Liên tiếp xảy ra tai biến thẩm mỹ, Sở Y tế TP.HCM nói gì?
Chỉ trong 6 tháng đầu năm, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã kiểm tra 319 cơ sở y tế, xử phạt 246 cá nhân và tổ chức có hành vi vi phạm.
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phối hợp cùng lực lượng chức năng bắt quả tang cơ sở vi phạm trong lĩnh vực y tế. Ảnh: Medinet.
Nói về những ca biến chứng thẩm mỹ trong thời gian gần đây, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết Sở đã mời những chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực y tế cùng ngồi lại, “mổ xẻ” những bệnh án có vấn đề.
“Trước mắt, chúng tôi nhấn mạnh những người chịu trách nhiệm chuyên môn của các bệnh viện, cơ sở thẩm mỹ phải lưu ý về gây mê hồi sức, tuân thủ các quy trình kỹ thuật, nếu thay đổi quy trình kỹ thuật phải báo cáo để được phê duyệt và có đánh giá toàn diện người bệnh trước khi phẫu thuật”, ông Dũng cho hay.
Đồng thời, các cơ sở phải tuân thủ nghiêm ngặt về kiểm soát nhiễm khuẩn, những cơ sở thẩm mỹ chưa đạt, khi Sở hậu kiểm tra sẽ yêu cầu ngưng hoạt động.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các cơ sở thẩm mỹ, bệnh viện thẩm mỹ cần tuân thủ 8 nhóm tiêu chí trong bộ an toàn kỹ thuật được Bộ Y tế ban hành, tuân thủ nghiêm quy trình giải thích lợi và hại của kỹ thuật cho khách hàng biết, không thể vì đồng tiền trước mắt là phớt lờ sự an nguy của khách hàng.
Ngoài ra, các đơn vị phải nhận diện và xử trí được những vấn đề trong và sau mổ, để nhanh chóng xử trí và báo động đỏ liên viện nếu là tình huống nguy cấp.
Theo ông Hồ Văn Hân, Chánh Thanh tra Sở Y tế TP.HCM, trong 6 tháng đầu năm, đơn vị đã kiểm tra 319 cơ sở y tế, trong đó kiểm tra đột xuất 182 cơ sở. Thanh tra Sở đã ban hành 246 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức, tổng số tiền là 10,7 tỷ đồng, tăng 65% so với năm 2023.
Trong đó, hành vi quảng cáo sai sự thật, nội dung quảng cáo chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là 75 cơ sở (chiếm tỷ lệ 25%); Đình chỉ có thời hạn là 44 cơ sở (chiếm tỷ lệ 24%); Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám chữa bệnh 27 cơ sở, tước quyền sử dụng giấy phép khám chữa bệnh là 44 cá nhân.
“Số lượng xử phạt hành chính của Sở Y tế đứng đầu trong khối văn hóa – xã hội của thành phố”, ông Hân nói.
Qua số liệu trên, ông Hân cho biết có thể đánh giá Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế đã hoạt động hiệu quả, nghiêm túc trong thanh tra, xử phạt.
“Trong công tác kiểm tra và xử phạt hành chính, chúng tôi làm rất nghiêm với những hành vi vi phạm có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn của người dân”, ông Hân nhấn mạnh.
19 sinh viên ở TP.HCM nhập viện do ngộ độc thực phẩm tập thể
Sở Y tế TP.HCM vừa thông tin về 19 sinh viên ở ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm.
Theo đó, từ lúc 21h30 phút ngày 8/5 đến 14h30 phút ngày 9/5/2024, Trạm Y tế Trung tâm Quản lý Ký túc xá Đại học quốc gia đã tiếp nhận 19 trường hợp sinh viên có các triệu chứng mệt, đau bụng, nôn ói, đi tiêu lỏng sau khi ăn tối tại nhà ăn của trường.
Trạm Y tế đã thực hiện khám và chuyển sinh viên đến Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức. Tất cả sinh viên được nhập viện để khám, xét nghiệm và theo dõi điều trị.
Ký túc xá Đại học quốc gia có 19 trường hợp nhập viện vì ngộ độc thực phẩm (Ảnh unizon)
Ngay sau khi nhận được báo cáo của bệnh viện, Sở Y tế TP.HCM chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP (HCDC) khẩn trương phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức điều tra dịch tễ, đánh giá nguy cơ và can thiệp theo quy trình xử lý các trường hợp ngộ độc thực phẩm.
Thông tin điều tra ban đầu ghi nhận 19 sinh viên, có độ tuổi trung bình là 20, đều ngụ tại ký túc xá Đại học Quốc gia, ở các phòng, dãy khác nhau.
Các sinh viên này đều ăn tối ở Căn tin B4 Ký túc xá khu B. Sau khi ăn khoảng 2-3 giờ thì xuất hiện triệu chứng mệt, đau bụng, nôn ói, sau đó có tiêu lỏng.
Theo Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức, hiện tình trạng sức khỏe của 19 sinh viên đã ổn định và tiếp tục được theo dõi tại bệnh viện.
Bước đầu, tổ công tác nhận định đây là một trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể. HCDC cùng với Trung tâm Y tế Thành phố Thủ Đức và Sở An toàn thực phẩm đang tiếp tục tiến hành điều tra, xác định nguồn gốc gây ngộ độc thực phẩm.
Trước đó, TP Thủ Đức cũng ghi nhận 16 học sinh tại nhiều trường tiểu học trên địa bàn phải nhập viện vì nghi ngộ độc thực phẩm. Ngày 2/5, Bệnh viện Lê Văn Thịnh cũng đã có báo cáo Sở Y tế, Sở An toàn thực phẩm cùng các đơn vị liên quan về vụ việc này.
Sở Y tế TP.HCM cảnh báo, thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh đường ruột, nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa do ngộ độc thực phẩm tăng cao. Vì vậy, cần lưu ý về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, những hàng quán lề đường cũng như tại chính mỗi gia đình. Các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục các biện pháp điều tra, giám sát vấn đề an toàn thực phẩm liên quan đến những trường hợp nêu trên.
TP.HCM chi viện Đồng Nai cứu chữa bệnh nhi nghi ngộ độc sau ăn bánh mì Trưa nay (3/5), đoàn chuyên gia hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) đã đến Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai để hỗ trợ về chuyên môn trong điều trị các ca nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì. Ngay sau khi có thông tin về các ca ngộ độc hàng loạt sau khi ăn bánh mì tại...