Liệt mặt chỉ sau 1 đêm nằm ngủ: “Thủ phạm” là một thói quen nhiều người làm trong mùa nóng
Theo các bác sĩ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên thường do bị viêm dây thần kinh số 7 dẫn đến người bệnh đột nhiên bị liệt một bên mặt nhưng không hề biết.
Hoảng hốt vì không nhắm được mắt
Bác sĩ Hoàng Sầm – Viện Y học Bản địa Việt Nam cho biết ông vẫn gặp các bệnh nhân bị viêm dây thần kinh số 7 ngoại biên dẫn tới liệt nửa mặt. Vào mùa nóng nắng như hiện nay thì thói quen mà nhiều người đang gặp rất dễ gây liệt mặt.
Trường hợp của Vũ Minh Hà – 20 tuổi, sinh viên đại học Thái Nguyên (tên nhân vật đã thay đổi). Hà có thói quen tắm gội khuya để đi ngủ cho mát. Mỗi lần gội đầu xong, Hà lại cho đầu vào trước quạt để cho mát và cũng là thổi cho tóc nhanh khô hơn thay vì dùng máy sấy tóc.
Thói quen này khiến Hà rất thích vì cảm giác mát lạnh vào tận da thịt. Tuy nhiên, vào tuần trước, khi tắm gội xong đi ngủ đến sáng thức dậy, Hà đứng trước gương phát hiện mắt bên phải không thể nhắm vào được, đồng tử trợn ngược lên, không uống được nước và đánh răng nước chảy ra ngoài.
Bệnh nhân bị viêm dây thần kinh ngoại biên số 7.
Hốt hoảng, Hà nhờ bạn đưa vào bệnh viện khám. Sau khi bác sĩ chẩn đoán viêm dây thần kinh số 7 ngoại biên do nhiễm lạnh đột ngột. Bác sĩ đã tư vấn điều trị. Hà tìm tới bác sĩ Sầm để châm cứu bấm huyệt. Bác sĩ Sầm cho biết thói quen ngồi trước quạt điện bật số to, phả vào đầu khi tóc đang ướt làm cho dây thần kinh số 7 bị viêm do lạnh dẫn đến liệt.
Điều trị ca bệnh này, bác sĩ Sầm cho biết bệnh nhân cần châm cứu và sau đó cho phục hồi chức năng nhai để cải thiện tình trạng liệt mặt. Mắt của Hà đã khép lại nhưng cơ nhai vẫn khó. Mỗi ngày, Hà phải nhai kẹo cao su khoảng 3 tiếng. Việc điều trị của Hà phải kéo dài cả tháng.
Phòng bệnh như thế nào?
Bác sĩ Sầm cho biết dây thần kinh số 7 phụ trách vận động các cơ bám da mặt, cơ bám da cổ, xương bàn đạp ở tai giữa.
Dây thần kinh số 7 đi qua xương đá nhận thêm sợi phó giao cảm dây 7 chi phối hoạt động bài tiết của các tuyến nước mắt, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi, tuyến niêm dịch của mũi và cũng nhận thêm vị giác ở hai phần ba trước lưỡi và cảm giác vòm miệng, cảm giác nông vùng ống tai ngoài và vùng da nhỏ phía sau vành tai.
Dây thần kinh số 7 là một dây hỗn hợp: Vận động, cảm giác, thực vật, dinh dưỡng và phản xạ.
Video đang HOT
Khi bị nhiễm lạnh như gió lùa, bật quạt phả thẳng vào mặt đi ngủ, điều hòa quá lạnh vào ban đêm làm cho mạch nuôi của dây thần kinh bị co thắt gây ra thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh và gây liệt dây thần kinh số 7.
Trước đó cô gái trẻ này cũng bị liệt mặt do nằm điều hòa lạnh
Y học cổ truyền gọi bệnh này là chứng “Khẩu nhãn oa tà”, nghĩa là miệng và mắt méo lệch. Bệnh do phong hàn, phong nhiệt, huyết ứ xâm phạm vào lạc mạch của ba kinh dương ở mặt làm khí huyết kém điều hoà kinh cân thiếu dinh dưỡng không co lại được.
Đa số bệnh nhân đều không biết được bị liệt mặt vì nó không gây đau. Bác sĩ Sầm cho biết khác với liệt mặt do thần kinh trung ương, khi liệt mặt do dây thần kinh số 7 ngoại biên thì người bệnh sẽ thấy hai bên mặt không cân đối, các cơ mặt bị kéo về bên lành, nhân trung bị kéo lệch về bên lành.
Nửa mặt bên bệnh bất động, mất nếp nhăn trán và nếp nhăn khóe mắt, lông mày hơi sụp xuống, má hơi xệ, rãnh mũi – má mờ, góc mép miệng bị xệ xuống, tai hình như thấp xuống, mắt bên liệt nhắm không kín, nhãn cầu vận động lên trên và ra ngoài.
Nhiều người mắc chứng viêm dây thần kinh số 7 sẽ tự động khỏi sau 2 – 3 tháng. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, biến chứng mà bệnh để lại khá nặng nề khiến mặt bị co cứng, mắt bị viêm giác mạc.
Bệnh viêm dây thần kinh số 7 ngoại biên không trừ ai, dù là người già hay trẻ, thậm chí trẻ con cũng bị nên hãy bỏ thói quen phả quạt vào mặt đặc biệt là khi vừa tắm gội đầu xong. Bác sĩ Sầm cho biết dù trời nóng hay lạnh cũng cần giữ ấm vùng mặt.
Những điều không nên mắc phải khi tắm, để không bị đột quỵ
Tắm là một hoạt động vệ sinh cá nhân hàng ngày. Tuy nhiên có những thói quen trở thành kiêng kị khi tắm gây ảnh hưởng đế sức khỏe thậm chỉ gây đột tử.
Ảnh minh họa.
Không nên tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng
Tắm nước nóng, lỗ chân lông sẽ giãn nở, giải phóng nhiệt lượng hiệu quả khiến cơ thể mát mẻ dễ chịu hơn. Nhiệt độ thích hợp nhất khi tắm vào mùa hè là khoảng 35-38 độ C tương đương với nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ quá cao sẽ khiến da giảm chất tinh dầu (lipid béo), gây khô da. Nếu sử dụng máy hoặc bình nước nóng gia đình, bạn nên điều chỉnh và kiểm tra nhiệt độ nước trước khi sử dụng.
Bạn cũng nên chọn máy nước nóng có chất lượng cao, dễ điều chỉnh nhiệt độ để người lớn tuổi có thể sử dụng thuận tiện và chức năng chống bỏng hiệu quả khi dùng cho trẻ nhỏ.
Không nên tắm quá muộn
Tuyệt đối bạn không nên tắm sau 23h bởi vào đêm muộn, nhiệt độ giảm xuống nên tắm đêm sẽ không có lợi, thậm chí gây tổn hại cho sức khỏe. Điều đó gây ra nhiều chứng bệnh khác nhau nhẹ là đau đầu, mỏi cổ vai gáy, đau tay chân, tay chân cử động khó. Trường hợp nặng có thể gặp những chứng bệnh nguy hiểm gây tai biến, đột quỵ và tử vong.
Hạn chế tắm quá lâu
Rất nhiều người có thói quen tắm lâu, ngâm mình trong bồn tắm để thư giãn thoải mái. Tuy nhiên việc kéo dài thời gian tắm quá lâu cực kỳ có hại cho sức khỏe, làm cơ thể thêm mệt mỏi thậm chí tim bị thiếu máu và thiếu khí. Trường hợp nặng hơn có thể khiến co thắt động mạch vành, rối loạn nhịp tim và gây đột tử.
Không tắm khi vừa đi ngoài nắng về
Có nhiều người khi đi ngoài nắng hoặc khi vừa chơi thể thao xong thường chỉ ngồi vài phút sau đó chạy vào phòng tắm với hi vọng nước sẽ làm hạ nhiệt cơ thể. Tuy nhiên việc tắm khi mồ hồi còn chưa ráo là điều nguy hiểm. Các lỗ chân lông lúc đó vẫn còn đang mở rộng, hơi nước sẽ ngấm qua những lỗ chân lông này vào cơ thể. Hậu quả là chúng ta sẽ rất dễ bị cảm ho, sốt, viêm phổi...
Tuyệt đối tránh việc tắm ngay khi vừa đi từ ngoài nắng về hoặc vừa mới tập thể thao xong, hãy lau khô mô hôi bằng khăn bông, ngồi khoảng 20 phút để cơ thể kịp thích nghi với môi trường bình thường trong phòng rồi hãy tính đến việc bước vào phòng tắm.
Nằm điều hòa ngay sau khi tắm
Việc nhiệt độ hạ thấp đột ngột ngay sau khi tắm sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động lưu thông máu trong cơ thể làm cho máu lên não chậm, không những thế còn ảnh hưởng tới nhịp đập của tim và huyết áp. Đặc biệt với những người có sức khỏe và sức đề kháng yếu, việc nằm điều hòa ngay sau khi tắm rất dễ gây tai biến, ảnh hưởng xấu tới tính mạng do dễ bị cảm lạnh.
Thực tế đã chứng minh có rất nhiều trường hợp tắm xong vào bật điểu hòa và giảm nhiệt độ đột ngột sau một lúc cơ thể lạnh cóng, cứng người, khó thở dẫn đến suy hô hấp và khi đưa đến bệnh viện thì đã quá trễ.
Ảnh minh họa
Khi quá no hoặc đói, bạn cũng không nên tắm. Tắm khi no dễ mắc các bệnh về đường ruột, dạ dày. Khi đói lượng đường trong máu xuống mức thấp nhất, dễ bị chóng mặt, thậm chí bị ngất xỉu. Nên tắm sau khi ăn cơm khoảng hai tiếng hoặc trước khi ăn cơm 1 tiếng. Ảnh minh họa: Internet
Tắm khi quá no hoặc quá đói
Khi quá no hoặc đói, bạn cũng không nên tắm. Tắm khi no dễ mắc các bệnh về đường ruột, dạ dày. Khi đói lượng đường trong máu xuống mức thấp nhất, dễ bị chóng mặt, thậm chí bị ngất xỉu. Nên tắm sau khi ăn cơm khoảng hai tiếng hoặc trước khi ăn cơm 1 tiếng.
Tắm sau khi uống rượu bia
Rượu bia chứa nhiều chất kích thích vì thế dễ làm ức chế hoạt động của gan, tiêu hao một lượng lớn chất glucose trong cơ thể. Tắm ngay sau khi uống rượu bia sẽ khiến đường huyết không được bổ sung kịp thời, làm cho huyết quản bị co vào, dẫn đến cảm lạnh. Nguy hiểm hơn điều này còn có thể gây vỡ mạch máu, ảnh hưởng xấu đến tính mạng. Rất nhiều trường hợp tắm sau khi uống rượu bia dẫn tới huyết áp tăng cao dẫn tới bị đột quỵ.
Để tóc ướt đi ngủ gây ra bệnh đau đầu mãn tính
Một số người thường tắm gội vào ban đêm và đi ngủ với mái tóc chưa khô. Điều đó làm da đầu có nguy cơ nhiễm lạnh. Các mạch máu bị ảnh hưởng, gây cản trở sự lưu thông dẫn đến chứng đau đầu mãn tính. Chưa kể đến việc bạn đi ngủ với cái đầu ướt rất dễ dẫn đến tình trạng bị nấm đầu, ngứa đầu.
Tắm khi cơ thể mệt mỏi
Nhiều người cho rằng tắm khi cơ thể đang mệt mỏi sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần sảng khoái và tỉnh táo hơn. Việc làm này hoàn toàn sai lầm bởi khi mệt mỏi khả năng tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết bị giảm mạnh. Khi bạn tắm vào lúc này đặc biệt tắm nước lạnh có thể khiến bạn mệt mỏi hơn và bạn dễ bị cảm lạnh, choáng thậm chí dễ gây ra tử vong.
Ngoài ra bạn không nên tắm xà phòng khi cơ thể mệt mỏi bởi lúc đó xà phòng chứa kiềm mạnh. Nếu xâm nhập vào da sẽ càng làm bạn mệt mỏi hơn. Cách tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi để lấy lại sức rồi mới đi tắm.
Không tắm nhiều lần trong ngày
Mồ hôi ra nhiều trong những ngày nóng nực khiến cơ thể nhớp nháp, cộng thêm nhiệt độ môi trường tăng cao khiến lúc nào chúng ta cũng có cảm giác "phừng phừng". Có lẽ vì vậy nhiều người thường chọn cách tắm nhiều lần trong ngày sáng ngủ dậy là tắm, trưa tắm, chiều nấu cơm xong cũng tắm và có khi trước khi đi ngủ lại cố tắm thêm lần nữa.
Tuy nhiên, việc tắm quá nhiều lần trong ngày cũng không phải là tốt. Bởi việc tắm nhiều sẽ làm khô da, làm da mất đi các vi khuẩn có ích, thậm chí là còn gây hại cho da bởi sự tác động của các hóa chất tẩy rửa như xà phòng, sữa tắm.
Những 'cấm kỵ' khi tắm gội ngày nắng nóng, cần biết để khỏi đột tử Tắm gội sẽ giúp bạn xua tan mệt mỏi trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, việc tắm gội sai cách sẽ làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, thậm chí có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Ảnh minh họa: Internet Tắm vào ban đêm Mùa hè nhiều người chọn tắm vào ban đêm cho mát. Tuy nhiên điều này hoàn...