Liên tiếp cấp cứu trẻ bị tai nạn sinh hoạt
Chỉ trong 1 buổi tối ngày 06/01/2020, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ liên tiếp cấp cứu cho 2 trường hợp bệnh nhi bị tổn thương khá nghiêm trọng do tai nạn sinh hoạt.
Theo đó, bệnh nhi M.M.N. (19 tháng tuổi, Yên Lập, Phú Thọ) được chuyển đến cấp cứu tại Trung tâm Sản Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ với vết thương vùng lưỡi chảy rất nhiều máu.
Người nhà bệnh nhi cho biết: bé tự chơi đùa, vấp ngã nên răng cắn vào lưỡi. Gia đình ngay lập tức đưa bé đi sơ cứu tại Trung tâm y tế địa phương trước khi chuyển lên bệnh viện tỉnh
Tại bệnh viện, các bác sỹ tiếp tục xử trí viết thương, gây mê và khâu tạo hình phục hồi vết thương.
Vết thương vùng lưỡi của bệnh nhi N.
Theo BSCKI. Điêu Tài Thu, Trưởng khoa Mắt – Tai mũi họng – Răng hàm mặt, Trung tâm Sản Nhi: Bệnh nhi bị thương tại vùng lưỡi, nếu không tiến hành phẫu thuật sớm sẽ khó khôi phục, sau này có thể ảnh hưởng đến việc nói và ăn uống của trẻ.
Video đang HOT
“Với trường hợp trên, để vết thương mau liền, hàng ngày cha mẹ cần sử dụng gạc lau lưỡi, vệ sinh miệng, lưỡi cho trẻ bằng nước muối Natri clorid 0,9%, cho trẻ ăn thức ăn mềm, nguội và theo dõi, điều trị theo phác đồ của bác sĩ”, bác sĩ Thu cho biết.
Nhập viện cùng ngày với bệnh nhi N. là cháu H.V.T. (5 tuổi, Phù Ninh, Phú Thọ). Bệnh nhi T. được đưa vào cấp cứu trong tình trạng có dị vật bẩn cắm trên vùng trán và chảy nhiều máu.
Được biết, trước đó, trẻ cầm que tự chơi đùa và ngã khiến que đâm vào trán, gây ra thương tích.
Bệnh nhi T. bị que đâm vào trán gây ra thương tích.
Bệnh nhi được bác sĩ xử trí rút dị vật, cầm máu và khâu thẩm mỹ vết thương dài 4cm. Bác sĩ Thu thông tin: đối với bệnh nhi T., gia đình cần thay băng hàng ngày, theo dõi vết thương và cho tiêm phòng uốn ván. Sau 1 tuần, bệnh nhi có thể cắt chỉ.
Bác sĩ Điêu Tài Thu cũng cho biết, cháu N. và cháu T. chỉ là hai trong số rất nhiều trường hợp trẻ bị thương tích do tai nạn sinh hoạt mà các bác sĩ của Trung tâm tiếp nhận.
“Những tai nạn thường gặp nhất là thương tích do ngã, tai nạn cắt, đâm do vật sắc nhọn (dao, kéo, đũa, que…), tai nạn do bỏng, sặc…”, bác sĩ Thu chia sẻ.
Các bác sĩ khuyến cáo: Cha mẹ cần chú ý cẩn thận trong quá trình chăm sóc trẻ, sát sao khi trẻ chơi đùa, đặc biệt không để trẻ vừa nô đùa vừa cầm đồ vật sắc nhọn để tránh những tổn thương đáng tiếc có thể xảy ra.
Nguyễn Liên
Theo vietnamnet
Phú Thọ: Cấp cứu thành công một sản phụ bị vỡ tử cung, suy thai cấp
Các bác sỹ của Trung tâm Sản Nhi - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa phẫu thuật cấp cứu thành công một trường hợp thai phụ bị vỡ tử cung, suy thai cấp do vỡ vết sẹo sau mổ bóc u xơ tử cung.
Vào sáng nay ngày 31/12/2019, Trung tâm Sản Nhi tiếp nhận bệnh nhân P.T.H.N. (40 tuổi, trú tại Tam Nông - Phú Thọ), đang mang thai 38 tuần 5 ngày trong tình trạng đau bụng dữ dội. Qua thăm khám nhanh, các bác sỹ chẩn đoán là một trường hợp suy thai cấp. Tại thời điểm tiếp nhận bệnh nhân, nhịp tim thai đo được chỉ là 77 lần/phút (trong khi chỉ số này ở mức bình thường có thể dao động từ 110-160 lần/phút).
Các bác sĩ phẫu thuật cấp cứu bệnh nhân.
Thông tin từ phía người nhà bệnh nhân cho biết, đây là lần sinh thứ 3 của sản phụ N. Trước đó, chị N. đã thực hiện phẫu thuật nội soi bóc u xơ tử cung.
BSCKII. Nguyễn Tiến Công, Trưởng khoa Sản thường, Phó Giám đốc Trung tâm Sản Nhi cho biết, sau thời gian hội chẩn nhanh chóng, bệnh nhân ngay lập tức được các bác sỹ chuyển vào phòng mổ để tiến hành mổ cấp cứu. Khi kíp mổ mở ổ bụng, các bác sỹ phát hiện thấy tử cung đã bị vỡ ở vị trí vết sẹo cũ sau mổ bóc u xơ tử cung nên nhanh chóng đón em bé ra ngoài, lấy hết máu đông, máu cục và khẩn trương khâu cầm máu bảo tồn tử cung, hồi sức tích cực cho bệnh nhân.
Bé gái sản phụ N. chào đời khỏe mạnh.
Ca phẫu thuật kéo dài khoảng 1 giờ thành công tốt đẹp. Bé gái nặng 3.2kg chào đời khỏe mạnh. Hiện tại, sức khỏe của sản phụ đã ổn định và đang được theo dõi, chăm sóc tại Trung tâm Sản Nhi.
BSCKII. Nguyễn Tiến Công khuyến cáo, các thai phụ có tiền sử sinh mổ hoặc phẫu thuật bóc u xơ tử cung cần tuân thủ đúng các quy định khám thai. Đặc biệt, khi xuất hiện các biểu hiện bất thường như sốt, đau bụng nhiều, ra máu, ra dịch âm đạo, cử động thai nhi ít đi... thai phụ nên đến ngay các trung tâm y tế để được thăm khám và có biện pháp xử trí kịp thời, tránh trường hợp phát hiện muộn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của sản phụ và cả thai nhi.
Theo Helino
Phẫu thuật thay khớp háng cho cụ ông 97 tuổi Ngày 3/12, Khoa Chấn thương I đã phẫu thuật thay khớp háng bán phần thành công cho cụ ông 97 tuổi bị mất vận động hoàn toàn chân trái. Khớp háng bị gãy của người bệnh trên phim. Người bệnh Nguyễn Văn Thể 97 tuổi, trú tại Hạ Hòa - Phú Thọ sau cú trượt ngã đập mông trái xuống nền cứng, người...