Liên tiếp bắt nhiều vụ vận chuyển trái phép gỗ quý
Ngày 19/10, Hạt Kiểm lâm huyện Đông Hòa (Phú Yên) cho biết đã đề nghị UBND huyện này ra quyết định xử phạt 25 triệu đồng đối với ông Nguyễn Công Danh (ở xã Sơn Thành Tây, huyện Tây Hòa, Phú Yên) do vận chuyển gỗ trái phép.
Thông tin ban đầu cho biết, rạng sáng 1/10, cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ ô tô 78C-01151 do ông Danh điều khiển đang vận chuyển gần 5m3gỗ sơn huyết nhóm 1. Tại cơ quan chức năng, ông Danh khai nhận, toàn bộ số gỗ trên được chuyển từ huyện Sông Hinh (Phú Yên) đến đèo Cả (giữa hai tỉnh Phú Yên – Khánh Hòa) để sang xe, nhưng không biết chủ gỗ và người nhận là ai.
Bùng phát tình trạng mua bán, vận chuyển trái phép gỗ Sơn huyết tại Phú Yên
Trước đó, UBND tỉnh Phú Yên đã ra quyết định xử phạt 25 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 6 tháng đối với ông Trần Quang Hưng (trú ở thôn Phú Thịnh, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa) do vận chuyển gỗ sơn huyết trái phép.
Video đang HOT
Theo UBND tỉnh Phú Yên, từ đầu năm đến nay, tỉnh này đã ra quyết định xử phạt 10 đối tượng gần 420 triệu đồng, tịch thu hơn 27m3 gỗ các loại, tước giấy phép lái xe 6 tháng đối với 7 trường hợp do cất giữ, vận chuyển lâm sản trái phép.
Tình trạng mua bán, thu gom, vận chuyển gỗ sơn huyết trái phép đang bùng phát phức tạp tại các tỉnh Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk,…, cơ quan chức năng đã liên tiếp phát hiện, xử phạt nhiều vụ nhưng tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra.
Sơn Công
Theo Dantri
Hai tỉnh Phú Yên, Đắk Lắk "bắt tay" chống lâm tặc
Bất chấp lực lượng kiểm lâm, ngành chức năng truy quét, nhưng "lâm tặc" ngang nhiên mở những con đường nhánh xuyên thẳng vào rừng sâu, dùng máy móc, thiết bị hiện tàn phá không thương tiếc những cánh rừng nguyên sinh giữa vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Phú Yên - Đắc Lắc.
Trước đó, trong tháng 8/2013, tại bàn xã Ea Trol, huyện miền núi Sông Hinh (Phú Yên), giáp ranh với huyện M'Đrắk (Đắk Lắk), lâm tặc mở nhiều đường nhánh xuyên thẳng vào rừng sâu, dùng máy móc, thiết bị hiện đại phá rừng quy mô lớn. Những cánh rừng nguyên sinh với nhiều loại cây lớn đã bị lâm tặc triệt hạ không thương tiếc. Tại hiện trường, lực lượng chức năng của tỉnh Phú Yên phát hiện hơn 200m3 gỗ chò đường kính lớn bị đốn ngã hàng loạt.
Hàng trăm mét khối gỗ bị lâm tặc triệt hạ tại khu rừng giáp ranh Phú Yên - Đắk Lắk
Trước vấn nạn phá rừng giáp ranh hàng loạt, mới đây chính quyền hai tỉnh Phú Yên và Đắk Lắk đã ký kết Quy chế phối hợp quản lý bảo vệ rừng và kiểm tra, truy quét nạn phá rừng, khai thác, mua bán, cất giữ, vận chuyển lâm sản trái phép vùng giáp ranh.
Theo đó, hàng năm 2 tỉnh này có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong quản lý, bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp, quản lý lâm sản và phòng, chống các hành vi vi phạm; tổ chức truy quét, kịp thời phát hiện, ngăn chặn cháy rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác, mua bán, cất giữ, vận chuyển lâm sản trái phép xảy ra tại vùng rừng giáp ranh; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ nguồn nước và môi trường rừng... Tăng cường công tác quản lý cư trú trên địa bàn và các phương tiện phục vụ vận chuyển lâm sản trái phép, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề di dân.
Nhiều cây gỗ vài người ôm bị lâm tặc chặt phá không xót thương
Bên cạnh đó, mỗi tỉnh thành lập, duy trì hoạt động các đoàn kiểm tra liên ngành, có nghiệm vụ thường xuyên phối hợp kiểm tra, kiểm soát tình hình xâm hại tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp; thống kê, lập danh sách những đối tượng đầu nậu, chủ đường dây khai thác, mua bán, cất giữ, vận chuyển lâm sản trái phép; các đối tượng kích động, xúi dục người dân phá rừng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự xã hội, hay cố tình chây ỳ không thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền... để giáo dục răn đe và xử lý triệt để. Chủ động truy quyét ngăn chặn các tổ chức, cá nhân vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng; mọi hành vi vi phạm phải lập biên bản, xử lý nghiêm minh, kịp thời, dứt điểm.
Các lực lượng bảo vệ rừng trong khi làm nhiệm vụ, nếu phát hiện có dấu hiệu phá rừng, cháy rừng tại vùng giáp ranh phải báo ngay cho đơn vị chức năng của tỉnh bạn để phối hợp ngăn chặn. Nếu phát hiện quả tang đối tượng vi phạm, phải bắt giữ, tịch thu tang vật, phương tiện (kể cả vùng rừng bị xâm hại thuộc tỉnh bạn), sau đó bàn giao đối tượng, hồ sơ, tang vật cho tỉnh nơi xảy ra hành vi vi phạm trong vòng không quá 24 giờ để điều tra, xử lý.
Sơn Công
Theo Dantri
Chỉ 36 người được quyền phát ngôn cho báo chí Ngày 8/10, UBND tỉnh Phú Yên cho biết, tỉnh này vừa ban hành quyết định phê duyệt danh sách Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện. ảnh kinh họa Theo đó, có 36 người được quyền phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí. Trong đó,...