Liệt kê loạt tài sản ‘khủng’ đưa vào khắc phục cho trái chủ
Ngày 24.9, luật sư tiếp tục thẩm vấn bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) về sai phạm trong việc phát hành các gói trái phiếu khống, lừa bán cho 35.824 trái chủ, chiếm đoạt hơn 30.000 tỉ đồng.
Trả lời luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan – PV) về nguồn tiền khắc phục hậu quả cho các trái chủ, bị cáo Lan nói sẽ huy động hết nguồn tiền để chi trả cho người dân. Theo đó, bị cáo đề nghị HĐXX thu hồi khoảng 17.000 tỉ đồng được một số ngân hàng sử dụng có nguồn gốc từ tiền phát hành trái phiếu, về quan hệ dân sự giữa các ngân hàng này với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) sẽ được giải quyết sau và bị cáo sẵn sàng đứng ra để giải quyết.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại tòa. ẢNH: THẢO NHÂN
Ngoài ra, bị cáo đề nghị sử dụng toàn bộ tiền đã khắc phục tại CQĐT 356 tỉ đồng; các bị cáo khác đã khắc phục 47 tỉ đồng; tiền phong tỏa trong tài khoản theo phụ lục số 7 tổng cộng 304 tỉ đồng; tiền các cá nhân, tổ chức phải trả lại bị cáo trong giai đoạn 1 (Công ty Sơn Long Thọ đã nộp để chuẩn bị xét xử phúc thẩm); 18% cổ phần Công ty Vietcombank – Bonday – Bến Thành tương đương 919 tỉ đồng để trả tiền cho trái chủ.
Bị cáo Trương Mỹ Lan muốn dùng ’siêu dự án’ Amigo để khắc phục cho trái chủ
Bên cạnh đó, các tài sản không bị kê biên bị cáo cũng đề nghị được xử lý để khắc phục hậu quả cho cả vụ án qua các giai đoạn, gồm: tòa nhà 29 Liễu Giai (Hà Nội), sau khi bán và trả khoản nợ vay 250 triệu USD, phần còn lại xin nộp lại để khắc phục hậu quả; Dự án 6A (Trung Sơn, Bình Chánh, TP.HCM) thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát hiện SCB đang giữ giấy tờ cùng 65 tài sản khác nhưng không đảm bảo cho khoản vay nào; Dự án Almigo (khu tứ giác Nguyễn Huệ – Hồ Tùng Mậu – Huỳnh Thúc Kháng – Ngô Đức Kế), gồm khoảng 160 sổ đỏ, trong đó khoảng 40 sổ đang cho SCB mượn, một phần bị kê biên trong giai đoạn 1, nên bị cáo Lan xin giải tỏa để thực hiện dự án nhằm khắc phục hậu quả.
Cũng trong chiều qua, luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang (bào chữa cho 4 đồng phạm của bị cáo Lan) cho biết có một người bạn của bà Trương Mỹ Lan có ý muốn mua lại các tài sản của bà Lan. Theo luật sư, đối với tòa nhà 29 Liễu Giai (Hà Nội) có 3 cổ đông góp vốn, đang thế chấp vay ngân hàng 250 triệu USD, một người bạn của bà ở Mỹ muốn thay mặt đại diện cho 3 cổ đông trả 250 triệu USD để trả nợ cho ngân hàng và cho bà mượn 130 triệu USD để khắc phục cho các bị hại ở vụ này. “Tòa nhà này không phải của mình bị cáo mà còn có những người khác, nên không trả lời được ngay bây giờ”, bị cáo Lan trả lời.
Bên cạnh đó, đối với dự án 6A, luật sư hỏi bị cáo Lan: “Có đồng ý rằng người này sẽ nộp một khoản tiền vào tài khoản tạm giữ của cơ quan tố tụng và bà đồng ý giao lại dự án 6A cho họ, sau này bà và họ bàn chuyện mua bán sau không?”. Bị cáo Lan trả lời: “Với dự án 6A tôi muốn tìm người có tiền thật và mua thật, còn giá trị bao nhiêu tôi không còn quan tâm nữa”.
Xét xử giai đoạn 2 vụ Vạn Thịnh Phát: Hơn 27.000 tỷ đồng "lắt léo" qua chứng từ khống
Sáng 23/9, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh tiếp tục phiên xét hỏi các bị cáo liên quan đến vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Rửa tiền" và "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới" xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan.
HĐXX xét hỏi các bị cáo xoay quanh hành vi phát hành trái phiếu, hợp thức hóa việc phát hành trái phiếu để chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư. Những nhân vật được đánh giá như cánh tay phải hỗ trợ, giúp sức cho bị cáo Trương Mỹ Lan đã lộ diện vai trò. Trong đó, cặp đôi Thái Thị Thanh Thảo, Giám đốc dịch vụ khách hàng Wholesale Ngân hàng SCB và Nguyễn Phương Hồng, nguyên Phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB kiêm Giám đốc ngân hàng SCB chi nhánh Sài Gòn là "mắc xích" quan trọng đưa dòng tiền hơn 27.000 tỷ đồng đi vòng vèo, lắt léo qua nhiều cửa ải để "chảy vào" túi của bị cáo Trương Mỹ Lan.
Bí cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa sáng 23/9.
Thái Thị Thanh Thảo làm việc tại Ngân hàng SCB chi nhánh Sài Gòn từ năm 2015 với vai trò là Kiểm soát viên giao dịch sau đó được bổ nhiệm làm Phó Phòng dịch vụ khách hàng có nhiệm vụ quản lý, điều hành chung về mảng cá nhân, doanh nghiệp của bộ phận giao dịch. Sau khi Ngân hàng SCB chi nhánh Sài Gòn thay đổi cơ cấu tổ chức, Thảo được bổ nhiệm làm Giám đốc dịch vụ khách hàng WholeSale phụ trách mảng dịch vụ, điều hành, quản lý các Kiểm soát viên, giao dịch viên thực hiện các hoạt động giao dịch nộp, rút, ủy nhiệm chi, thanh toán trong nước liên quan đến doanh nghiệp và còn phục vụ riêng nhóm khách hàng, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Thảo thực hiện các giao dịch đi lệnh chuyển tiền, nộp rút tiền mặt liên quan đến các hoạt động của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát theo sự chỉ đạo của Nguyễn Phương Hồng, nguyên Phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB kiêm Giám đốc Ngân hàng SCB chi nhánh Sài Gòn. Hàng ngày, Hồng chỉ đạo Thảo chạy dòng tiền bằng hai hình thức: Nếu dòng tiền phức tạp, cần đi lệnh bên ngoài nhiều ngày thì Hồng sẽ lập file Excel hoặc viết ra giấy chi tiết việc đi lệnh; Nếu dòng tiền đơn giản, đi lệnh 1 hoặc 2 ngày thì Hồng sẽ thông báo miệng hoặc gọi điện cho Thảo thực hiện. Theo đó, Thảo sẽ tách riêng các thông tin giao dịch nộp, rút tiền, chuyển tiền chuyển cho các giao dịch viên, kiểm soát viên thực hiện kèm theo chứng từ mà người của Tập đoàn chuyển đến.
Hàng ngày, Thảo sẽ ghi chép lại toàn bộ các giao dịch trong ngày mà Hồng chỉ đạo để quản lý, theo dõi và đảm bảo cân đối sổ quỹ, số liệu hạch toán trong ngày.
Liên quan đến dòng tiền trái phiếu công ty An Đông và Sunny World năm 2018 và 2019, Nguyễn Phương Hồng đã lập sẵn các bảng Excel thể hiện thông tin các giao dịch nộp, rút chuyển tiền giữa các cá nhân, doanh nghiệp trong Tập đoàn Vạn Thịnh Phát chuyển cho Thảo để thực hiện các giao dịch. Việc rút tiền từ trái phiếu Công ty An Đông và Sunny World Hồng cũng báo cho Thảo theo từng ngày có các giao dịch rút tiền và từng giao dịch chuyển tiền đi. Đồng thời, vào những ngày có giao dịch thì người của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cũng mang các chứng từ tương ứng đến và các cá nhân có liên quan cũng đến quầy giao dịch để ký các chứng từ nộp, rút tiền.
Một số trường hợp các cá nhân không đến kịp để ký chứng từ vào ngày giao dịch thì Hồng sẽ tự liên hệ với bên Tập đoàn gọi người đó đến, nếu người đó không đến thì Hồng sẽ chỉ đạo Thảo cho hạch toán trên hệ thống giao dịch và để người đó đến ký vào hôm sau.
Thực tế việc chạy dòng tiền từ trái phiếu của Công ty An Đông và Công ty Sunny World chỉ hạch toán trên hệ thống Ngân hàng SCB không có tiền mặt thực tế nộp vào, rút ra. Chỉ cẩn đảm bảo tổng giá trị nộp tiền trong ngày bằng tổng giá trị rút tiền trong ngày để cân sổ quỹ tiền mặt trong ngày tại chi nhánh.
Việc sử dụng số tiền hơn 27.000 tỷ đồng thu được từ trái phiếu Công ty An Đông (25.000 tỷ đồng) và Công ty SunnyWorld (2.400 tỷ đồng) được Hồng quy ước gọi theo tên các công ty trái chủ sơ cấp là "Bond WMC, Bond VTP, Bond VIPD, Bond VNG, Bond Sinny, Bond Khang Thành Phú..."
Một số bị cáo ngồi ngoài hành lang theo dõi phiên tòa qua màn hình.
Việc đi lệnh tiền được thực hiện qua hai hình thức: Rút tiền mặt trực tiếp để đưa xuống hầm B1 giao cho Bùi Văn Dũng, lái xe của bị cáo Trương Mỹ Lan và đưa trực tiếp cho Nguyễn Phương Hồng nhận hoặc một số cá nhân Hồng yêu cầu giao trực tiếp tại Ngân hàng SCB chi nhánh Sài Gòn; Đi lệnh rút tiền mặt (không rút tiền mặt thực tế mà chỉ ký chứng từ rút tiền) cho các cá nhân khác đứng tên nộp tiền mặt vào tài khoản theo chỉ định của Hồng. Sau đó tiếp tục đi lệnh chuyển tiền vào các tài khoản để sử dụng cho các mục đích như: Trả nợ khoản vay, thanh toán thẻ tín dụng, chuyển tiền cho cá nhân, tổ chức...
Tại phiên tòa, Thái Thị Thanh Thảo thừa nhận toàn bộ dòng tiền khống 27.400 tỷ đồng liên quan đến Công ty An Đông và Công ty Sunny World đều do Thảo tiếp nhận chỉ đạo của Nguyễn Phương Hồng. Còn Nguyễn Phương Hồng thừa nhận việc mua bán trái phiếu giữa các công ty chỉ là hình thức nhằm tạo lập sản phẩm trái phiếu, huy động tiền về để sử dụng theo chỉ đạo của bị cáo Trương Mỹ Lan.
Hình ảnh vợ chồng bà Trương Mỹ Lan tại phiên tòa giai đoạn 2 vụ Vạn Thịnh Phát Sáng 19/9, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm trong giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan. Theo cáo buộc, bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm phát hành 25 gói trái phiếu khống, có tổng...