Liên tiếp mất cắp hành lý tại sân bay trong nước: Kế hoạch phòng, chống ở… trên trời
Trước thực trạng nhiều khách hàng tố bị mất cắp hành lý khi qua các sân bay trong nước, ngày 10.6, Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) tiến hành kiểm tra đột xuất công tác vận chuyển và xếp dỡ hàng hóa ký gửi tại sân bay Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.
Vận chuyển hành lý ký gửi tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Đ.T
Kết quả kiểm tra cho thấy, có hiện tượng mất, thất lạc hành lý và không ngoại trừ khả năng do nhân viên giữa các bộ phận câu kết với nhau gây ra.
Liên tiếp xảy ra mất cắp hành lý
Trưởng phòng An ninh Cục HKVN Tô Tử Hùng cho biết, hiện tượng mất cắp hành lý, hàng hóa có từ lâu. Ngay từ năm 2013, Cục HKVN ghi nhận các vụ việc liên quan đến mất cắp hành lý, một số nhân viên cũng đã bị bắt giữ. Năm 2014 cũng ghi nhận 48 vụ việc mất cắp hành lý, tài sản và trong các tháng đầu năm 2015 ghi nhận 23 vụ việc báo cáo mất tài sản.
Đại diện Cty phục vụ mặt đất Hà Nội (HGS) cho biết, HGS đã rà soát lại các quy trình sắp xếp, vận chuyển hành lý, bổ sung quy chế kiểm soát an ninh nội bộ, kiểm tra giám sát và chuyển thể những nhân viên bốc xếp hành lý lên tàu bay, khi xuống tàu bay sẽ kiểm tra người bằng thiết bị cầm tay của nhân viên an ninh hoặc kiểm tra bằng cảm quan.
Ngoài ra, cũng bổ sung camera ở đầu bốc xếp, chất hành lý để kiểm soát biểu hiện móc hàng, lấy hành lý không. Khi có hành khách phản ánh tình trạng mất cắp hành lý, bộ phận an ninh đều kiểm tra các cá nhân tham gia bốc xếp.
Tuy nhiên, trước những ý kiến trên, Phó Cục trưởng Cục HKVN Đào Văn Chương đặt câu hỏi: “Kế hoạch của cục có trên trời không, khi mà thực hiện rồi vẫn xảy ra hiện tượng mất cắp.
Có hay không sự thông đồng giữa nhân viên soi chiếu với việc mất hàng hóa, hành lý. Cục nhận được rất nhiều câu hỏi này từ hành khách đi máy bay, báo cáo con người tốt, phẩm chất tốt nhưng sao vẫn mất hành lý, hàng hóa?”.
Không thể dựa hết vào an ninh hàng không
Trao đổi với PV Báo Lao Động, đại diện Cảng Hàng không miền Bắc cho rằng: “Không loại trừ việc móc nối giữa nhân viên soi chiếu với nhân viên bốc xếp”.
Video đang HOT
Trong khi đó theo đại diện Jetstar, trong hai năm 2013 – 2014, hãng này bắt giữ 2 vụ điển hình ở Tân Sơn Nhất và Nội Bài liên quan đến việc nhân viên bốc xếp câu kết với nhau. Giám đốc Trung tâm An ninh hàng không – Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài Hoàng Thanh Quang cho biết, hiện cảng có tới 87 máy soi chiếu với hơn 700 cán bộ nhân viên.
Trong năm 2014 và các tháng đầu năm 2015, phát hiện 996 vụ việc liên quan đến an ninh hàng không và trật tự, trong đó bao gồm cả trộm cắp hàng hóa, hành lý nói chung với 22 vụ trộm cắp tài sản trong khu vực cơ quan này quản lý.
Việc trộm cắp tài sản chủ yếu xảy ra là việc hành khách lấy của nhau, nhân viên hàng không lấy của khách. Do đó, ngoài việc đưa ra 10 biện pháp phòng ngừa, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài cũng tăng cường nhiều biện pháp đường đi của hành lý, trong đó hạn chế tối đa việc can thiệp bất hợp pháp vào hành lý.
Song Phó Cục trưởng Đào Văn Chương cho rằng: “Môi trường có vấn đề nên tạo điều kiện cho nhân viên có hành vi không tốt”. Do đó Cục KHVN sẽ yêu cầu gắn camera ở hầm hàng, container chở hàng rời, việc quản lý nội bộ của các cơ quan đơn vị phải đặc biệt được quan tâm bởi an ninh hàng không không đủ sức để làm tất cả mọi việc.
Theo_Giáo dục thời đại
Hành khách Vietjet mất hành lý: Do tự bung khóa
Nhiều khả năng các kiện hành lý bị bung khóa có thể là do quá trình phục vụ, bốc xếp đưa lên máy bay tại Bangkok.
Hành lý do tự bung
Trong 3 kiện bị vỡ có 2 kiện bị mất 13,5kg hành lý thì có 1 kiện lại dôi ra 11,5kg. Vì vậy cũng có khả năng 3 kiện hành lý bị vỡ bung khóa hành lý rơi ra, nhân viên bốc xếp tại đầu Bangkok đã cho lại vào một kiện.
Đó là nhận định của Cục Hàng không Việt Nam nêu rõ trong thông cáo phát đi ngày 26/5 về vụ việc mất hanh ly cua hanh khach trên chuyên bay VJ 902 của VietJet Air (VJ) từ Bangkok về Hà Nội ngày 23/5 vừa qua.
Bên cạnh đó, Cục cũng đang yêu cầu VietJet Air làm việc với đơn vị có liên quan phía Bangkok để làm rõ vụ việc và thực hiện đúng trách nhiệm của mình với hành khách.
Mất hành lý trên chuyến bay của Vietjet Air có thể là do bốc xếp
Cụ thể, kết quả điều tra xác minh ban đầu cho thấy, Công ty phục vụ mặt đất Hà Nội (HGS) thực hiện bốc xếp, vận chuyển hành lý của hành khách từ máy bay vào khu vực trả hành lý trong Nhà ga hành khách T2.
Khi máy bay hạ cánh nhân viên bốc xếp của HGS mở cửa hầm hàng của máy bay để bốc dỡ hành lý xuống thì phát hiện hành lý có số thẻ VJ183675 (cua hanh khach Bùi Thị Thanh Tâm) bị vỡ.
Theo quy trình, nhân viên bốc xếp đã thông báo cho ông Dương Đưc An là nhân viên giam sat chuyên bay VJ902 của VJ đến xác nhận và lập biên bản bất thường đối với hành lý. Tuy nhiên, có 3 kiện hành lý bị bung khóa nhưng chỉ có một kiện được lập biên bản bất thường để xác nhận. Các kiện khác bị bung khóa chỉ được phát hiện sau khi hành khách nhận hành lý.
Tai nạn do đường xấu phải tự chịu
Câu chuyện hành khách bị mất đồ làm chúng ta nhớ đến chuyện người dân liên tiếp gặp tai nạn vì đường xấu, Bộ GTVT cũng lên tiếng là tự do dân.
Đầu tháng 5, đoạn đường Mai Chí Thọ (TPHCM) xuất hiện nhiều điểm sụt lún, khiến các phương tiện xe máy lạc tay lái ngã, nguy hiểm tính mạng.
Khoảng 17h ngày 17/5, ông Nguyễn Văn Bình (55 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) lạc tay lái do dính điểm sụt lún, bị thương ở tay, chân và đầu, xe máy hỏng nhẹ. Theo ông, tại thời điểm đó rất may là xe container né kịp, nên ông thoát chết trong gang tấc.
Sáng 18/5, một người đàn ông điều khiển xe máy chuẩn bị lên cầu vượt thì rơi vào điểm lún sụt và ngã. Rất may là xe chạy với tốc độ chậm và tại thời điểm trên không có ôtô tải chạy ngang, nên người này chỉ bị xây xước nhẹ.
Ngày 6/6/2013, trên Quốc lộ 1A - đoạn qua địa bàn phường Quang Trung (TP Phủ Lý, Hà Nam) đã xảy ra vụ tai nạn thương tâm, làm anh Lại Văn Định (SN 1972, ngụ xã Thanh Bình, huyện Thanh Liêm) tử vong tại chỗ.
Hàng loạt tai nạn do đường xấu
Nguyên nhân tai nạn ban đầu được xác định là do đường xấu, bị lượn sóng đã làm anh Định mất lái rồi va chạm với xe tải BKS 30F-3421 chạy cùng chiều.
Thế nhưng, trong nhiều lần khẳng định với báo chí, theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, Quỹ bảo trì đường bộ không có điều khoản chi cho đền bù tai nạn do đường xấu vì đã có bảo hiểm chi trả khi xảy ra tai nạn giao thông. Cho nên, khi tai nạn xảy ra các cơ quan bảo hiểm sẽ đền bù cho các phương tiện cũng như đối tượng bị tai nạn, chứ không phải chi Quỹ bảo trì đường bộ.
Còn theo đại diện Ủy ban ATGT Quốc gia, người dân bị tai nạn do đường xấu không được Quỹ bảo trì đường bộ đền bù đã đành, gặp tai nạn do đội mũ bảo hiểm dởm càng phải tự chịu.
Dân tố bị đánh: CSGT phủ nhận nói dân tự rạch vào cơ thể
Trong một sự việc có liên quan, ngày 9/4, anh Phạm Thanh Phúc (xã Ia Le, huyện Chư Pưh, Gia Lai) trên đường về nhà đến thôn Phú Bình thì phát hiện tổ tuần tra CSGT huyện Chư Pưh. Do không đội mũ bảo hiểm nên anh chạy vào nhà người quen gần đó gửi xe và sang nhà bên cạnh ngồi uống nước.
Khoảng 5 phút sau, Tổ tuần tra CSGT công an huyện Chư Pưh đến định đưa xe của anh lên xe ô tô chở đi. Khi anh Phúc chạy ra ngăn cản thì xảy ra xô xát, giằng co khiến anh ngã xuống đường.
Dân bị đánh là do tự rạch vào cơ thể
Tiếp đến, nhóm Cảnh sát Giao thông này đã áp tải anh về trụ sở UBND xã Ia Le.Tại đây, anh Phúc cho rằng mình đã bị CSGT Công an huyện dùng còng số 8 còng tay và đánh đập khiến anh phải nhập viện.
Thế nhưng, ngày 18/4, Thượng tá Nguyễn Bá Cảnh, Phó trưởng công an huyện Chư Pưh cho biết, Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai giải thích: "Các dấu vết trên người anh Phạm Thanh Phúc là do vật cứng và nhọn gây nên. Đồng thời cũng có nhiều người làm chứng thấy anh Phúc tự rạch vào cơ thể rồi kêu lên "công an đánh người?".
Sơn Ca (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Yên Bái: Thu giữ gần 20m3 gỗ Pơmu, Dổi không rõ nguồn gốc Khi tổ công tác tiến hành kiểm tra, chủ hộ không xuất trình được các giấy tờ chứng minh nguồn gốc của gần 20m3 gỗ trên. Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an tỉnh Yên Bái vừa phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái thu giữ...