Liên tiếp ghi nhận trẻ uống nhầm thuốc trừ sâu phải nhập viện cấp cứu, bác sĩ khuyến cáo việc cha mẹ việc cần làm để cứu con
Trong những tháng gần đây, khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh liên tiếp tiếp nhận các trường hợp trẻ em nguy kịch do uống nhầm thuốc bảo vệ thực vật, xăng, dầu, hóa chất, nước rửa sàn nhà…
Liên tiếp các trường hợp trẻ em nguy kịch do uống nhầm hóa chất
Trong 2 ngày từ ngày 17-19/4/2020, Khoa Hồi sức cấp cứu tiếp nhận 02 bé Triệu Ngọc A. (02 tuổi); và bé Triệu Kim H. (04 tuổi), thường trú tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh nhập viện trong tình trạng uống nhầm dẫn đến ngộ độc thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
Theo gia đình bệnh nhân cho biết, trước đó bé uống nhầm thuốc trừ sâu đựng trong một chai nước ngọt. Sau đó gia đình phát hiện nên đưa đi bệnh viện cấp cứu.
Tại bệnh viện, sau khi xác định được hoạt chất hóa chất gây ngộ độc ở trẻ, các bác sĩ đã tiến hành sơ cứu rửa dạ dày, bơm than hoạt tính và theo dõi biến chứng của thuốc diệt cỏ với các cơ quan nội tạng của trẻ. Sau 1 tuần điều trị, đến nay sức khỏe của 02 bé đã ổn định và chuẩn bị được ra viện.
Bác sĩ Phí Xuân Thi, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cho biết, khi mới uống vào, cơ thể trẻ chưa có biểu hiện gì ngoài rát họng nhưng nếu để qua thời gian vàng 4-6 tiếng thì rất khó qua khỏi.
Video đang HOT
Đối với các cha mẹ ở vùng miền núi thường dùng thuốc diệt cỏ, cha mẹ cần để xa tầm tay của trẻ, không đựng trong các chai nước ngọt tránh trẻ uống nhầm, bác sĩ Phí Xuân Thi lưu ý.
Trẻ được chăm sóc tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh
Trẻ uống nhầm hóa chất cần xử trí cần bình tĩnh
Theo các chuyên gia y tế cha mẹ khi thấy trẻ uống nhầm hóa chất cần xử trí cần bình tĩnh, tránh hoảng loạn để hành động chính xác. Sai lầm trong sơ cứu có thể khiến tình trạng người bệnh trầm trọng hơn, để lại di chứng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Điều đáng lưu ý đó là các bậc phụ huynh cần giữ lại vỏ thuốc, hộp chứa các dung dịch uống phải và mang theo khi đi cấp cứu để các bác sĩ có hướng xử lý phù hợp.
Ngoài ra, với mỗi loại uống nhầm thì có cách xử lý khác nhau. Đối với trường hợp uống nhầm xăng, axit, chất tẩy rửa: Các bậc phụ huynh tuyệt đối không được gây nôn. Nên đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Trước khi đưa tới bệnh viện có thể cho nạn nhân uống vài ngụm nước nhỏ để tránh bỏng rát cổ họng. Phải uống từ từ, tránh bị sặc nước nếu không tình trạng càng nguy kịch hơn.
Trong trường hợp trẻ uống nhầm thuốc diệt cỏ thì lại phải gây nôn càng sớm càng tốt. Theo đó, người nhà cần cho trẻ uống nước và kích thích họng gây nôn. Khi nôn nên đặt đầu trẻ thấp để tránh bị sặc vào phổi, đồng thời nằm nghiêng để tránh chất độc chảy vào khí quản gây tắc thở. Sau đó cho trẻ uống than hoạt tính hoặc uống đất sét hấp thụ paraquat để giảm bớt độc tố và đưa trẻ đến ngay trung tâm chống độc của các bệnh viện.
Nếu trẻ uống nhầm thuốc mà vẫn còn tỉnh thì các bậc phụ huynh cần nhanh chóng cho uống nhiều nước ấm rồi gây nôn để loại bỏ chất độc khỏi cơ thể. Trong trường hợp nạn nhân hôn mê, co giật thì không gây nôn mà gọi cấp cứu đưa nạn nhân đến ngay bệnh viện.
MT
Bé vừa chào đời đã phải cấp cứu do đảo gốc động mạch
Sau sinh, bé có biểu hiện tím tái được cấp cứu tại cơ sở y tế địa phương rồi chuyển lên BV Sản Nhi Quảng Ninh. Tại BV, bác sĩ xác định bé bị đảo gốc động mạch - một loại bệnh tim bẩm sinh phức tạp nên chỉ định phẫu thuật cấp cứu.
Ngày 17/10, bác sĩ Phí Xuân Thi (BV Sản Nhi Quảng Ninh) cho biết, BV vừa cứu sống trẻ sơ sinh bị đảo gốc động mạch nguy kịch.
Theo hồ sơ bệnh án, bệnh nhi sinh thường, đủ tháng, nặng 2,9kg. Sau sinh, bé có biểu hiện tím tái được cấp cứu tại trung tâm y tế Móng Cái (Quảng Ninh), sau đó chuyển lên BV Sản Nhi Quảng Ninh trong tình trạng nguy kịch.
Tại BV, sau khi thăm khám, bác sĩ xác định bé bị đảo gốc động mạch, một loại bệnh tim bẩm sinh phức tạp nên chỉ định phẫu thuật cấp cứu.
Bệnh nhi đang được chăm sóc tại BV Sản Nhi Quảng Ninh
Ngay lập tức, kíp mổ đã tiến hành phá vách giữa hai tâm nhĩ cấp cứu dưới sự hỗ trợ của hệ thống máy DSA. Ca thủ thuật kéo dài gần 30 phút đã thành công. Hiện tại, sức khỏe bệnh nhi đã ổn định, tiếp tục được theo dõi tại BV.
Bác sĩ Thi cho biết, dị tật chuyển gốc động mạch là bệnh 2 động mạch lớn của tim là động mạch chủ và động mạch phổi đảo vị trí cho nhau gây tình trạng thiếu oxy trầm trọng cho cơ thể. Nếu không được can thiệp kịp thời thì phần lớn các trẻ sẽ tử vong.
Còn theo bác sĩ Đinh Thị Lan Oanh, Phó Giám đốc BV Sản Nhi Quảng Ninh, bệnh lý tim bẩm sinh do nhiều nguyên nhân. Trẻ sơ sinh bị bệnh tim có các biểu hiện như: ngay sau khi đẻ, thở nhanh hơn so với trẻ bình thường khi không bú hoặc lúc nằm ngủ, khi bú trẻ thở gấp, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng phổi tái phát, vã mồ hôi nhiều do trẻ phải gắng sức quá mức...
Bác sĩ Oanh cũng cho biết, các tật về tim bẩm sinh hoàn toàn có thể được phát hiện bằng siêu âm chẩn đoán trước sinh và sau sinh. Nếu được phát hiện và can thiệp sớm, 98% bệnh nhân tim bẩm sinh có thể chữa được. Vì vậy, trong quá trình mang thai, các bà mẹ nên kiểm tra sức khỏe thai nhi định kỳ để phát hiện dị tật trước sinh. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị kịp thời, tránh biến chứng sau này cho trẻ.
Theo phunuvietnam
Mổ cứu thai cho sản phụ 38 tuần bị tai nạn giao thông Sản phụ nhập viện trong tình trạng rau bong non, đa chấn thương vùng hàm mặt, vỡ xương quay cánh tay phải sau tai nạn giao thông nghiêm trọng. Các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh vừa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) tiến hành mổ cấp cứu cho sản phụ L.T.H. (23 tuổi, thường...