Liên tiếp nhiều người nhập viện, phải lọc máu vì lời đồn ‘uống cỏ mực chữa bệnh’
Nghe lời mách bảo uống cỏ mực để chữa bệnh, nhiều người phải nhập viện tại TP.HCM do suy thận cấp.
Thậm chí, bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ lọc máu định kỳ suốt đời.
Ngày 18/10, Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) cho biết cơ sở này đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân suy thận cấp, phải lọc máu sau một thời gian uống cỏ mực chữa bệnh.
Trường hợp điển hình là anh P.V.H (47 tuổi), ngụ tại Vĩnh Long. Anh H. là bệnh nhân suy thận độ 3 từng khám và điều trị tại Bệnh viện Bình Dân trước đó. Bác sĩ hướng dẫn anh dùng thuốc để bảo tồn chức năng thận và ngăn tiến triển của bệnh, tuy nhiên anh không tái khám theo lịch hẹn.
Đến đầu tháng 10, anh quay lại viện khám vì ăn uống kém, da xanh xao, cơ thể mệt mỏi, chân đau nhức không rõ nguyên nhân. Kết quả xét nghiệm đánh giá chức năng thận cho thấy anh H. bị suy thận cấp trên nền suy thận mạn, độ lọc cầu thận chỉ còn 4 ml/phút/1,73m2, tính mạng bị đe doạ nghiêm trọng.
Ngay lập tức, bác sĩ tư vấn anh phải nhập viện để lọc máu nhằm tránh nguy cơ hôn mê, tử vong do các biến chứng. Tuy nhiên, anh H. vẫn cho rằng sức khỏe không có gì nghiêm trọng, muốn về đi làm kiếm tiền nuôi con. Các bác sĩ phải giải thích rất kỹ và thuyết phục anh đồng ý điều trị.
Người bệnh phải lọc máu cấp cứu để thoát cơn nguy kịch sau 3 tháng uống cỏ mực. Ảnh minh hoạ: GL.
Sau 2 ngày, tình trạng đau nhức chân cùng các triệu chứng suy thận khác của anh H. đã giảm, chức năng thận được cải thiện. Tuy nhiên, nếu đáp ứng điều trị bằng thuốc kém, chức năng thận không phục hồi tốt hơn, anh H. vẫn có nguy cơ phải lọc máu định kỳ suốt đời.
Chia sẻ với các bác sĩ, anh H. cho biết đã bỏ điều trị một thời gian. Theo lời mách bảo, anh uống cỏ mực và đậu đen xanh lòng để trị bệnh thận. Liều lượng mỗi ngày khoảng một nắm tay cỏ mực và 2-3 muỗng đậu đen. Sau khi uống liên tục trong 3 tháng, anh H. rơi vào nguy kịch.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Thị Đan Thùy, Trưởng khoa Nội thận Lọc máu, Bệnh viện Bình Dân, cho biết đây là một trong số 7 trường hợp phải nhập viện trong vài tháng qua liên quan đến việc uống cỏ mực chữa bệnh. Các bệnh nhân bị suy thận nặng, tổn thương thận cấp trên nền bệnh thận mạn.
Video đang HOT
Theo bác sĩ, cỏ mực có nhiều tên gọi như nhọ nồi, hạn liên thảo, bạch hoa thảo, thủy hạn liên… Trong Đông y, cỏ mực không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, thường dùng chữa sốt cao, chảy máu cam, mề đay, chảy máu cam, viêm họng, suy nhược… Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ rõ tác dụng chữa suy thận bằng cỏ mực.
Đặc biệt trên người bệnh thận mạn, việc dùng các hoạt chất từ cây cỏ, thuốc, ăn uống hàng ngày cần phải cẩn trọng để tránh tiến triển suy thận nặng hơn. Người bệnh cần thăm khám, điều trị bằng thuốc, kiểm soát thường xuyên các chỉ số như protein niệu, các xét nghiệm đánh giá chức năng thận.
Bác sĩ Thuỳ cho biết thực tế, nhiều bệnh nhân tự ngưng điều trị, tự thay thế hoặc uống kèm lá cây không rõ nguồn gốc theo lời mách bảo trên Internet. Hậu quả là người bệnh bị suy thận không thể hồi phục, phải lọc máu suốt đời.
Ngoài cỏ mực, mạng còn lan truyền nhiều “bài thuốc” lợi tiểu, tốt cho thận như cây rễ gió, cây mộc thông, cây nhạc ngựa, mộc phòng kỷ. Một số người sử dụng để ngâm rượu uống chữa bệnh, tẩm bổ. Tuy nhiên, tất cả các cây này đều chứa chất độc acid aristolochic gây tổn thương thận, suy thận.
TPHCM: Hai bệnh nhân sốt xuất huyết gánh viện phí "kinh hoàng" 1 tỷ đồng
Bị sốt xuất huyết nặng phải lọc máu cùng nhiều biện pháp phức tạp khác, 2 bệnh nhân điều trị tại TPHCM có tổng viện phí dự kiến phải chi trả lên đến 1 tỷ đồng, khiến gia đình lâm vào bi kịch.
Ngày 29/10, nguồn tin của Dân trí cho biết, những ngày qua khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc người lớn (ICU), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM đang tiếp nhận điều trị cho 2 trường hợp sốt xuất huyết rất nặng, với khoản viện phí "khổng lồ".
Bệnh nhân điều trị tại khoa ICU, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM (Ảnh: Hoàng Lê).
Tốn hàng trăm triệu đồng vì sốt xuất huyết
Trường hợp thứ nhất là chị N.T.M.P. (33 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai), nhập viện trong tình trạng sốt xuất huyết nặng thể sốc, tổn thương gan nặng, suy thận, viêm phổi.
Ngay khi tiếp nhận, các bác sĩ phải đặt nội khí quản, dùng thuốc vận mạch, lọc máu và thay huyết tương liên tục cho bệnh nhân. Đến nay sau hơn 2 tuần điều trị, chị P. vừa được cai máy thở, ngưng lọc máu, rút nội khí quản, tuy nhiên sức khỏe vẫn còn yếu. Dự kiến, bệnh nhân sẽ còn nằm ở khoa ICU vài ngày, trước khi chuyển xuống khoa thường.
Vì phải điều trị kéo dài với các biện pháp phức tạp, viện phí của bệnh nhân đã tăng chóng mặt. "Người nhà đã vay mượn đóng được 137 triệu đồng, hiện đang thiếu 65 triệu đồng viện phí, trong khi không có bảo hiểm y tế. Dự kiến, tổng viện phí của bệnh nhân hết khoảng 300 triệu đồng" - đại diện phòng Công tác xã hội cho biết.
Được biết, vợ chồng chị P. chỉ làm mướn sinh sống, đang nuôi hai con nhỏ, hoàn cảnh rất khó khăn. Bệnh nhân lại không có bảo hiểm y tế nên số tiền còn thiếu là quá sức với gia đình họ.
Nữ bệnh nhân phải lọc máu kéo dài nên viện phí rất cao (Ảnh: Hoàng Lê).
Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân P.H.N. (20 tuổi, ngụ Bình Dương), được chuyển từ bệnh viện tuyến tỉnh đến vào ngày 24/10 khi đã sốc sốt xuất huyết nặng, suy gan thận, xuất huyết tiêu hóa và hôn mê sâu. Trước tình trạng quá nặng nề của bệnh nhân, ekip điều trị cũng phải đặt nội khí quản, truyền rất nhiều máu và các chế phẩm máu, lọc máu, thay huyết tương liên tục.
Tại bệnh viện, bà Hà, mẹ bệnh nhân N. cho biết, trước đó con trai bà khỏe mạnh bình thường, đi phụ hồ để kiếm sống. Trước thời điểm nhập viện ít ngày, con bà than mệt mỏi, sốt cao rồi bất ngờ trở nặng. Gia đình đưa vào bệnh viện địa phương nhưng sau đó phải chuyển lên TPHCM vì tình trạng không cải thiện.
Theo mẹ bệnh nhân, vì thu nhập chỉ đủ đắp đổi qua ngày nên gia đình bà không ai mua bảo hiểm y tế. Do đó khi bệnh viện thông báo tiền viện phí, bà chỉ có thể gom góp đóng được 12 triệu đồng.
"Tôi và cha cháu đã ly thân. Lúc trước, tôi có đi làm công nhân nhưng giờ chỉ ở nhà chăm cháu ngoại. Em út của N. làm công nhân ở xưởng gỗ, thu nhập cũng chỉ 5 triệu đồng/tháng. Giờ tôi đã không còn lo nổi nữa, mong nhận được sự giúp đỡ của bệnh viện và nhà hảo tâm để giúp con tôi vượt qua giai đoạn khó khăn này" - người mẹ nói.
Viện phí của bệnh nhân N. dự kiến lên đến 700 triệu đồng (Ảnh: Hoàng Lê).
Bác sĩ Võ Thanh Lâm, khoa ICU, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM cho biết, bệnh nhân N. có cơ địa béo phì, phát hiện sốt xuất huyết trễ nên biến chứng rất nặng. Vì phải truyền máu rất nhiều, viện phí của nam thanh niên dự kiến lên đến 700 triệu đồng. Hiện tại, bệnh nhân vẫn chưa tỉnh và chưa thể nói trước điều gì.
Người dân nên chủ động mua bảo hiểm y tế
Ngoài 2 trường hợp có tổng viện phí dự kiến phải chi trả lên đến 1 tỷ đồng nêu trên, bác sĩ Lâm cho biết, khoa ICU còn đang điều trị cho 4 bệnh nhân sốt xuất huyết nặng khác, đều có viện phí hàng chục triệu đồng.
Bác sĩ Lâm chia sẻ, hiện nay vẫn còn tình trạng người bệnh sốt xuất huyết không có bảo hiểm y tế, nên khi biến chứng nặng, phải điều trị can thiệp chuyên sâu sẽ kéo theo viện phí rất lớn. Ngoài việc chủ quan, đợi đến lúc bệnh mới mua bảo hiểm, còn có một số trường hợp vì hoàn cảnh khó khăn nhưng theo quy định phải mua bảo hiểm y tế hộ gia đình, nên e ngại phải tốn chi phí cao mà không mua.
"Chi phí mua bảo hiểm y tế là vài trăm ngàn đồng mỗi năm, nhưng khi mắc bệnh mà không có bảo hiểm, viện phí có thể lên đến vài trăm triệu đồng. Trước đây, chúng tôi đã từng có trường hợp tốn đến 500 triệu đồng để điều trị sốt xuất huyết" - bác sĩ chia sẻ.
Mẹ bệnh nhân N. khóc nghẹn vì không lo nổi viện phí cho con trai (Ảnh: Hoàng Lê).
Từ những trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo người dân cố gắng chủ động mua bảo hiểm y tế, vì sẽ được hỗ trợ chi trả 80% viện phí. Ngoài ra, cần chú ý phòng bệnh, đề phòng các dấu hiệu chuyển nặng. Các đối tượng có cơ địa béo phì hay phụ nữ có thai là những người dễ gặp nguy hiểm khi mắc sốt xuất huyết. Cũng có trường hợp bệnh nhân là người trẻ tuổi, sức khỏe bình thường vẫn có nguy cơ diễn tiến nặng.
"Người dân cần chủ động vệ sinh nhà cửa và xung quanh nơi mình sinh sống, nhằm loại bỏ nguy cơ muỗi phát triển. Nếu có các dấu hiệu mệt mỏi, khó chịu nên đến cơ sở y tế để khám và xét nghiệm sốt xuất huyết để phát hiện trong thời gian sớm nhất" - bác sĩ đưa ra lời khuyên.
5 dấu hiệu cho thấy thận của bạn đang tổn thương Hãy bảo vệ sức khỏe bằng cách nhận biết sớm bệnh thận thông qua 5 dấu hiệu sau. Thận giúp lọc máu và đào thải độc tố ra ngoài thông qua đường nước tiểu, giúp sức khỏe luôn ổn định. Nếu không có thận làm việc này, các độc tố sẽ tích tụ và gây nôn mửa, chóng mặt, mệt mỏi... và thậm...