Liệt kê những quán hủ tiếu ngon nổi tiếng ở Sài Gòn
Hủ tiếu là món ăn bình dân quen thuộc của nhiều người Sài Gòn. Có nhiều loại hủ tiếu khác nhau cho bạn đổi vị, từ món hủ tiếu bò kho đậm đà đến món hủ tiếu gõ bình dị.
Ở Sài Gòn, nếu muốn ăn hủ tiếu ngon hãy đến những địa chỉ sau:
Địa chỉ: 147A Trần Hưng Đạo, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, Tp.HCM.
Hủ tiếu sườn non là món hủ tiếu được nấu với sườn non. Nước dùng là nước hầm xương có vị ngọt vừa miệng. Món hủ tiếu này được cho là có nguồn gốc từ Vũng Tàu, được người bán đem về Sài Gòn chiếm được cảm tình của không ít thực khách.
Hủ tiếu sườn non có xuất xứ từ Vũng Tàu.
Hủ tiếu sườn non luôn phải ăn kèm với xà lách xanh mướt, cần tây và giá tươi. Ngoài rau, khách còn có một chén nước mắm ớt để chấm sườn cho đậm đà.
Quán phục vụ cả ngày, giá 55.000 đồng/tô. Ngoài ra, quán còn có phục vụ sủi cảo và bánh khọt nhé.
2. Hủ tiếu sa tế
Cụm địa chỉ:
Quán Quốc Ký: 52 Ngô Đức Kế, phường Bến Nghé, quận 1Quảng Ký: 117 Triệu Quang Phục, Q.5Phiêu Ký: 21 Nguyễn Án, Q.5Tô Ký: 156 Gia Phú, Q.6.Khu Dương Đình Nghệ – Hàn Hải Nguyên ở quận 11.Đường Phạm Văn Chí ở quận 6 hay quận 8 (phía dưới chân cầu Chà Và).Hủ tiếu Đỗ Khôn – Huy Đạt: 26 Đình Hòa, phường 13, quận 8
Hủ tiếu sa tế là món ăn của người Tiều. Vì vậy, nếu muốn thưởng thức món ăn này bạn phải đến các khu người Hoa như quận 11 hay quận 5 ở Sài Gòn. Ngoài ra, một số quán cũng bán món hủ tiếu này nằm rải rác ở các quận khác. Điểm đặc biệt của món hủ tiếu này là sợi hủ tiếu trông như sợi bánh của phở Bắc.
Với món hủ tiếu sa tế bạn có thể thưởng thức được đến gần 20 loại gia vị khác nhau chỉ trong một tô nhỏ. Các vị dễ nhận thấy nhất là: tỏi, ớt, vừng, quế, đậu phộng… Nguyên liệu để nấu hủ tiếu sa tế là bò viên, bò tái hay bò gân, thịt nai và thịt heo…
Hủ tiếu sa tế
Hủ tiếu Nam Vang là một trong những loại hủ tiếu nổi tiếng nhất ở Sài Gòn. Đây là món hủ tiếu được du nhập từ Campuchia sang Việt Nam.
Một tô hủ tiếu Nam Vang đầy đủ gồm: sợi hủ tiếu nấu, tôm, thịt heo nạc, gan heo, trứng cút, thịt băm. Một số nơi biến tấu với cua, mực… Tuy nhiên, thịt băm vẫn là đặc trưng của món hủ tiếu này và không bị mất đi dù cho món hủ tiếu này có được cải biến thế nào đi nữa.
Hủ tiếu Nam Vang tên tuổi ở Sài Gòn.
4. Hủ tiếu Hồ
Cụm địa chỉ:
Video đang HOT
Hủ tiếu Triều Châu: 49 Dương Đình Nghệ, phường 8, quận 11.Quán trên đường Gò Công, phường 13, quận 5, ngay góc Gò Công – Gia Phú, gần chợ Kim Biên.
Hủ tiếu Hồ cũng là món ăn gốc người Triều Châu hay còn gọi là người Tiều. Đặc điểm của món hủ tiếu này là bánh hủ tiếu có dạng bột mỏng như bánh ướt được cắt thành từng sợi vuông. Hủ tiếu được ăn kèm lòng heo, lưỡi heo, cải chua hay có thêm huyết heo và thịt nạc cắt mỏng.
Hủ tiếu Mỹ ThoĐịa chỉ: 110 Hùng Vương, phường 9, quận 5
Hủ tiếu Mỹ Tho là món ăn tên tuổi của đất Tiền Giang. Bát hủ tiếu Mỹ Tho có đủ màu sắc hấp dẫn thực khách từ màu đỏ của ớt, tôm, xanh của cần tây cải cúc, màu vàng ươm của tỏi băm nhỏ được phi thơm… Tại Sài Gòn không có nhiều địa điểm bán món hủ tiếu này.
Xe hủ tiếu bò viên số 153 Vĩnh Viễn, Q.10
Hủ tiếu bò viên độc quyền với nguyên liệu là bò viên giòn sần sật. Hủ tiếu bò viên có sợi nhỏ và màu trắng đục giống như sợi hủ tiếu gõ. Trông có vẻ đơn điệu nhưng vị nước dùng thanh ngọt, sợi hủ tiếu dai dài đã làm nên sự hấp dẫn của món hủ tiếu này.
Hủ tiếu bò viên được nhiều người ưa thích.
7. Hủ tiếu Sa Đéc
Cụm địa chỉ:
519 Nguyễn Thị Thập, Q.7Số 4 lô 1 khu nhà ở Phú Thọ, đường Lữ Gia, P. 15, Q. 11, Tp. HCM.
Hủ tiếu Sa Đéc cũng được chế biến với các nguyên liệu quen thuộc như tôm, thịt, gan… nhưng sợi hủ tiếu to, màu trắng đục và mềm, hơi giòn so với hủ tiếu Nam Vang. Nước dùng trong vắt, tô hủ tiếu lúc nào cũng có hành lá và rau mùi để làm dậy lên mùi thơm của món ăn.
8. Hủ tiếu cá
Hủ tiếu cá
Cụm địa chỉ:
Hủ tíu cá Nam Lợi: 43 Tôn Thất Đạm, phường Bến Nghé, quận 1
Điểm tâm 134 Ký Con: 134 Ký Con, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1
Hủ tiếu cá cũng là một món ăn đến từ ẩm thực người Hoa. Sợi hủ tiếu cá mềm như bánh phở và có bản to gấp đôi. Nguyên liệu duy nhất của món hủ tiếu này là cá đã lấy sạch xương, thái lát và ướp gia vị.
Tuy vậy nước lèo của món hủ tiếu này lại được nấu bằng xương heo để mang lại vị ngọt đậm đà cho tô hủ tiếu. Hủ tiếu được ăn kèm với xà lách, giá, ớt, chanh và nước tương.
9. Hủ tiếu gõ
Hủ tiếu gõ có lẽ là món ăn bình dân nhất đất Sài Gòn. Những sinh viên nghèo, những người làm đêm thường là thực khách trung thành của loại hủ tiếu này. Chỉ một chiếc xe nhỏ thêm vài chiếc bàn ghế nhựa đặt ở bất cứ góc phố nào, vậy là một quán hủ tiếu gõ ra đời. Tên hủ tiếu gõ hình thành do tiếng gõ lóc cóc rao mời của người bán.
Hủ tiếu gõ đơn giản với một vắt hủ tiếu, một ít giá, vài lát thịt mỏng tang, và nước dùng. Thế nhưng thêm vào ít ớt, nước tương thì món ăn này lại khiến nhiều người đi xa là nhớ.
Hủ tiếu gõ đơn giản của người bình dân .
10. Hủ tiếu bò kho
Cụm địa chỉ:
Đầu hẻm 108 Tô Hiệu, P. Hiệp Tân, Quận Tân Phú, Tp. HCM
Hủ tiếu bò kho – Hồ bơi Đại Đồng, đường Nơ Trang Long, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM
Hủ tiếu bò kho là món ăn kết hợp giữ bò kho và sợi hủ tiếu. Hương vị của món hủ tiếu này đậm đà và thơm ngậy, thế nhưng cũng khá nhiều dầu mỡ.
Mê mẩn hương vị của loạt các phiên bản hủ tiếu miền Nam
Nếu như ẩm thực miền Bắc nổi tiếng với các món phở thì ở miền Nam lại có món hủ tiếu bình dân với vô vàn những phiên bản hấp dẫn khó cưỡng
Hủ tiếu gõ
Món hủ tiếu miền Nam đầu tiên phải kể đến là hủ tiếu gõ Sài Gòn. Đây không chỉ là một món đặc sản bình dân mà nó còn là một nét văn hóa không thể trộn lẫn với bất kỳ đâu của thành phố hoa lệ này.
Món hủ tiếu miền Nam đầu tiên phải kể đến là hủ tiếu gõ Sài Gòn. Ảnh: foodcollectionsmy
Chẳng ai biết được món hủ tiếu miền Nam này có khi nào và do ai sáng tạo nên. Chỉ biết rằng người dân Sài thành từ lâu đã quen thuộc với hình ảnh những chiếc xe hủ tiếu đơn sơ với nồi nước lèo nóng hổi, đôi ba cái bàn ghế nhựa cùng tiếng gõ lóc cóc vang lên khắp các tuyến đường hay con hẻm trong thành phố.
Chẳng ai biết được món hủ tiếu miền Nam này có khi nào và do ai sáng tạo nên. Ảnh: maryderoux
Cũng chính vì tiếng lóc cóc ấy mà người ta mới đặt cho món hủ tiếu miền Nam này cái tên dân dã như vậy thay vì đặt tên theo địa danh hoặc theo nguyên liệu chế biến như những phiên bản khác. Hủ tiếu gõ bình dân là bởi nguyên liệu chế biến món ăn này vô cùng đơn giản.
Một tô hủ tiếu thường gồm có bánh hủ tiếu, thịt nạc heo thái mỏng, da heo xoắn, thêm vài vọng giá hẹ và tóp mỡ béo giòn,... Ảnh: maryderoux
Một tô hủ tiếu thường gồm có bánh hủ tiếu, thịt nạc heo thái mỏng, da heo xoắn, thêm vài vọng giá hẹ và tóp mỡ béo giòn,... rồi chan thêm một ít nước lèo ninh từ xương nữa, tuy nhiên mỗi thứ chỉ có một chút chứ không đầy đặn như các món phở ngoài bắc. Ấy vậy mà nó luông được xem là món ăn "quốc dân" của giới lao động, văn phòng và biết bao thế hệ học sinh, sinh viên ở đất Sài Gòn.
Hủ tiếu Nam Vang
Một món hủ tiếu miền Nam nữa rất được lòng các tín đồ ẩm thực Việt Nam chính là hủ tiếu Nam Vang. Món ăn này tuy là do người Tiều chế biến nhưng được bán lần đầu tiên là ở thủ đô của Campuchia.
Một món hủ tiếu miền Nam nữa rất được lòng các tín đồ ẩm thực Việt Nam chính là hủ tiếu Nam Vang. Ảnh: foodpassion716
Hủ tiếu Nam Vang chính gốc thường chỉ có thịt heo nạc cắt lát, thịt bằm cùng chút rau ăn kèm là giá và xà lách, còn phần nước lèo thì ninh bằng xương nên vị ngọt thanh tự nhiên. Khi món ăn này được du nhập đến một đất nước mới, thì lại được thay đổi ít nhiều nguyên liệu để phù hợp với khẩu vị người dân địa phương, và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Món ăn được bán lần đầu tiên là ở thủ đô của Campuchia. Ảnh: lanwiththi
Tại các tỉnh miền Nam mà nhất là ở TP.HCM, món này thường sẽ có thêm rất nhiều loại topping khác như tim, phèo non, gan heo, trứng cút, tôm,... rau ăn kèm thì còn có thêm rau cần hoặc tần ô. Tất cả khiến cho tô hủ tiếu trông đầy đặn và hấp dẫn hơn hẳn.
Khi du nhập đên Việt Nam, nó được gia giảm ít nhiều để hợp khẩu vị hơn. Ảnh: llickthespoon
Hủ tiếu Mỹ Tho
Mỗi khi có dịp du lịch Tiền Giang, người ta lại kháo nhau phải ghé lại Mỹ Tho để ăn cho bằng được tô hủ tiếu đặc sản của miền đất này. Điều tạo nên nét đặc trưng cho món hủ tiếu miền Nam này là ở cọng hủ tiếu nhỏ và dai chứ không bở như nhiều nơi khác.
Mỗi khi có dịp du lịch Tiền Giang, người ta lại kháo nhau phải ghé lại Mỹ Tho để ăn cho bằng được tô hủ tiếu ở đây. Ảnh: foodcollectionsmy
Nhưng quan trọng nhất vẫn là phần nước lèo trong vắt được ninh từ xương ống, một ít tôm và mực khô cùng các loại rau củ và gia vị để tạo độ ngọt và hương thơm. Thêm vào đó là đủ các loại topping khác như tóp mỡ, gan heo, sườn non, thịt xá xíu, trứng cút,... ăn kèm là hành lá, rau cải thảo và ít ngò tây.
Quan trọng nhất vẫn là phần nước lèo trong vắt được ninh từ xương ống và một số nguyên liệu khác. Ảnh: saigoncuatui
Ngoài hủ tiếu nước thì ngày nay người ta còn sáng tạo thêm hủ tiếu khô với các nguyên liệu tương tự, chỉ khác là phần nước lèo sẽ được để riêng chứ không chan trực tiếp vào tô. Nếu thích bạn cũng có thể cho thêm ít chanh, ớt và nước tương để hương vị thêm đậm đà và trọn vẹn hơn.
Hủ tiếu Sa Đéc
Nhắc đến những món hủ tiếu miền Nam mà bỏ qua hủ tiếu Sa Đéc thì quả là một thiếu sót vô cùng. Món đặc sản Đồng Tháp này thường bị nhầm lẫn với hủ tiếu Nam Vang vì nguyên liệu chế biến khá giống nhau.
Nhắc đến những món hủ tiếu miền Nam mà bỏ qua hủ tiếu Sa Đéc thì quả là một thiếu sót vô cùng. Ảnh: damanfood
Tuy nhiên, hủ tiếu Sa Đéc vẫn có những điểm đặc trưng riêng mà tiêu biểu nhất là ở sợi hủ tiếu được làm từ bột gạo của làng bột Sa Đéc. Thế nên sợi hủ tiếu này luôn có độ mềm và dai, sợi to cùng mùi vị độc đáo hơn các loại khác. Đặc biệt là nếu để ý kĩ bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt hậu của nó sau khi ăn xong.
Món đặc sản Đồng Tháp này thường bị nhầm lẫn với hủ tiếu Nam Vang vì nguyên liệu chế biến khá giống nhau. Ảnh: citastyfood
Một tô hủ tiếu Sa Đéc nóng hổi với nước lèo thơm, ngọt tự nhiên kết hợp với các nguyên liệu đi kèm như thịt bằm, thịt xá xíu, gan heo, trứng cút, đôi khi còn có cả hải sản và các loại rau cần tây, xà lách và giá hẹ,... vô cùng hài hòa khiến cho bất kỳ ai chỉ cần ăn một lần là ấn tượng mãi khó thể nào quên.
Tuy nhiên, hủ tiếu Sa Đéc vẫn có những điểm đặc trưng riêng. Ảnh: chanlovefoods
Hủ tiếu bò kho
Với các tín đồ ẩm thực miền Nam thì có lẽ không ai là không biết đến món bò kho. Món ăn này không chỉ xuất hiện trong các bữa cơm thường nhật của các gia đình Việt mà nó còn được xem là một món ăn sáng hấp dẫn khi kết hợp cùng bánh mì, nhưng đặc biệt nhất vẫn là khi kết hợp cùng với hủ tiếu.
Hủ tiếu bò kho là món ăn cực hấp dẫn. Ảnh: changhomecook
Cách làm hủ tiếu bò kho không quá khó nên bạn có thể tự chế biến ở nhà, nhưng điều quan trọng là bạn phải biết cách lựa chọn nguyên liệu sao cho tươi ngon nhất cùng với đó là cách chế biến và nêm nếm cho hài hòa. Muốn tô hủ tiếu miền Nam này đạt chuẩn thì thịt bò và cà rốt phải mềm nhưng tuyệt nhiên không được nát.
Cách làm hủ tiếu bò kho không quá khó nên bạn có thể tự chế biến ở nhà. Ảnh: lesmenus
Còn nước bò kho thì phải đậm đà, sền sệt, tỏa hương thơm phức và có màu nâu cánh gián đẹp mắt. Ngoài ra, khi ăn, bạn cũng nên cho thêm một ít chanh, ớt và các loại rau thơm như ngò, rau húng thì món ăn này với trọn vị được.
Hủ tiếu miền Nam này đạt chuẩn thì thịt bò và cà rốt phải mềm nhưng tuyệt nhiên không được nát. Ảnh: vansgoodeats
Mặc dù những phiên bản hủ tiếu miền Nam này chỉ là những món ăn bình dân, thế nhưng hương vị của chúng chẳng hề thua kém bất cứ món ăn nào khác. Thế nên, nếu có dịp bạn hãy dành chút thời gian để trải nghiệm hết những món ăn này nhé!
Hủ tiếu nước lèo da heo chiên giòn - 'siêu phẩm' lạ mà quen ở Sài Gòn Hủ tiếu là món ăn phổ biến với rất nhiều người Sài Gòn. Hủ tiếu có nhiều loại khác nhau với những biến tấu thú vị: từ hủ tiếu bò kho, hủ tiếu Mỹ Tho đến hủ tiếu Nam Vang hay chỉ đơn giản là xe hủ tiếu gõ. Thế nhưng món hủ tiếu nước lèo nấu với da heo chiên giòn thì...