 11 tháng tuổi, cháu hay nghịch ngợm, đổ mồ hôi ướt áo. Tôi nghe nói trẻ em có khả năng bị viêm phổi nếu áo dày quá hay chưa kịp thay, mồ hôi thấm ngược vào cơ thể, không biết có đúng không, làm sao để phòng ngừa?". Ảnh minh họa Bác sĩ...