Liên tiếp 2 vụ người Trung Quốc dùng thẻ giả rút tiền
- Trong vòng 1 tuần, lực lượng công an TP Hà Nội đã bắt giữ liên tiếp 2 đối tượng người Trung Quốc sử dụng thẻ tín dụng giả để hòng chiếm đoạt tiền tại Việt Nam…
Đối tượng Wang Hai Cheng
Ngày 26/6, Đại tá Lê Hồng Sơn, Trưởng phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (PC50 – Công an Hà Nội) cho biết, cơ quan công an vừa bắt quả tang Wang Hai Cheng (28 tuổi, quốc tịch Trung Quốc), có hành vi sử dụng thẻ tín dụng giả để chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, vào 11h30 ngày 23/6, tổ công tác phòng PC50 phối hợp Cục C50 Bộ Công an, Công an phường Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm) bắt quả tang đối tượng Wang Hai Cheng đang sử dụng 11 thẻ thanh toán điện tử Visa Master giả để mua điện thoại Iphone 5S tại một cửa hàng kinh doanh điện thoại trên phố Hàng Bài.
Tiến hành kiếm tra nơi Wang Hai Cheng thuê trọ tại một khách sạn trên đường Giải Póng, cơ quan công an thu giữ 2 máy tính xách tay, 2 máy quét từ ghi thông tin thẻ tín dụng, USB và thẻ nhớ ghi các dữ liệu thông tin thẻ tín dụng trộm cắp.
Tại cơ quan công an, Wang Hai Cheng khai nhận trước đó trong thời gian ở Trung Quốc, qua phầm mềm QQ (phần mềm chát của Trung Quốc), làm quen với một số đối tượng người Trung Quốc và được cung cấp thông tin thẻ tín dụng trộm cắp được (CC chùa), hướng dẫn cách làm thẻ giả để đến các nước Đông Nam Á rút tiền chiếm đoạt.
Theo cơ quan chức năng, thủ đoạn làm giả thẻ của đối tượng được thực hiện như sau: Các đối tượng trên mạng cung cấp thôi thẻ, thông tin thẻ tín dụng lấy cắp được cho Wang. Dữ liệu này được Wang nhập vào máy vi tính, xử lý bằng phần mềm làm thẻ giả nối với máy quét từ để ghi dữ liệu trộm cắp lên thẻ giả. Mỗi thẻ có thể được ghi, xóa dữ liệu rất nhiều lần.
Theo thỏa thuận thì Wang Hai Cheng sẽ được các đối tượng chia cho 35% số tiền chiếm đoạt được. Trước khi dùng thẻ giả rút tiền, Wang phải thông báo cho các đối tượng biết và sau khi rút được tiền, phải chuyển hóa đơn rút tiền cho chúng nhằm quản lý việc ăn chia.
“Đồ nghề” làm giả thẻ tín dụng Wang Hai Cheng mang theo
Đầu tháng 6/2014, Wang Hai Cheng mang theo “đồ nghề” làm giả thẻ tín dụng đi du lịch đến các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia, Lào… để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bằng hình thức dùng thẻ tín dụng giả rút tiền tại các cây ATM hoặc mua các mặt hàng điện tử có giá trị cao như điện thoại Iphone, Ipad… tại các của hàng có sử dụng máy thanh toán thẻ.
Ngày 14/6, Wang vào Việt Nam qua cửa khẩu Mộc Bài. Tại TP Hồ Chí Minh, Wang nhập các dữ liệu thông tin thẻ tín dụng trộm cắp được do các đối tượng trên mạng chuyển cho để ra Hà Nội rút tiền.
Video đang HOT
Từ ngày 20 đếm 22/6, tại Hà Nội, Wang đã nhiều lần dùng thẻ giả đi rút tiền và vào siêu thị mua hàng nhưng thẻ đều báo lỗi. Đến ngày 23/6, Wang tiếp tục đến phố Hàng Bài mua điện thoại Iphone thì bị cơ quan công an bắt quả tang.
Phòng PC 50 – Công an TP Hà Nội cho biết, hành vi sử dụng trái phép thông tin tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân, làm giả thẻ ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản của Wang Hai Cheng đã bị Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo Điều 226b Bộ luật hình sự.
Như vậy, Wang Hai Cheng là người Trung Quốc thứ hai bị phòng PC 50 – Công an Hà Nội bắt giữ do có hành vi làm giả thẻ tín dụng để chiếm đoạt tiền, trong vòng chưa đầy một tuần qua.
Trước đó, ngày 18/6, Đội 4 – PC50 phối hợp Công an phường Thanh Xuân Trung cũng đã bắt quả tang Feng Hai Qiang (SN 1989, quốc tịch Trung Quốc) sử dụng thẻ ATM giả rút tiền tại cây ATM thuộc địa bàn phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
14 thẻ tín dụng giả và tiền tang vật vụ Feng Hai Qiang
Kiểm tra tư trang của Cường, tổ công tác phát hiện 14 chiếc thẻ giả của các ngân hàng khác nhau và 6,5 triệu đồng mà Cường vừa chiếm đoạt được cùng với các thiết bị máy công nghệ cao để sản xuất chế tạo thẻ giả.
Hành vi dùng thẻ tín dụng giả để chiếm đoạt tài sản của các đối tượng trên với tính chất nghiêm trọng, các đối tượng đã lấy cắp thông tin của chủ thẻ ATM là người Việt Nam để làm giả thẻ rút tiền với số lượng lớn.
Đáng chú ý, các thẻ tín dụng giả này bên ngoài là thẻ của ngân hàng Trung Quốc nhưng thông tin thẻ đều là tài khoản của các ngân hàng Việt Nam.
Cơ quan công an cũng thu giữ nhiều máy móc, thiết bị mà Feng Hai Qiang mang theo sang Việt Nam để làm thẻ ATM giả như máy dập mã số thẻ, máy phủ từ, phủ nhũ, phủ bạc lên thẻ ATM.
Hiện, vụ việc đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra mở rộng.
Khánh Công
Theo_VnMedia
Công an Hà Nội lên tiếng vụ hơn 14.000 thuê bao điện thoại bị nghe lén
Nếu những thông tin của các chủ thuê bị cài phần mềm giám sát rơi vào tay kẻ xấu, sẽ có nguy cơ xảy ra các vụ án kinh tế, hình sự, thậm chí là an ninh chính trị và hậu quả là khôn lường".
Đó là nhận định của đại tá Lê Hồng Sơn, Trưởng phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao - Công an TP.Hà Nội khi trao đổi với PV xung quanh vụ việc hơn 14.000 điện thoại di động bị giám sát
Ông cho biết bằng cách nào các đối tượng cài được phần mềm giám sát vào máy điện thoại của người khác?
Đại tá Lê Hồng Sơn.
Vụ nghe lén 14.000 điện thoại: Thủ đoạn cài đặt và cách phát hiện
- Kết quả điều tra bước đầu xác định, phần mềm giám sát điện thoại trên hệ điều hành Android (Ptracker) của Cty Việt Hồng vào được máy điện thoại người cần giám sát theo hai cách: một là, ai đó dùng máy điện thoại cần giám sát tải phần mềm theo địa chỉ trang web o.vhc.vn; hai là, soạn tin nhắn theo cú pháp gửi đến đầu số 8189 để lấy đường link tải phần mềm về.
Sau khi phần mềm được kích hoạt, tất cả các dữ liệu trong máy điện thoại của người bị giám sát sẽ được lưu và đẩy lên máy chủ của Cty Việt Hồng. Người sử dụng phần mềm chỉ cần đăng nhập vào trang web của Cty Việt Hồng là có thể xem lại toàn bộ thông tin của máy điện thoại bị giám sát.
Có cách nào phòng tránh và nhận biết máy điện thoại bị cài phần mềm giám sát thưa ông?
- Với những người sử dụng điện thoại smartphone bình thường, khó có thể nhận biết máy mình có bị cài phần mềm giám sát không vì loại phần mềm này được cài ẩn, không hiển thị trên màn hình điện thoại. Chỉ với các thiết bị chuyên dùng của cơ quan chức năng mới có khả năng phát hiện.
Muốn cài được phần mềm giám sát thì cần phải thao tác trực tiếp, do vậy người dân cần quản lý máy điện thoại của mình, tránh để người lạ, người không đáng tin cậy tiếp cận máy điện thoại.
Bên cạnh đó, khi sử dụng không nên truy cập các đường link lạ, trang web đen, trang web không rõ nguồn gốc để tránh bị các đối tượng cài mã độc vào máy điện thoại của mình mà không biết.
Cán bộ điều tra đang kiểm tra trang web của Cty Việt Hồng.
Trong trường hợp máy điện thoại đang dùng bình thường bỗng nhiên có hiện tượng hao pin nhanh, tự động bật - tắt chế độ 3G, GPRS, hoặc tự nhiên xuất hiện những phần mềm mà chúng ta không cài đặt từ trước, hay cước phí điện thoại hằng tháng quá cao... nhiều khả năng máy điện thoại đã bị cài đặt phần mềm Ptracker hoặc phần mềm giám sát nào đó mà chúng ta không biết, và chúng ta nên đi cài lại máy.
Ông đánh giá thế nào về hậu quả của việc sử dụng phần mềm Ptracker?
- Khi bị cài đặt phần mềm Ptracker thì tất cả các dữ liệu trong máy điện thoại như danh bạ, tin nhắn, các cuộc gọi, lịch sử truy cập web... đều được lưu lại và đẩy lên máy chủ của Cty Việt Hồng. Điều này đồng nghĩa với việc mọi thao tác về mật khẩu hộp thư, tài khoản ngân hàng, hay các tài khoản khác của chủ thuê bao đều bị lộ.
Do đó, người mua phần mềm cần ý thức được hậu quả do mình gây ra qua việc giám sát điện thoại của người khác. Họ cần phải hiểu người có hành vi giám sát, nghe lén điện thoại của người khác là vi phạm pháp luật, được quy định tại các Điều 224, 226, 226a Bộ luật Hình sự.
Người sử dụng điện thoại smartphone cần cảnh giác với phần mềm nghe lén. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Hiện các mục quảng cáo, rao bán phần mềm giám sát nhan nhản trên mạng internet, phải chăng công tác quản lý nhà nước đang gặp vướng mắc?
- Đúng vậy, hiện có rất nhiều trang web rao bán các phần mềm giám sát; không riêng Ptracker, có rất nhiều phần mềm khác đang được lưu hành bất hợp pháp, không quản lý được. Thời gian qua, chúng tôi cũng đấu tranh làm rõ một số vụ, ổ nhóm cài mã độc vào máy tính để đánh cắp thông tin cá nhân, mật khẩu giao dịch ngân hàng hoặc đe dọa tống tiền.
Việc này đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước cần siết lại điều kiện cấp phép hoạt động trong lĩnh vực thông tin truyền thông; tránh các quy định chung chung.
Ví dụ như Cty Hồng Hà được cấp phép trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, nhưng không quy định rõ loại sản phẩm phần mềm nào được kinh doanh, loại nào không.
Theo Dân Việt
Hơn 14.000 điện thoại ở VN bị nghe lén thế nào? Trong số đó, 7.447 tài khoản chưa được xóa dữ liệu, 670 tài khoản vẫn đang còn trong thời gian bị giám sát Ngày 23-6, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50) - Công an TP Hà Nội cho biết vừa phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông làm rõ một vụ vi phạm nghiêm...