Liên tiếp xảy ra vỡ nợ
Chiều 20.9, Công an H.Ia Grai ( Gia Lai) cho biết đang tiến hành xác minh 2 vụ vỡ nợ xảy ra tại TT.Ia Kha và xã Ia Pếch; đồng thời triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
Nhà riêng bà Vũ Thị Dược đóng kín cửa ẢNH: ĐỨC NHẬT
Cụ thể, trong các ngày qua, nhiều người dân đã đến nhà riêng của bà Vũ Thị Dược (trú thôn Thắng Trạch 2, TT.Ia Kha) để đòi nợ. Hiện căn nhà này đã đóng cửa kín mít, chủ nhà cũng đã đi vắng từ lâu.
Qua tìm hiểu, nhiều người cho bà Dược vay từ 100 triệu đến 1 tỉ đồng, với tổng số tiền khoảng 3 – 4 tỉ đồng, để “đáo hạn ngân hàng”. Tuy nhiên, vợ chồng bà Dược đã đi khỏi địa phương. Nhiều chủ nợ đã cố liên lạc nhưng không được.
Còn tại xã Ia Pếch, trong thời gian dài, ông Rơ Châm Vớt (46 tuổi, ngụ làng Dê Chí, xã Ia Pếch) đã vay tiền của nhiều người với tổng số tiền khoảng 5 tỉ đồng cũng để “đáo nợ ngân hàng”. Từ cuối tháng 8.2018 ông Vớt đã rời khỏi địa phương.
Theo TNO
"Bản án" kỷ luật lạ cho bác sĩ Gia Lai: Đồng nghiệp nói gì?
Sự cố ngoài ý muốn hay sai sót về chuyên môn? Đình chỉ bác sỹ mổ là hình thức kỷ luật rất nặng.
Video đang HOT
Benh vien Đa khoa Gia Lai xu ly ky luat một bác sĩ làm đúng quy trình
Khi có tai biến, quan trọng nhất là thai phụ và cháu bé an toàn
Câu chuyện của bác sĩ Nguyễn Tĩnh Bình ở Gia Lai xử trí lấy thai nhi đúng quy trình nhưng vẫn bị đình chỉ phẫu thuật 3 tháng đang khiến nhiều đồng nghiệp trong ngành y lo lắng.
Ngày 18/9, trả lời PV Báo Giao thông, tiến sĩ, bác sĩ Lê Hoàng, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh sản, bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội (nguyên phó GĐ Bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho biết, trường hợp của bác sĩ Bình được nhiều người trong ngành Y tế quan tâm.
Bác sĩ Hoàng nhận định, việc thai phụ sinh mổ lần 2 có nhiều nguy cơ xảy ra tai biến. Trong một số trường hợp, quá trình bóc tách tại vị trí vết thương cũ để đưa cháu bé ra có thể gây thủng bàng quang, thủng ruột, trực tràng, đại tràng.... Việc quan trọng nhất thời điểm này là bác sĩ phải làm tốt nhất để thai phụ và đứa bé an toàn. Bác sĩ sau khi phát hiện tai biến đã xử lý kịp thời, an toàn là rất tốt.
Cũng theo chuyên gia này, trong quá trình phẫu thuật gặp tai biến ngoài ý muốn buộc phải xử trí trúng bàng quang của sản phụ mới có thể đưa cháu bé ra ngoài là trường hợp bình thường. Đây không phải là sự cố nguy hiểm và ngành y cho phép vì đây là trường hợp bất khả kháng, không phải là sai sót về chuyên môn.
Về việc bác sĩ Bình bị ngành Y tế tỉnh Gia Lai đình chỉ phẫu thuật 3 tháng, PGS, TS, bác sĩ Lê Hoàng cho rằng đây là một hình thức kỷ luật rất nặng.
"Hội đồng khoa học của bệnh viện xác định đây là một trường hợp xử lý đúng quy trình, đúng chỉ định thì làm sao phải kỷ luật? Trong ngành của chúng tôi, những người cầm dao mà bị 'treo dao' là một hình thức kỷ luật rất nặng nề", bác sĩ Hoàng nói.
Ông cũng giải thích thêm: "Người cầm dao phẫu thuật được đào tạo chuyên sâu và phải rèn luyện rất nhiều năm mới có thể phẫu thuật cho bệnh nhân. Gia Lai hiện nay thiếu rất nhiều bác sĩ có tay nghề cao, đối với bác sĩ sản có kinh nghiệm càng thiếu hơn".
Thế nên, kỷ luật một người có tay nghề cao thì thiệt hại lớn đến chuyên môn của bệnh viện. Và thiệt hại lớn nhất là thuộc về bệnh nhân".
Bác sĩ Nguyễn Tĩnh Bình, Trưởng khoa Sản, bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai người giúp sản phụ trong sinh nở đã thành "nạn nhân".
Dễ mất một bác sĩ có tay nghề
Bác sĩ CKII Lê Sỹ Phương, Phó trưởng khoa Phụ sản, Bệnh viện TW Huế cũng đồng tình với cách xử trí của bác sĩ Bình trong tình huống như báo chí phản ánh. "Việc bóc tách trong trường hợp trên thỉnh thoảng tôi cũng có gặp. Chuyện này về chuyên môn là bình thường. Quan trọng nhất là người phẫu thuật viên đảm bảo an toàn nhất cho sản phụ và em bé sau khi phẫu thuật" - bác sĩ Phương nói.
Bác sĩ này cũng cho rằng: "Treo dao" 3 tháng đối với một bác sĩ trưởng khoa không những làm ảnh hưởng uy tín của bác sĩ còn làm ảnh hưởng tới uy tín bệnh viện.
Trao đổi với Báo Giao thông, Bác sĩ Nguyễn Đình Tuấn - Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết: Trường hợp phẫu thuật này rất phức tạp và ai cũng khẳng định BS Bình mổ đúng quy trình, đúng chỉ định, đảm bảo chuyên môn và an toàn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, việc kỷ luật đình chỉ mổ có thể do Bệnh viện đánh giá tinh thần thái độ của BS Bình với người nhà bệnh nhân chưa phù hợp.
Một bác sĩ trẻ ngành Phụ sản ở tỉnh Quảng Trị (đề nghị giấu tên) cũng bày tỏ lo lắng của một người trong nghề trước "án" kỷ luật trên của ngành Y tỉnh Gia Lai.
"Người xưa ví "chửa cửa mả", ý nói chuyện sinh tử rất mong manh. Xử lý một ca tai biến là điều mà tất cả các bác sĩ không bao giờ mong muốn và nếu gặp, họ sẽ làm tốt nhất cho bệnh nhân. Nếu bác sĩ làm sai quy trình, vô đạo đức thì kỷ luật là xứng đáng nhưng nếu họ đã làm đúng quy trình, tận tâm, tận sức rồi thì nên cảm thông. Nếu kỷ luật không thoả đáng có thể dẫn tới áp lực tâm lý cho bác sĩ đó và những người trong ngành", bác sĩ này chia sẻ.
Liên quan đến vụ việc trên, bác sĩ Nguyễn Tĩnh Bình, Trưởng khoa Sản, bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai cho biết, hiện hay tình trạng sức khoẻ của thai phụ trong vụ việc tiến triển tốt. Sau khi gia đình thai phụ khiếu kiện, Bệnh viện đình chỉ mổ 3 tháng khiến cho ông bị tổn hại uy tín rất nhiều.
Trước đó, Báo Giao thông đưa tin, ngày 15/8, chị Nguyễn Thị Hồng Đào (SN 1994, trú tại P. Yên Thế, TP. Pleiku, Gia Lai) có biểu hiện chuyển dạ nên được gia đình đưa đến bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai để sinh. Bác sĩ Nguyễn Tĩnh Bình, Trưởng khoa Sản bệnh viện được chỉ định thực hiện ca phẫu thuật lấy thai nhi thành công. Tuy nhiên, ngày xuất viện, trên giấy ra viện ngoài nội dung lấy thai nhi còn thể hiện nội dung chị Đào bị rách bàng quang đã khâu lại.
Gia đình của chị Đào sau khi nhìn hoá đơn thanh toán đã đề nghị bác sĩ Bình viết cam kết chịu trách nhiệm việc sản phụ bị thủng bàng quang nhưng bác sĩ Bình từ chối việc làm này. Người nhà bệnh viện đã làm đơn cầu cứu vụ việc lên một số tờ báo và bệnh viện.
Sau khi báo chí đăng tải vụ việc trên, ngày 14/9, Sở Y tế Gia Lai đã có báo cáo gửi Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai và các cơ quan chức năng vào cuộc và kết luận. Theo đó, nguyên nhân xảy ra vụ việc là do sản phụ có vết mổ cũ gây dính nhiều; Quá trình mổ lấy thai, bóc tách dính giữa bàng quang và tử cung nên gây thủng bàng quang. Sở Y tế Gia Lai kết luận việc bác sĩ Bình lấy thai cho sản phụ Đào là đúng chỉ định, đúng quy trình; Kết luận này cũng nêu quá trình mổ lấy thai gây thủng bàng quang là sự cố y khoa ngoài ý muốn.
Từ đề xuất của Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Sở Y tế Gia Lai đồng ý đình chỉ bác sĩ Bình không tham gia trực và phẫu thuật trong vòng 3 tháng kể từ ngày 11/9. Ngoài ra, vị bác sĩ này còn bị cắt các khoản thu nhập ngoài lương trong vòng 3 tháng.
Tạ Vĩnh Yên
Theo baogiaothong
Ra mắt nhà máy chế biến hạt điều chuẩn HACCP ở Gia Lai Bà con nông dân vùng trồng điều ở Gia Lai đang có cơ hội tăng thêm thu nhập từ chuỗi giá trị nông sản sau khi nhà máy chế biến hạt điều của Công ty Cổ phần Hạt điều Hải Bình Gia Lai đi vào hoạt động. Ngày 17.9, tại TP Pleiku, Công ty Cổ phần Hạt điều Hải Bình Gia Lai (thôn...