Liên tiếp bệnh nhân bị rắn độc cắn trong mùa hè
Một tuần trở lại đây, Trung tâm chống độc ( BV Bạch Mai) ngày nào cũng có bệnh nhân bị rắn độc cắn. Chuyên gia cảnh báo, mùa hè nguy cơ bị rắn độc cắn cao nhất vì là mùa rắn sinh sôi, phát triển.
8 ca bị rắn độc cắn
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc cho biết, hiện Trung tâm đang điều trị cho 8 ca bị rắn độc cắn.
Bệnh nhân Lê Việt H. (32 tuổi, Phú Thọ) vào viện tối 14/5 vì bị rắn lục cắn.
Người nhà bệnh nhân cho biết, khoảng 16h ngày 14/5, khi đi ra ngoài vườn, bệnh nhân bị một con rắn màu xanh to bằng đầu ngón tay trỏ cắn vào mặt trong bàn chân trái. Sau khi bị rắn cắn, bệnh nhân có garo vết thương nhưng vẫn đau nhiều nên được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương rồi chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai.
Còn trường hợp anh Nguyễn Văn Đ. (41 tuổi, ở Khoái Châu, Hưng Yên) khi đang dọn đống gạch cũ lâu ngày, anh đã bị một con rắn hổ mang cắn vào ngón bàn tay phải. Sau đó, bệnh nhân có garo và nặn máu vết cắn. Vị trí bị cắn sưng đau nhiều, tấy đỏ.
Bệnh nhân Lê Văn Niên (47 tuổi, ở Bắc Giang) thì bị rắn cắn khi đang làm đồng. Con rắn to bằng ngón chân cái, màu đen cắn vào ngón trỏ bàn tay phải. Sau cắn, bệnh nhân bị buốt nhiều, sưng đau, tấy đỏ. Bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai sau 10h bị rắn cắn.
Không trì hoãn, cần đưa bệnh nhân tới ngay cơ sở y tế
Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, tại Việt Nam, tai nạn do rắn độc cắn rất phổ biến. Tai nạn này thường tăng vào mùa hè, khi rắn vào mùa sinh sôi, phát triển.
Video đang HOT
Theo thống kê, tai nạn rắn cắn nhiều nhất ở giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 11 – là mùa sinh sôi, phát triển của rắn độc.
TS Nguyên khuyến cáo, mỗi loại rắn độc lại mang một độc tính khác nhau, vì thế việc quan trọng nhất nếu không may bị rắn cắn là mau chóng sơ cứu và chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế.
Tuyệt đối không áp dụng kinh nghiệm dân gian để sơ cứu, chữa trị rắn độc cắn. Đã có nhiều trường hợp vì chủ quan, tự điều trị, đến khi nọc độc phát tác khiến bệnh nhân suy hô hấp (tím tái, co cơ, khó thở, cứng hàm…) thì người nhà mới đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế.
“Việc sơ cứu nhằm mục đích làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn, sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có điều kiện điều trị thực sự (ví dụ cấp cứu hô hấp, tim mạch tốt hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu) để được xử lý kịp thời”, TS Nguyên nhấn mạnh.
Theo đó, 6 bước sơ cứu đúng khi bị rắn độc cáo được các chuyên gia khuyến cáo như sau:
- Động viên bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng
- Không để bệnh nhân tự đi lại.
- Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn).
- Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường.
- Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động.
- Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay…).
Cách làm trà quất mật ong thơm mát, giải khát ngày hè
Vào ngày hè nắng nóng, cơ thể ra nhiều mồ hôi nên chúng ta thường có cảm giác khát và mệt mỏi. Hãy cùng vào bếp với công thức làm trà quất mật ong giải khát ngày hè dưới đây!.
Cùng vào bếp với cách làm trà quất mật ong ngọt mát
Thưởng thức ly trà quất mật ong với hương vị thanh mát của trà, vị chua thơm của những trái tắc tươi kết hợp với những viên đá mát lạnh. Đem đến cho bạn một thức uống cực kỳ sảng khoái và bổ dưỡng.
Công dụng của tắc mật ong đó là cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, phòng ngừa chứng tiểu đường, hỗ trợ giảm cân, giúp tiêu hóa tốt, ngăn ngừa lão hóa, thanh nhiệt hiệu quả. Hãy cùng thực hiện cách làm trà quất mật ong thơm mát, giải khát ngày hè ngay sau đây!
Nguyên liệu
1 gói trà túi lọc
3-4 quả quất
1 thìa cà phê mật ong
1 thìa canh đường cát
Bạn có thể dùng 5-6 thìa cà phê mật ong nếu dùng mật ong hoàn toàn và không dùng đường.
Cách làm trà quất mật ong đơn giản nhất
Trà pha cùng 1/2 ly nước sôi, để khoảng 7 phút cho ra trà, để nguội.
Đường bạn pha cùng chút nước cho tan hoàn toàn.
Quất rửa sạch cắt đôi 3 quả vắt lấy nước cốt, bỏ hạt.
Cho nước quất cùng đường và mật ong vào trà khuấy đều.
Cho đá vào ly, đổ trà quất đã pha vào, khuấy theo một chiều vài vòng, để 1-2 phút cho đá đủ lạnh và dùng thôi.
Nếu bạn có dụng cụ pha chế, cho trà cùng nước cốt quất, đường và mật ong vào ly pha chế, khuấy đều. Kế đến cho đá vào cùng, lắc vài phút rồi đổ ra ly dùng.
Để trang trí cho đẹp bạn có thể dùng vài lá húng quế hoặc bạc hà thêm vào ly. Hoặc cắt đôi quả tắc gắn vào thành ly. Bạn cũng có thể cắt lát tắc cho vào ly.
Bác sĩ ơi: Cách chọn kem chống nắng để bảo vệ da hiệu quả Những ngày này, TP.HCM trời nắng nóng gay gắt nên tôi nghe mọi người khuyên nên thoa kem chống nắng khi ra ngoài trời để bảo vệ da. Tuy nhiên, có rất nhiều loại kem chống nắng với các chỉ số khác nhau. Xin bác sĩ tư vấn chọn kem chống nắng như thế nào cho đúng. (Ngô Thiên Kim, 24 tuổi, ngụ...