Liên tiếp các vụ tai nạn thương tích ở trẻ, làm sao để phòng tránh?
Chỉ trong một thời gian ngắn, tại nhiều địa phương đã liên tiếp xảy ra các vụ trẻ bị tai nạn thương tích gây nguy hiểm đến tính mạng.
Điều này gióng đến hồi chuông cảnh báo đến người lớn cần trang bị cho con trẻ những kiến thức, kỹ năng để tự bảo vệ mình.
Liên tiếp trẻ bị tai nạn thương tích
Thời gian gần đây, tại nhiều địa phương đã liên tiếp xảy ra các vụ trẻ bị tai nạn thương tích. Mới đây nhất, ngày 9/12, ông Trần Văn Chiến – Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Nà Khoang (xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) cho biết, hai nữ sinh lớp 8 của trường ăn nhầm lá ngón khiến một em tử vong. Theo ông Chiến, sáng 7/12, hai nữ sinh này vẫn học bình thường. Sau bữa cơm trưa đến thời gian tự quản chiều, em H.T.D. (lớp 8A) và em L.M.Đ. (lớp 8B) đã lên khu đồi ở đằng sau trường chơi. Tại đây, hai em đã ăn nhầm lá ngón.
Khoảng 15 giờ, khi được phát hiện, hai học sinh vẫn tỉnh táo. Ngay sau đó nhà trường đưa hai học sinh đến cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa huyện Sốp Cộp (Sơn La). Tình trạng của em D. nặng lên. Dù được tích cực cấp cứu nhưng khoảng 20 giờ em đã không qua khỏi.
Cây lá ngón. (Ảnh minh họa)
Cũng trong ngày 9/12, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Bệnh viện 108) cho biết, vừa qua bệnh viện tiếp nhận và điều trị một bệnh nhân bị bỏng nặng do bếp ga mini phát nổ. Bệnh nhân là nam, 13 tuổi ở Bắc Giang.
Video đang HOT
Theo thông tin từ người nhà bệnh nhân, khi ở nhà một mình bé trai này dùng bếp gas mini để nấu ăn thì bất ngờ bình ga phát nổ gây chấn thương nặng. Bệnh nhân được gia đình đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện 108 trong tình trạng vết thương phức tạp, gãy hở các xương bàn, ngón tay trái, gãy hở 1/3 giữa 2 cẳng tay trái, bỏng mặt.
Bệnh nhân bị bỏng do bếp ga mini phát nổ đang điều trị tại Bệnh viện 108. (Ảnh: BVCC)
Trước đó, ngày 8/12, thông tin từ Trường Tiểu học Lê Mao (TP Vinh, Nghệ An) cho biết, 6 em học sinh của trường này đã phải nhập viện nghi do hít phải khí độc từ súng đồ chơi. Theo đó, vào sáng cùng ngày, 1 em học sinh lớp 5 của trường được bố mẹ chở đi học và mua cho một cây súng đồ chơi tại quầy tạp hóa trước cổng trường. Đến giờ ra chơi, em học sinh đưa súng ra chơi thì phát hiện súng bị xì hơi nên nhanh tay vứt vào sọt rác. Tuy nhiên, 6 em học sinh đứng gần cảm thấy khó thở, trong đó, có 1 em bị hiện tượng co giật nhẹ. Sau khi nhân viên y tế trường sơ cứu ban đầu đã chuyển các em này đến bệnh viện.
Khẩu súng đồ chơi xì hơi khiến một số em học sinh phải nhập viện. (Ảnh: N. Xuân)
Ngày 5/12, nhiều học sinh của Tường Tiểu học Hoàng Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng đã phải vào bệnh viện kiểm tra sức khỏe vì có liên quan tới thuốc lá điện tử. Sự việc xảy ra khi một học sinh lớp 3 của trường nhặt được 1 điếu thuốc lá điện tử ở bên ngoài trường. Sau đó em này mang về nhà rửa sạch rồi mang đến lớp. Đến trưa khi ngủ bán trú, học sinh này đã mang ra để nghịch và hút thử, sau đó một số học sinh xung quanh cũng tò mò nghịch theo. Kết quả, có 5 em có biểu hiện buồn nôn nên nhà trường đã đưa cả 8 học sinh có liên quan tới thuốc lá điện tử vào bệnh viện kiểm tra.
Trong khi đó, tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) cũng đang điều trị cho một bệnh nhi 5 tuổi bị ngộ độc ma túy tổng hợp mới sau khi tình cờ nhặt và uống khoảng 5ml dung dịch màu vàng trong lọ thủy tinh của thuốc lá điện tử.
Những khuyến cáo của chuyên gia để phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
Trao đổi với Phụ nữ Việt Nam, PGS. Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ do các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng phòng, tránh. Những năm qua, một số nguy cơ tai nạn thương tích như ngã, bỏng, tai nạn giao thông… có chiều hướng gia tăng. Tai nạn thương tích là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và gây ra những biến chứng trầm trọng ở trẻ cả vê sức khỏe và vê tình thân. Chính vì vậy, việc đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Để phòng tránh tan nạn thương tích cho trẻ, trước tiên phụ huynh cần dạy cho trẻ hiểu tai nạn thương tích là khó tránh khỏi trong cuộc sống, điều quan trọng là biết cách xử lý ra sao. Trẻ cần phân biệt, nhận biết những nơi có thể gây nguy hiểm; biết thận trọng khi chơi với những đồ vật có thể gây nguy hiểm như: cây, gậy, dao, kéo, súng đồ chơi; biết cách phòng tránh và xử lý khi bị ngã, chảy máu. Ngoài ra, trẻ cần biết cách tìm sự trợ giúp khi xảy ra các tình huống tai nạn. Trường hợp phát hiện có trẻ bị tai nạn thương tích, người dân cần sơ cứu rồi chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.
Ăn nhầm lá ngón, người đàn ông ngộ độc suýt chết
Lá ngón là loại cây có độc tính cao, chỉ cần ăn từ 2 đến 3 lá cũng đủ để làm tử vong một người trưởng thành trong vòng 1 - 7 giờ sau khi ngộ độc.
Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang) vừa tiếp nhận một nam bệnh nhân, 49 tuổi, trú tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang nhập viện trong tình trạng nôn, tê lưỡi, đau đầu chóng mặt... sau khi ăn nhầm lá ngón.
Ngay khi nhập viện, bệnh nhân đã được các y bác sĩ thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết, đồng thời rửa dạ dày và điều trị, chăm sóc tích cực.
Hiện tại, sau 1 ngày được các y bác sĩ tận tình cứu chữa, sức khỏe bệnh nhân ổn định và được xuất viện.
Theo TS. BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), lá ngón là loại cây có độc tính cao, thường mọc tự nhiên ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Trong lá ngón có chứa chất kịch độc, có thể ngay lập tức gây ra cái chết, đó chính là hoạt chất cực độc alkaloid, một loại độc tố nguy hiểm. Các alkaloid chứa trong toàn bộ cây, độc tính giảm dần theo thứ tự rễ, lá, hoa, quả và thân cây. Alkaloid là những hợp chất hữu cơ có chứa dị vòng nitơ, có tính bazơ, thường gặp trong nhiều loài thực vật; đôi khi còn tìm thấy trong một vài loài động vật.
Alkaloid có hoạt tính sinh lý rất cao đối với cơ thể con người và động vật, nhất là đối với hệ thần kinh. Một lượng nhỏ alkaloid đủ làm chết người. Loại cây này không những rất giống mà còn mọc gần nhiều cây thuốc và rau ăn nên dễ dẫn đến sự nhầm lẫn.
Khi bị ngộ độc lá ngón người bệnh thường có các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, sau đó dẫn đến mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp.
Sơ cứu ngộ độc lá ngón
Khi phát hiện người bị ngộ độc cây lá ngón, việc sơ cứu ban đầu rất quan trọng, cần phải nhanh chóng loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bằng các biện pháp như: gây nôn, uống đầy nước, móc họng để kích thích gây nôn.
Sau đó nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để loại bỏ độc chất, ngăn cản hấp thu độc chất bằng cách rửa dạ dày, uống than hoạt, truyền dịch. Sau đó nhanh chóng vận chuyển bệnh nhân tới bệnh viện chuyên khoa có đầy đủ các trang thiết bị cấp cứu điều trị giải độc.
Lưu ý, hiệu quả cấp cứu nên được thực hiện sớm dưới 1 giờ. Việc gây nôn chỉ tiến hành khi bệnh nhân mới ăn xong, bệnh nhân tỉnh, hợp tác. Chỉ dùng biện pháp cơ học (kích thích họng), không dùng thuốc gây nôn vì đến khi thuốc có tác dụng, bệnh nhân nôn thì có thể bệnh nhân bị liệt hầu họng, co giật rất dễ sặc phổi.
Để phòng ngừa ngộ độc lá ngón, biện pháp hữu hiệu nhất là nên chặt bỏ tất cả những cây lá ngón được tìm thấy. Phần lớn bệnh nhân ngộ độc lá ngón là do tự tử hoặc bị đầu độc. Cần phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý tâm thần như trầm cảm, stress... là nguyên nhân gây tự sát, không nên để những người này tiếp cận với lá ngón.
Tăng cường phòng, chống đuối nước cho trẻ em Đuối nước là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các loại tai nạn thương tích (TNTT) trẻ em, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống còn và phát triển của trẻ. Tuy nhiên trong những năm qua, tình hình trẻ em bị tai nạn đuối nước vẫn tiếp tục xảy ra ở nhiều địa phương trong tỉnh... Tập huấn các kỹ...