Liên tục ghi nhận ca mắc COVID-19, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp chống lây nhiễm
Bộ Y tế vừa đưa ra khuyến cáo mới nhất phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình hình mới và đề nghị người dân thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh dưới đây:
1. Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).
2. Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế.
3. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.
4. Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh.
5. Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.
6. Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.
7. Tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ nếu trở về từ vùng dịch.
8. Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ của bản thân.
9. Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình: https://www.bluezone.gov.vn/
Nguồn: Bộ Y tế
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: 'Việt Nam đã kiểm soát được dịch'
'Dù có sự so sánh Việt Nam với nước khác, cho rằng Việt Nam đã làm tốt hơn', và 'dù ít nói đến điều này', nhưng Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định 'đến nay có thể đánh giá Việt Nam đã kiểm soát được dịch COVID-19'.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì hội nghị - Ảnh: THUÝ ANH
"Với sự khiêm tốn của người Việt, chúng tôi ít nói đến điều này, nhưng đến nay có thể đánh giá Việt Nam đã kiểm soát được dịch"
Phó thủ tướng VŨ ĐỨC ĐAM
Sáng nay 25-2, Bộ Y tế họp trực tuyến với 700 điểm cầu toàn quốc để triển khai công tác năm 2020. Chống dịch COVID-19 như thế nào khi dịch chuyển sang giai đoạn mới là trọng tâm của hội nghị.
Video đang HOT
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì hội nghị.
Có tình trạng thu gom thuốc phòng chống dịch
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết cơ quan chức năng đã đồng thuận giảm thuế nguyên phụ liệu sản xuất hàng phục vụ chống dịch, trong đó có nguyên liệu sản xuất khẩu trang.
Ông Cường cũng cho biết báo cáo của Cục Quản lý dược cho biết có tình trạng thu gom kháng sinh, thuốc phòng chống dịch.
"Hoạt động phòng chống dịch đang thực hiện theo nguyên tắc 4 tại chỗ, như nhân lực tại chỗ, trang thiết bị tại chỗ, cơ sở y tế tại chỗ, hiện các điều kiện này đều đáp ứng được" - ông Cường nói.
Theo ông Nguyễn Trung Thảo - phó chủ tịch UNND tỉnh Cao Bằng - cần xem xét việc xuất khẩu trang thiết bị y tế, trong đó có khẩu trang qua biên giới. Theo đó, thời gian vừa qua có nhiều vụ xuất hàng số lượng lớn.
"Nếu xuất khẩu số lượng quá lớn trong khi trong nước không có hàng thì phải xem lại" - ông Thảo nói.
Tại Cao Bằng, thời gian qua đã có xấp xỉ 1.400 người từ Trung Quốc về nước qua các đường mòn lối mở của Cao Bằng, từ ngày 13-2 tỉnh này đã quá tải khu cách ly, từ ngày 14 đến 21-2, tỉnh đã chuyển hơn 500 người về tuyến sau cách ly.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại hội nghị - Ảnh: THÚY ANH
Cách ly cả khu vực có dịch có ý nghĩa quan trọng
Tại cuộc họp, các điểm cầu rất quan tâm kinh nghiệm tổ chức cách ly ổ dịch tại Vĩnh Phúc. Theo đại diện tỉnh Vĩnh Phúc, hiện 11/11 người nhiễm COVID-19 của tỉnh này đã khỏi bệnh.
Như vậy toàn bộ 16/16 người nhiễm bệnh tại Việt Nam đã khỏi bệnh.
Theo ông Trần Như Dương - tổ trưởng tổ công tác của Bộ Y tế tại tâm dịch Sơn Lôi - việc cách ly Sơn Lôi cách đây 2 tuần do khi đó đây là tâm dịch, có lây lan ra cộng động, uy hiếp khu vực bên ngoài. Việc khoanh vùng cách ly Sơn Lôi không chỉ chống dịch riêng ở Vĩnh Phúc và "chúng ta phải cảm ơn xã Sơn Lôi".
Việc giám sát ca nghi ngờ sớm nhất là rất quan trọng, tổ công tác đã triển khai nhiều biện pháp như lập danh sách toàn bộ nhân khẩu của 2.774 gia đình ở Sơn Lôi, tập huấn cho 30 nhóm, trang bị cho họ biểu mẫu, thiết bị.
Ngay trong đêm có bản tin ngắn gọn về việc theo dõi sức khỏe toàn dân, thông báo dịch cho tất cả người dân biết. Nhóm này hàng ngày đến từng gia đình đo thân nhiệt, hỏi thăm sức khỏe, có vấn đề là báo tin ngay cho y tế.
Ngoài ra, bố trí 2 xe cứu thương, 1 xe chuyển bệnh nhân thông thường, 1 xe chuyển bệnh nhân nghi ngờ COVID-19.
Đây là những kinh nghiệm quan trọng cho những khu vực khác nếu có yêu cầu cách ly. Hiện toàn bộ người mắc bệnh của tỉnh Vĩnh Phúc đã khỏi bệnh và 10 ngày nay không ghi nhận ca nhiễm mới.
Cách ly thêm 7 ngày với người nghi nhiễm
Ông Dương cũng cho hay những người nghi nhiễm sau cách ly 14 ngày tại cơ sở cách ly, cần theo dõi tại nhà thêm 7 ngày, có sự hỗ trợ của y tế.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu ông Dương và tổ công tác biên soạn một sổ tay hướng dẫn cách ly, để có thể áp dụng khi có trường hợp tương tự.
"Hướng dẫn" này sẽ phải gửi ngay ngày 26-2.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trao đổi tại hội nghị - Ảnh: THÚY ANH
Hà Nội chuẩn bị cho học sinh quay lại trường
Hà Nội cho biết dân số ban đêm của thành phố là 8 triệu người, ban ngày hơn 10 triệu người, Hà Nội khẳng định chưa có ca dương tính, 78 người nghi nhiễm chỉ còn 1 người đang phải theo dõi, còn lại đã có kết quả âm tính.
Hiện TP có văn bản hướng dẫn chi tiết các bước vệ sinh khử khuẩn, yêu cầu với giáo viên, học sinh, phụ huynh, đã tiến hành khử khuẩn 4 đợt tại tất cả các trường học, cuối tuần này sẽ triển khai khử khuẩn đợt 5, đúng yêu cầu của Chính phủ trước khi đón học sinh trở lại trường.
Đà Nẵng cách ly đoàn khách Hàn Quốc từ chối cách ly tại bệnh viện như thế nào?
10h30 ngày 24-2, Đà Nẵng tiếp nhận chuyến bay có 80 hành khách từ Daegu về, đã phân loại hành khách từ chân máy bay, trong đó có 58 người Việt Nam, 2 khách Thái Lan và 20 người Hàn Quốc.
Đà Nẵng đã sử dụng Bệnh viện Phổi để cách ly nhóm người nước ngoài, 58 người Việt đến cách ly tại Trung tâm huấn luyện của quân đội. Nhóm người Việt có 1 người sốt, đã chuyển bệnh viện điều trị.
Nhóm người Hàn Quốc ban đầu có thay đổi về địa điểm cách ly, hiện đã ổn định cách ly tại bệnh viện, nếu có mong muốn sẽ đưa về Hàn Quốc sớm nhất.
Đà Nẵng đang phối hợp Lãnh sự quán Hàn Quốc để cách ly theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
Chiều 25-2, TP sẽ họp để rà soát khách từ 2 tỉnh có dịch của Hàn Quốc và đưa vào diện cách ly theo quy định.
Giám sát chặt người đến từ vùng có dịch bệnh
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, giám đốc Sở Y tế TP.HCM, báo cáo tại cuộc họp - Ảnh: THÙY DƯƠNG
Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết TP.HCM tổ chức kiểm dịch y tế nghiêm ngặt và giám sát chặt chẽ người đến từ vùng có dịch.
Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế phối hợp Cảng vụ hàng không, Cảng vụ hàng hải, công an cửa khẩu áp dụng khai báo y tế cho hành khách nhập cảnh đến từ hoặc đi qua Trung Quốc từ ngày 25-1, khai báo y tế cho hành khách đến từ hoặc đi qua Hàn Quốc từ ngày 23-2.
Thực hiện đầy đủ kiểm dịch y tế biên giới tại các cửa khẩu theo quy định nhằm phát hiện kịp thời người nghi ngờ mắc bệnh nhập cảnh vào TP. Mở rộng việc giám sát thân nhiệt hành khách tại ga quốc nội Tân Sơn Nhất và ga Sài Gòn.
Sở Y tế TP đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP tăng cường giám sát người nhập cảnh đến từ một số quốc gia, vùng lãnh thổ đang có nhiều người nhiễm bệnh.
Tính đến ngày 25-2, bệnh viện dã chiến đã tiếp nhận 79 trường hợp, trong ngày 24-2 tiếp nhận 37 trường hợp để cách ly tập trung, trong đó có một trường hợp có triệu chứng nghi ngờ nhưng sau khi xét nghiệm chẩn đoán đã cho kết quả âm tính.
Hiện chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh trong những người được cách ly.
Tuy nhiên, ông Bỉnh cho rằng nguy cơ xâm nhập từ vùng dịch, đặc biệt từ các quốc gia châu Á đang có số ca nhiễm bệnh cao nhưng vẫn được phép đến Việt Nam và từ các địa phương trong nước đang lây lan bệnh dịch trong cộng đồng.
Khả năng kiểm dịch đối với ca xâm nhập từ ổ dịch nội địa rất khó khăn, bởi dân số và mật độ dân cư cao cũng tạo điều kiện cho bệnh lây lan trong cộng đồng, số lượng và mật độ học sinh trong các cơ sở giáo dục còn cao.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam mời tất cả hội trường đứng lên để cảm ơn những người đã tham gia chống dịch - Ảnh: L.ANH
'Chúng ta đã kiểm soát được dịch '
Phát biểu tại cuộc họp, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói có sự so sánh Việt Nam với nước khác, cho rằng Việt Nam đã làm tốt hơn.
"Với sự khiêm tốn của người Việt, chúng tôi ít nói đến điều này, nhưng đến nay có thể đánh giá Việt Nam đã kiểm soát được dịch" - ông Đam nói.
Tuy nhiên ông Đam cho rằng Việt Nam vẫn thận trọng và đã tính đến kịch bản 5 bước, trong đó khẳng định Việt Nam có thể ứng phó tốt khi có 3.000 bệnh nhân. Nếu dịch xảy ra ngay trong Tết Nguyên đán vẫn sẵn sàng ứng phó.
Với những kinh nghiệm đã có, phương châm của Việt Nam là phải ngăn chặn triệt để, phát hiện sớm, cách ly, khoanh vùng và dập dịch triệt để, như "dập đống lửa để không còn gì âm ỉ".
Hôm nay đã sang ngày thứ 13 phong tỏa xã Sơn Lôi, vùng tâm dịch và đã qua ngày thứ 10 không ghi nhận bệnh nhân mới, đã triển khai tất cả các biện pháp mạnh. Dù tình hình có thay đổi, như ở Hàn Quốc, Ý, Iran, nhưng 5 phương châm trên không thay đổi.
Phó thủ tướng cũng khẳng định minh bạch thông tin, minh bạch để cảnh báo nguy cơ và mọi người dân tham gia, chống dịch đầu tiên là từng người dân tham gia.
"Đây là đợt diễn tập cho các tình huống chống dịch. Mặc dù là quốc gia có biên giới đường bộ, đường thủy, người qua lại đông, nguy cơ lây nhiễm cao nhất, nhưng Việt Nam chỉ có 16 ca dương tính, đã chữa trị khỏi cho 16/16 bệnh nhân. Chúng ta đã kiểm soát được dịch" - ông Đam cho biết.
Tuy nhiên, ông Đam cho rằng đây là chiến dịch đầu tiên, còn có thể có những chiến dịch kế tiếp, nhưng "Việt Nam đã có phương pháp, không giờ phút nào lơi lỏng" - ông Đam khẳng định.
Theo tuoitre
Đà Nẵng lên phương án bố trí máy bay đưa hành khách Hàn Quốc về nước Sáng 25-2, TP Đà Nẵng đã họp khẩn về vấn đề với 22 khách (2 khách Thái Lan và 20 người Hàn Quốc). Đà Nẵng ra đưa phương án là lãnh đạo TP bố trí chuyến bay đưa khách về lại Hàn Quốc nếu họ mong muốn, còn nếu không thì thực hiện đúng cách ly của Bộ Y tế. Sáng 25-2, tại...