Liên tiếp phát hiện phi công vi phạm tốc độ khi hạ cánh xuống sân bay
Nhà chức trách hàng không cho biết, thời gian qua liên tiếp phát hiện phi công của một số hãng hàng không nước ngoài vi phạm tốc độ sau khi hạ cánh xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội) và Tân Sơn Nhất (TP.HCM).
Mới đây, cơ trưởng chuyến bay SQ176 của Hãng hàng không Singapore Airlines từ Singapore về Hà Nội sau khi hạ cánh và lăn về sân đỗ đã dừng quá vạch quy định giới hạn an toàn 1m.
Trong khi đó, tại sân bay Tân Sơn Nhất, máy bay A320/9V-JSQ của Hãng hàng không Jetstar Asia sau khi thực hiện chuyến bay 3K555 từ Singapore về Tân Sơn Nhất hạ cánh và lăn vào bến đậu cũng bị quá vạch khoảng 1,8m.
Cũng tại sân bay Tân Sơn Nhất, chuyến bay A320/9M-AQM của Malaysia Air Asia thực hiện chuyến bay AK526 từ Kuala Lumpur về cũng lăn quá vạch dừng khoảng 1,6m.
Chuyến bay SQ176 của Hãng hàng không Singapore Airlines dừng quá vạch quy định an toàn tại Tân Sơn Nhất (ảnh minh họa)
Nhà chức trách hàng không tại sân bay đã tiếp nhận hồ sơ các vụ việc. Với lỗi “điều khiển tàu bay trên đường lăn, sân đỗ tàu bay không tuân theo hướng dẫn của hệ thống dẫn đỗ tàu bay làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng không mà chưa uy hiếp đến an ninh, an toàn hàng không”, nhà chức trách hàng không có thể sẽ đưa ra mức phạt trung bình khoảng 7,5 triệu đồng.
Theo các chuyên gia hàng không, những sự việc này đều tiềm ẩn rủi ro mất an toàn do tàu bay có thể va chạm vào cầu ống lồng hoặc nhà ga, gây hư hỏng hoặc cháy nổ.
Nhà chức trách hàng không đều đã yêu cầu các hãng hàng không đưa các vụ việc nói trên vào bài tập tình huống thực tế trong bản tin an toàn hàng không cũng như trong tài liệu huấn luyện phi công nhằm đánh giá, kiểm soát rủi ro an toàn hàng không khi hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.
Video đang HOT
Các hãng hàng không cũng được yêu cầu quán triệt đến toàn bộ phi công phải tuân thủ nghiêm huấn lệnh của đài kiểm soát không lưu, tuân thủ đúng quy định về tốc độ khi tàu bay lăn vào bến đậu cũng như đúng theo các động tác tín hiệu của nhân viên đánh tín hiệu khi vào bến đỗ.
Theo Châu Như Quỳnh (Dân trí)
Những vụ bắt 'hàng xách tay' tai tiếng của nhân viên Vietnam Airlines
Được cho là có mức thu nhập cao trong ngành hàng không, các phi công, tiếp viên của Vietnam Airlines vẫn dính vào rất nhiều vụ buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép.
Ngày 3/1, Công an quận Tân Bình (TP.HCM) phát hiện trong hành lý của bà N.T.T.H. - tiếp viên trưởng của Vietnam Airlines (VNA) - chứa 130 cây thuốc lá hiệu Marlboro, trị giá khoảng 920.000 đồng/cây và 48 chai dầu xoa bóp. Tổng giá trị lô hàng khoảng 200 triệu đồng.
Qua điều tra, Công an quận Tân Bình xác định lô hàng trên có nguồn gốc từ Nhật Bản nhập cảnh vào sân bay quốc tế Đà Nẵng trên chuyến bay số hiệu VN139 của Vietnam Airlines. Khi tiếp viên H. đưa lô hàng vào TP.HCM thì bị công an bắt giữ.
Khoảng 10 năm trở lại đây, nhân sự của Hãng hàng không Quốc gia liên tiếp dính vào những vụ buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép từ nước ngoài về Việt Nam. Một số vụ dừng lại ở nghi vấn, trong khi nhiều vụ khác đã được tòa án kết luận.
Đầu năm 2019, Công an Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất phát hiện cơ trưởng của Vietnam Airlines đang giao dịch lô hàng chứa 120 chai nước hoa nhãn hiệu ngoại và 3 điện thoại di động cho một người đàn ông tại ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất.
Cơ trưởng Bùi Quang Thắng cùng tang vật là 120 chai nước hoa. Ảnh: Giaoduc.net.
Cơ trưởng khai nhận mua số hàng trên tại khu vực miễn thuế ở một sân bay của Pháp với giá 3.047 euro, vận chuyển về Việt Nam trên chuyến bay của mình và dự định bán lại với giá hơn 4.000 euro.
Sau vụ việc, đại diện VNA xác nhận cơ trưởng của hãng này có trao đổi một lượng hàng hóa tại sân bay, khi công an kiểm tra thì người này không chứng minh được nguồn gốc hàng hóa.
Tháng 3/2016, trên chuyến bay của Vietnam Airlines từ Hà Nội đi Busan (Hàn Quốc), cơ trưởng Nguyễn Văn Dũng (35 tuổi) và tiếp viên Nguyễn Tuấn Phong bị phát hiện mang theo 6 kg vàng nhưng không khai báo.
Hải quan tại sân bay Gimhae, Busan, Hàn Quốc đã phát hiện số vàng trên được 2 người giấu trong đế giày (tiếp viên 2 kg, cơ trưởng 4 kg).
Theo phán quyết của tòa án thành phố Busan, Dũng và Phong đã bị tuyên án tù treo và được chuyển giao cho bộ phận quản lý xuất nhập cảnh đưa về Việt Nam vào ngày 5/6/2016.
Tang vật vụ án phi công giấu vàng trong đế giày. Ảnh: Yonhap.
Tháng 3/2014, nữ tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc của Vietnam Airlines bị cảnh sát Tokyo (Nhật Bản) tạm giữ gần 20 ngày do nghi ngờ vận chuyển 21 chiếc áo jacket là hàng ăn cắp trị giá 125.000 yen (tương đương 25,7 triệu đồng).
Đài NHK của Nhật Bản ngày 27/3/2014 cho biết Ngọc đã khai nhận được một phụ nữ 30 tuổi (người Việt) sống tại Nhật Bản thuê vận chuyển số hàng trên về Việt Nam. Nữ tiếp viên không biết đó là đồ ăn cắp.
Ông Phan Xuân Đức, Phó chủ tịch Vietnam Airlines, khi trả lời phỏng vấn trên đài NHK đã lên tiếng xin lỗi về vụ việc trên.
Cuối tháng 9/2013, Hải quan sân bay quốc tế Nội Bài phát hiện tiếp viên phó Bùi Ngọc Tuấn vận chuyển trái phép 50 điện thoại iPhone 5S nguyên hộp trên chuyến bay VN106 của Vietnam Airlines từ Paris về Nội Bài.
Năm 2011, VNA tiếp tục xảy ra lùm xùm khi tiếp viên Thái Anh Tiến bị khởi tố do liên quan đến đường dây buôn lậu hàng điện tử, ngoại tệ từ Australia về TP.HCM.
Trước đó, tháng 6/2010, cơ quan chức năng Australia bắt giữ 7 tiếp viên của Vietnam Airlines để điều tra nghi vấn vận chuyển một số đồ điện tử từ nước này về Việt Nam.
2008 là năm tai tiếng nhất của VNA khi liên tiếp xảy ra 2 vụ việc liên quan đến nhân sự của hãng. Phi công Lại Quốc Việt bị bắt giữ tại Australia với cáo buộc 18 lần vận chuyển trái phép số tiền mặt tổng cộng 3,7 triệu AusD (3,4 triệu USD) từ nước này về Việt Nam.
Đến cuối năm, cơ phó Vietnam Airlines Đặng Xuân Hợp bị hải quan Nhật Bản bắt giữ do liên quan đến đường dây vận chuyển hàng ăn cắp từ Nhật Bản về Việt Nam. Phi công Hợp sau đó bị tòa án quận Saitama tuyên phạt 30 tháng tù treo kèm mức phạt 500.000 yen.
Sau mỗi hành vi sai trái của các phi công, tiếp viên, lãnh đạo Vietnam Airlines đều khẳng định không dung túng và sẽ xử lý nghiêm theo quy định của hãng. Vào năm 2014, Tổng giám đốc VNA thậm chí đã yêu cầu tất cả tổ bay khi thực hiện nhiệm vụ trên các chuyến bay ra nước ngoài không được sử dụng vali to. Tuy nhiên, những vụ việc tương tự vẫn tái diễn.
Theo danviet.vn
Giả thiết ban đầu nguyên nhân tai nạn máy bay tại Kazakhstan Chiếc máy bay Fokker 100 trong quá trình cất cánh, đã mất kiểm soát, va chạm một hàng rào bê tông trên đường băng và va chạm với một tòa nhà hai tầng. Lỗi phi công và trục trặc kỹ thuật được coi là giả thiết ban đầu về nguyên nhân vụ tai nạn máy bay Fokker 100 của Hãng hàng không Bek-Air...