Liên tục câu trộm ở Hồ Gươm
Thời gian gần đây liên tục xuất hiện các trường hợp câu trộm ở Hồ Gươm. Đặc biệt, tại đây có rất nhiều bảo vệ , nhưng tất cả đều… “không nhìn thấy”.
Chiều qua, 30.3, hai thanh niên cầm cước và lưỡi câu chùm ngồi ở bờ hồ bên đường Lê Thái Tổ, đoạn trước nhà vệ sinh công cộng. Thấy có quá nhiều người qua lại, một thanh niên bất ngờ đứng dậy, mang “đồ nghề ” vào trong nhà vệ sinh công cộng để giấu.
Người thanh niên sử dụng lưỡi câu chùm khá to
Đặc biệt, tại đây có rất nhiều bảo vệ, nhưng đều ” không nhìn thấy” hành động này. Không chỉ có vậy, người thanh niên trên còn tỏ ra khá thân thiết với lực lượng bảo vệ và một số nhân viên môi trường ở Hồ Gươm.
Trước đó, ngày 25.3, phóng viên Dân Việt bắt gặp một đối tượng khác thả lưỡi câu xuống Hồ Gươm bên bờ hồ đường Đinh Tiên Hoàng, đoạn phía trước tượng đài vua Lý Công Uẩn.
Trong khi đó, ngày 2.3, Dân Việt đã từng đăng tải clip về hai người đàn ông câu trộm lộ liễu ở Hồ Gươm.
Nhìn những hình ảnh này, ai cũng thấy bất bình, phẫn nộ, nhưng cơ quan chức năng dường như vẫn chưa vào cuộc.
Video đang HOT
Một số hình ảnh của phóng viên Dân Việt:
Hai thanh niên cầm lưỡi câu và cước ngồi bên bờ Hồ Gươm
Lưỡi câu chùm khá to
Rùa Hồ Gươm đã từng mắc lưỡi câu chùm trên lưng
Người thanh niên này tỏ ra khá thân thiết với lực lượng bảo vệ và nhân viên vệ sinh ven hồ
Trước đó, ngày 25.3, phóng viên phát hiện một đối tượng thả câu xuống Hồ Gươm ở phía đường Đinh Tiên Hoàng, đoạn trước tượng đài vua Lý Thái Tổ
Theo Dân Việt
Đánh giày... xây nhà lầu
Bằng cái tâm và lòng yêu nghề họ đã xây dựng được "thương hiệu đánh giày" và với số tiền kiếm được từ... đánh giày, nhiều người đã xây được nhà khang trang giữa Thủ đô.
Ông Bảng "hói" (Đinh Văn Bảng, quê Bình Lục, Hà Nam) chia sẻ: " Làm nghề gì cũng cần có cái tâm. Đánh giày cũng vậy. Bốn chiếc bàn chải là bốn công đoạn để đôi giày của khách được chăm sóc tốt nhất, nước xi đảm bảo độ bền và bóng loáng". Chẳng thế mà cái tên Bảng "hói" trở nên quen thuộc với người dân Hà thành.
Đánh giày cũng phải có... thương hiệu
Với hơn 60 năm đánh giày dưới gốc cây sấu tại đại chỉ 22 phố Tràng Tiền (Hoàn Kiếm, Hà Nội) có thể coi ông Bảng "hói" là "cụ kỵ" trong làng đánh giày Hà Nội. Gắn trọn tuổi đời với nghề, từ lúc còn thanh niên cho đến khi nhiều khách hàng gọi ông bằng cụ, chưa một khách hàng nào phàn nàn ông việc chăm sóc giày dép da.
Với chiếc hộp đựng đồ nghề và chiếc xe đạp Mifa cọt kẹt, ông Chiêm "sống khỏe" với nghề đánh giày.
Cách đánh của ông cũng không giống với lớp trẻ ồ ạt từ các tỉnh ra hành nghề. Ông dùng 4 cái bàn chải và một tấm mút cho một lần chăm chút giày. Mỗi cái thuần túy về mặt chức năng làm sao đôi giày của khách được chăm chút tỷ mỷ đến từng chi tiết, góc cạnh nhỏ nhất. Từ khi có quyết định cấm những người đánh giày hoạt động ở vỉa hè, ông Bảng chuyển vào một góc nhỏ trong Trung tâm Văn hóa Pháp. Khách hàng vẫn mỗi ngày đến với ông rất đông, đó là nhờ mối quen suốt mấy chục năm gầy dựng. Có người còn tin tưởng giao cả chục đôi giày dép gửi ông "mông má", đến chiều quay lại lấy mà không cần hóa đơn, biên nhận gì.
Thâm niên không lâu bằng ông Bảng, nhưng ngày ngày tại phố Võ Thị Sáu, người đi đường thường ngước nhìn tấm biển: "Bước chân Chiêm" của ông Chiêm in trên chiếc hộp đựng đồ đặt sau chiếc xe đạp Mifa cọt kẹt. Không như bọn trẻ đánh giầy cứ thấy khách ngồi uống cà phê là lao vào chào mời, kỳ kèo cho bằng được, ông Chiêm chỉ đến 2 điểm ngồi cố định của mình trên phố và chờ khách gọi. Những người đã được ông chăm sóc giày một lần thì sẽ không bao giờ quên. Cũng với 4 chiếc bàn chải và một tấm mút, ông luôn khiến những đôi giày lấm bụi, hoen ố trở nên mới toanh. Ông là người thợ đặc biệt không chỉ bởi tiền công đánh giày 3.000 đồng một đôi gần 10 năm nay không đổi, mà còn cách chăm sóc giày. Chiếc giày nào của khách bị bong hay tuột đường khâu, ông thường dán hoặc khâu miễn phí cho khách. "Bước chân Chiêm" đã trở thành thương hiệu đánh giày của phố.
Bám nghề, lấy vợ, xây nhà
Tuy muu sinh bằng nghề đánh giày, nhưng mức thu nhập của những bác thợ đánh giày này khiến nhiều người phải... mơ ước. " Mỗi đôi giày, tôi lấy của khách 10.000 đồng. Ngày đông, đắt hàng đánh được khoảng 50 đôi. Nhiều khách dễ tính "bo" cao thì ngày hôm đó cũng kiếm được kha khá. Tính trung bình một ngày tôi cũng kiếm được 400.000 - 500.000 đồng", ông Bảng tính nhẩm. Tháng nào cũng vậy, trừ chi phí ăn ở trọ đắt đỏ giữa thủ đô, ông cụ Bảng cứ đều đặn gửi vài triệu đồng về quê cho cụ bà.
Còn với ông Chiêm, tiền dành dụm từ đánh giày, ông vừa mới lấy được vợ và xây ngôi nhà 3 tầng trong trong khu phố mà bấy lâu ông ở trọ.
Trong khi đó, chàng thanh niên trẻ tên Minh (quê Thanh Hóa ra Hà Nội mưu sinh), hành nghề đánh giày trên đường Kim Mã, cho biết số tiền hằng ngày kiếm được, không chỉ gửi về hỗ trợ gia đình "mỗi tháng 2 triệu đồng), mà còn nuôi em học đại học. "Nghề nào cũng là nghề kiếm sống cả, nếu mình coi đó là nghề để mưu sinh và làm việc hết lòng, thì nghề sẽ không phụ", Minh tâm sự.
Theo Đất Việt
Những cặp đôi kì quặc Không ai tin được rằng họ có thể quen nhau lâu bền, bởi vì cách yêu của họ hoàn toàn khác với lẽ thường! "Thả" B.Nhân (lớp 12 trường N) và P.Anh (cùng lớp) chính thức quen nhau từ năm lớp 10 đến nay. Lạ một điều rằng trong thời gian tìm hiểu, B.Nhân cũng có quen thêm vài bạn nữ nữa và...