Liên tiếp cháy đồng cỏ trên đất dự án rộng hàng chục hecta
Trong những ngày qua, địa bàn TPHCM và vùng giáp ranh liên tiếp xảy ra những vụ cháy đồng cỏ khô đất dự án rộng hàng chục hecta khiến lực lượng chữa cháy vô cùng vất vả, gây hoang mang cho người dân.
Suốt từ xế chiều đến tối 10/2, hàng chục cán bộ, chiến sĩ phòng cảnh sát PCCC quận 9, TPHCM đã phải căng mình chiến đấu với “giặc lửa” hoành hành dữ dội tại khu đất dự án rộng nhiều hecta cạnh khu dân cư Nam Long, phường Phước Long B, quận 9 để ngăn cháy lan vào các nhà dân sống xung quanh khu vực.
Suốt từ xế chiều 10/2…
…đến tối, lửa bùng cháy dữ dội tại khu đất dự án rộng nhiều hecta gần khu dân cư Nam Long, phường Phước Long B, quận 9
Theo thông tin ban đầu, khoảng 15h30 cùng ngày, lửa bất ngờ bùng phát tại khu đất dự án đầy cỏ cây rậm rạp nói trên. Người dân địa phương đã cùng nhau tìm mọi cách nhằm khống chế đám cháy nhưng vì thời tiết nắng nóng gay gắt, gió mạnh nên ngọn lửa nhanh chóng lan rộng khiến cả khu vực chìm trong biển lửa.
Lực lượng cảnh sát PCCC quận 9 kịp thời điều động nhiều phương tiện cùng hàng chục lính cứu hỏa đến truờng tham gia chữa cháy và ngăn chặn không để cháy lan vào nhà dân. Tuy nhiên do khu vực xảy ra cháy quá rộng nên công tác cứu hỏa mất nhiều công sức, thời gian.
Lực lượng cảnh sát PCCC quận 9 điều động phương tiện, nhân lực nhanh chóng đến hiện trường triển khai công tác cứu hỏa.
Video đang HOT
Đến gần 19h cùng ngày, đám cháy cơ bản được khống chế nhưng lính cứu hỏa vẫn phải tiếp tục phun nước để tránh lửa bùng phát trở lại.
Do khu vực xảy ra cháy quá rộng nên công tác cứu hỏa mất nhiều công sức, thời gian.
Chỉ trong khoảng thời gian trước, trong và sau Tết Giáp Ngọ, khi thời tiết bước vào mùa khô đã liên tiếp xảy ra hàng chục vụ cháy cỏ khô trên địa bàn TPHCM và vùng giáp ranh thuộc tỉnh Bình Dương.
Trưa 29 Tết, tại khu đất dự án rộng hàng chục hecta gần hầm vượt sông Sài Gòn (đoạn giao lộ Mai Chí Thọ- Trần Não, phường An Khánh, quận 2) xảy ra cháy lớn thiêu rụi nhiều cỏ cây khiến gần 50 cán bộ, chiến sĩ thuộc Phòng cảnh sát PCCC quận 2 phải vất vả chữa cháy.
Đến trưa mồng 6 Tết, tại Khu công nghiệp Hiệp Phước (xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TPHCM) xảy ra cháy lớn khu đất dự án khiến hàng loạt công ty, xí nghiệp trong KCN một phen hốt hoảng lo sợ cháy lan. Suốt nhiều giờ lực lượng cảnh sát PCCC huyện Nhà Bè và Đội chữa cháy KCN Hiệp Phước phối hợp từ nhiều hướng liên tục phun nước, đám cháy mới được dập tắt.
Hiện trường vụ cháy cỏ khu đất dự án trong KCN Hiệp Phước, huyện Nhà Bè trưa mồng 6 Tết Giáp Ngọ.
Mới đây trưa 7/2 (mồng 8 Tết), bãi cỏ, rác rộng hàng ngàn mét vuông cạnh Hồ Đá (khu Đại học Quốc Gia), phường Đông Hòa, TX Dĩ An, tỉnh Bình Dương phát hỏa dữ dội thiêu rụi 5 căn nhà của các hộ dân sống trong khu vực. Vụ hỏa hoạn đã làm nhiều người khốn đốn vì bị cháy hết tài sản sau bao năm tích góp. Nguyên nhân bước đầu xác định do một số thanh niên trong lúc đốt lửa bắt rắn gây ra.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, hiện tại các quận, huyện vùng ven thành phố như quận 2, 9, 12, Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn… có rất nhiều khu đất rộng lớn với tổng diện tích hàng trăm hecta chưa thực hiện dự án, đầy cỏ khô rậm rạp. Trong khi Nam bộ suốt nhiều tháng qua không có mưa, thời tiết nắng nóng, khô hanh… nên nguy cơ xảy ra hỏa hoạn rất lớn, đe dọa đời sống người dân cũng như hệ thống lưới điện dày đặc phía trên.
Vũ Lê
Theo Dantri
Giải pháp tạm không thể cứu TP HCM hết ngập do triều
Triều cường năm sau cao hơn năm trước, tuy nhiên công trình quan trọng nhất để khống chế triều là dự án xây dựng đê bao và cống đang triển khai ì ạch. Trong khi đó, các giải pháp tạm không thể cứu Sài Gòn khỏi ngập do triều dâng.
Những ngày qua, người dân TP HCM tại nhiều khu vực liên tục sống trong âu lo khi cứ tối tối nước từ cống chui lên, ngoài sông, kênh rạch tràn vào, kết hợp với mưa khiến nhà, đường phút chốc thành sông. Đỉnh triều 1,68 m lập kỷ lục trong 61 năm qua càng làm khổ người dân khi phải chịu cảnh sống chung với nước. Thậm chí một số con đường bị nước "xóa đen", nước lên gần thắt lưng, hôi thối.
Với sự biến đổi khí hậu ngày một nhanh, việc triều cường năm sau cao hơn năm trước đã được dự báo. Trên thực tế, đỉnh triều đã tăng dần qua từng năm từ 1,58 m năm 2011, lên 1,62 m năm ngoái và nay đã thành 1,68 m. Trước sự dâng lên quá nhanh của triều, Chính phủ đã phê duyệt dự án 1547 đầu tư xây dựng đê bao và xây cống kiểm soát triều từ năm 2008 nhưng đến nay công trình này vẫn ì ạch.
"Về kiểm soát triều cường, thành phố có dự án 1547 làm tuyến đê bao khép kín từ giáp ranh Tây Ninh, bọc xuống Nhà Bè về Long An với hơn 176 km đê bao và 13 cống kiểm soát triều lớn (30 m) và vài trăm cống nhỏ. Đến nay dự án mới triển khai được một cống lớn ở Nhiêu Lộc - Thị Nghè, còn lại vẫn đang bế tắc do tình hình kinh tế khó khăn", ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng quản lý hệ thống thoát nước Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập TP HCM cho biết.
Đường phố ngập nặng mỗi khi triều dâng cao. Ảnh: Hữu Công
Theo ông Long, hiện nay Trung tâm chống ngập và cơ quan chức năng TP HCM đã làm nhiều giải pháp nhưng chỉ là tạm thời để kiểm soát triều cường như đặt 1.200 van ngăn triều tại các cửa xả, bố trí 40 trạm bơm công suất 1.000 m3 một giờ đến 8.000 m3 một giờ.
Cùng với hệ thống đê bao hiện có cộng với những biện pháp tình thế trên thì theo Trưởng phòng quản lý hệ thống thoát nước Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập TP HCM, thành phố chỉ chống đỡ nổi các con triều có đỉnh không quá 1,6 m. Cụ thể, vào tối 20/10, thành phố có đến 10 điểm ngập do triều cao hơn 1,6 m kết hợp mưa.
"Giải pháp tạm chỉ là giải pháp tạm, khi nào dự án 1547 làm xong, cơ bản mới kiểm soát được triều cường. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục triển khai, đốc thúc các địa phương, quận huyện gia cố tuyến đê hiện có để đối phó triều. Còn dự án 1547 chỉ có vốn mới có thể tiếp tục làm", ông Long nói.
Riêng về đường Hòa Bình, nơi ngập nặng nhất trong những ngày qua, ông Long cho biết đã gửi hơn 50 văn bản, thành phố cũng gửi cả chục văn bản yêu cầu đơn vị đầu tư, thi công Dự án kênh Tân Hóa - Lò Gốm có biện pháp dẫn dòng để tránh ngập các khu vực xung quanh nhưng đến nay vẫn chưa có tiến triển.
Về vấn đề ngập thành phố, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường - Lê Huy Bá cho rằng TP HCM là đô thị bán ngập triều, vì vậy bài toán làm đê bao chống ngập là không hề đơn giản.
"Một điều cần chú ý là chúng ta đã phát triển sai hướng, phát triển về hướng Đông Nam thành phố với đô thị Phú Mỹ Hưng, Hiệp Phước, Nhà Bè sẽ khiến ngập nặng hơn do những vùng đó trước đây đóng vai trò như hồ điều tiết nước của thành phố", ông Bá phân tích.
Ngoài ra, vị chuyên gia ngập này còn khẳng định chính tình hình bê tông hóa, san lấp kênh rạch là một trong những nguyên nhân dìm nhiều khu vực xuống biển nước, tính toán của ông Bá, hiện có hơn 20% kênh rạch bị lấp.
Biện pháp trước mắt theo ông Bá là cần làm những hồ điều tiết, xem xét hướng dòng chảy để làm hồ điều tiết trữ nước mỗi khi có mưa, triều cao. Cơ quan chức năng TP HCM cũng đang nghiên cứu, lập quy hoạch xây các hồ điều tiết phân tán để hạn chế tình hình ngập úng.
Những năm qua, TP HCM đã xây dựng, hoàn thành nhiều công trình chống ngập quan trọng như dự án Vệ sinh môi trường Nhiêu Lộc Thị Nghè, Cải thiện môi trường nước... và xây dựng nhiều hệ thống cống giúp giảm ngập tại các khu vực trung tâm thành phố Dự án 1547 - Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng tại TP HCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2008 với tổng vốn đầu tư hơn 11.530 tỷ đồng do Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn cùng Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập TP HCM chủ trì. Dự án sẽ giúp kiểm soát triều, hạ thấp mức nước các trục quanh bờ hữu ven sông Sài Gòn - Nhà Bè, kiểm soát triều ở khu vực ngã ba sông Sài Gòn - Đồng Nai với các giải pháp kiểm soát lũ thượng lưu và nước biển dâng bằng cách xây tuyến đê bao, 13 cống kiểm soát triều lớn, cải tạo 9 trục thoát nước. Tới tháng 8, dự án đã tăng vốn lên gần 50.000 tỷ đồng.
Kiên Cường
Theo VNE
Ba công nhân tử vong dưới hồ nước thải hóa chất Đến 14h20 chiều nay 24/4, lực lượng cứu hộ cứu nạn thuộc Sở Cảnh sát PCCC Công an TPHCM đã vớt được thi thể 3 nam công nhân bị rơi xuống hồ nước thải hóa chất. Hô nước thải - nơi xảy ra vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng Trước đó, khoảng 11h20 cùng ngày, anh Hà Thanh Tài (24...