Liên tiếp 2 ca bị rắn hổ chúa cắn, đừng liều mạng với “tử thần”
Người mưu sinh bằng nghề bẫy rắn, người tình cờ phát hiện nên vây bắt, cả hai bị rắn hổ chúa cắn, nguy kịch tính mạng. Nhiều người đang liều mạng đương đầu với loài rắn có nọc độc nhất trên cạn.
Liên tiếp 2 người bị rắn hổ chúa cắn
Chỉ trong thời gian ngắn, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận 2 trường hợp bị rắn hổ chúa cắn, chuyển viện cấp cứu trong tình trạng rất nguy kịch. Nạn nhân thứ nhất là anh P.V.T. (38 tuổi, ngụ tại Tây Ninh) bị rắn cắn vào ngày 19/8.
Trước khi nhập viện, bố con anh đi thăm bẫy thì phát hiện con rắn rất lớn, chưa xác định được loài rắn gì nhưng sợ sổng mất nên anh lao vào bắt. Con rắn quá lớn vùng vẫy khiến anh tuột tay trái, bị con rắn đã quay lại cắn vào đùi phải.
Trường hợp thứ hai bị rắn cắn là người đàn ông Y.T.K. (35 tuổi, ngụ tại tỉnh Đắk Lắk). Ngày 20/9, khi đang làm rẫy cạnh suối, anh phát hiện con rắn lớn bò qua nên tiến hành vây bắt. Anh đã bị con rắn cắn vào ngón 2 của bàn tay phải. Sau khi đi thầy lang lấy nọc độc, nạn nhân đã phải chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Xác con rắn gia đình mang theo tới bệnh viện được bác sĩ xác định là rắn hổ chúa.
Nạn nhân thứ 2 bị rắn hổ chúa cắn là người đàn ông ngụ tại tỉnh Đắc Lắc
Cả 2 trường hợp trên may mắn được các bác sĩ sử dụng huyết thanh kháng nọc đặc hiệu phối hợp liên chuyên khoa trong điều trị nên may mắn thoát chết.
Đừng liều mạng với “tử thần”
Theo TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, rắn hổ chúa là loài có nọc độc nhất trong số các loài sống trên cạn. Trúng nọc độc của rắn hổ chúa là bệnh lý nhiễm độc thần kinh rất nặng.
Video đang HOT
Trung bình mỗi năm Đơn vị Hồi sức Chống độc tại khoa Bệnh Nhiệt Đới tiếp nhận 800 đến 1.000 ca bị các loài rắn độc khác nhau cắn. Tuy nhiên, đến nay bệnh viện mới chỉ tiếp nhận 9 trường hợp trúng nọc độc rắn hổ chúa, 2 bệnh nhân nêu trên là 3 ca được cứu sống.
Rắn hổ chúa thường sống ở vùng rừng núi hẻo lánh nên khả năng chúng tiếp xúc với con người không nhiều. Nọc độc của rắn hổ chúa có thể cướp đi sinh mạng của con người trong thời gian rất ngắn.
Khi bị rắn cắn phóng thích nọc kịch độc vào cơ thể, nạn nhân sẽ gặp các triệu chứng về thần kinh, khó nói và yếu chân tay, liệt cơ toàn thân dẫn tới suy hô hấp và ngưng thở. Bên cạnh đó, nạn nhân bị các biến chứng tổn thương cơ tim cấp gây loạn nhịp rất phức tạp có cơn rối loạn chậm, có cơn rối loạn nhanh, việc điều trị thông thường sẽ không mang lại kết quả.
Bệnh nhân buộc phải tháo khớp gần của ngón thứ 2 bàn phải bị hoại tử
Hầu hết các trường hợp tới bệnh viện sau khi bị rắn hổ chúa cắn, dù đã được sử dụng huyết thanh kháng nọc nhưng sau đó vẫn rơi vào tử vong do những biến chứng nặng nề viêm cơ tim, hoại tử toàn bộ cơ trong cơ thể dẫn tới suy đa tạng. Việc cứu sống được 3 trong số 9 ca bệnh trên là nhờ bác sĩ chắt chiu từng chút kinh nghiệm trong quá trình điều trị, chủ động can thiệp sớm, không đợi những biến chứng xảy ra.
Tuy nhiên, những trường hợp bị rắn hổ chúa cắn đều bị hoại tử nặng, trường hợp ở Tây Ninh bệnh nhân phải cắt lọc hoại tử, ghép da trên diện rộng ở vùng đùi, hông bên phải, khu vực tầng sinh môn. Bệnh nhân ở Đắk Lắk phải tháo bỏ đốt gần ngón thứ 2 của tay phải.
Ngày 19/8 sau khi bị cắn, nạn nhân đã mang theo con rắn hổ chúa vào bệnh viện cấp cứu
Tùy từng loài rắn với nọc độc khác nhau chúng gây ra những tổn thương ở mức độ nặng nhẹ khác nhau nhưng đều ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Hiện nay, một số khu vực còn tình trạng buôn bán rắn (kể cả các loài rắn trong sách đỏ) hoặc cho trẻ em chơi với rắn, nuôi rắn để kinh doanh hoặc cho trẻ em chơi với rắn như thú cưng… đây là nguy hiểm tiềm ẩn rất nhiều rủi ro với tính mạng.
Những người không may bị rắn cắn cần tuân thủ các hướng dẫn y tế như rửa sạch vết thương; dùng băng gạc sạch che phủ vết thương; garo nhẹ vị trí chi phía trên vết cắn; hạn chế tối đa vận động tại các vùng chi bị cắn; nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp, điều trị kịp thời. Nạn nhân và người sơ cứu không nên áp dụng những thói quen, kiến thức không có cơ sở khoa học như đến các thầy thuốc chữa rắn, nhai lá cây đắp lên vết thương… Điều này sẽ kéo dài thời gian sơ cứu ban đầu khiến người bệnh chậm trễ đến bệnh viện, mất đi thời gian vàng, nguy cơ biến chứng do nọc độc, tử vong cao.
Tập thể dục rất tốt cho việc tăng chiều cao, nhưng một số bài tập dễ "hủy hoại" chiều cao, bố mẹ cần biết
Sự phát triển của trẻ luôn được các bậc cha mẹ quan tâm, đặc biệt là chiều cao. Ngày nay, trong thời đại nhìn vào giá trị của khuôn mặt, chiều cao ảnh hưởng rất nhiều đến ngoại hình của một người, đặc biệt là đối với các chàng trai.
Việc phát triển chiều cao cũng diễn ra đều đặn, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đỉnh đầu tiên của quá trình phát triển chiều cao là ở độ tuổi 0-3. Lúc này trẻ ở giai đoạn sơ sinh phát triển cơ thể rất nhanh. Thời kỳ vàng thứ hai là tuổi vị thành niên ở độ tuổi 12-15, trong 3-5 tuổi này, chiều cao của trẻ sẽ tăng lên đáng kể. Ngoài yếu tố bẩm sinh, những thói quen mắc phải cũng rất quan trọng đối với sự phát triển chiều cao. Ở giai đoạn này, dinh dưỡng, chất lượng giấc ngủ và tình trạng tập luyện của trẻ đều có thể ảnh hưởng đến chiều cao.
Tập thể dục cũng giúp tăng chiều cao của trẻ, tuy nhiên việc tập nhiều có lợi cho sự phát triển thể chất, nhưng không phải tất cả các bài tập đều có lợi cho việc phát triển chiều cao, và một số bài tập thậm chí có thể cản trở sự phát triển.
Tập thể dục có lợi cho việc phát triển chiều cao:
1. Tập thể dục nhịp điệu
Tập thể dục nhịp điệu có thể làm tăng nhịp tim và nhịp thở một cách thích hợp, đồng thời thúc đẩy sự gia tăng nồng độ oxy trong máu. Trẻ em tập thể dục nhịp điệu thường xuyên có thể vận động các chức năng cơ thể và thúc đẩy tuần hoàn máu, từ đó thúc đẩy sự phát triển thể chất và có lợi cho tăng trưởng chiều cao. Chạy, nhảy dây hoặc bơi lội đều là những bài tập thể dục nhịp điệu tốt. Sau khi vận động, tuyến mồ hôi tiết ra mồ hôi cũng sẽ khiến trẻ dễ chịu hơn, có lợi cho sự phát triển.
2. Bài tập kéo giãn
Việc kéo căng cơ thể sẽ khiến các chi và cột sống cảm nhận được lực kéo ra, từ đó thúc đẩy sự phát triển của xương. Duỗi người cũng giúp trẻ phát triển thể chất và tính khí tốt ngay từ khi còn nhỏ. Các động tác kéo giãn thông thường bao gồm kéo giãn cột sống, duỗi lưng và duỗi tay chân, có thể được thực hiện sau khi trẻ tập luyện.
3. Nhảy
Như chúng ta đã biết, trọng lực hướng xuống, trẻ tập nhảy sẽ chống lại trọng lực, đồng thời lúc này cũng thúc đẩy sự gia tăng của hormone tăng trưởng. Việc bật nảy thường xuyên sẽ rèn luyện sức bền cho chân, đồng thời một yếu tố có lợi cho sự phát triển của xương trong huyết thanh sẽ tăng lên nhanh chóng, từ đó giúp phát triển chiều cao.
Những môn thể thao sai lầm này sẽ "hủy hoại" chiều cao của con, các bậc cha mẹ nên biết và cho vận động ít hơn:
1. Bài tập một bên
Trong một số môn thể thao, chẳng hạn như cầu lông và bóng bàn, chỉ có một bên được chuyển động trong một số lượng lớn các bài tập. Điều này dễ dẫn đến tình trạng trẻ phát triển thể chất hai bên không cân đối, mất khớp, tổn thương xương từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển.
2. Các bài tập gây căng thẳng cho cơ thể
Ví dụ như bài tập chịu sức nặng, bài tập này tác động lực xuống cơ thể sẽ gây áp lực lên xương của trẻ và chống lại sự phát triển đi lên của cơ thể. Mặt khác, nó cũng sẽ gây áp lực lên tim phổi và các cơ quan khác kém phát triển của trẻ, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển.
Cố gắng làm cho trẻ cao lớn là điều mà tất cả các bậc cha mẹ đang làm, nhưng một số có tác dụng đáng kể, trong khi một số lại không có tác dụng. Cha mẹ nên tìm đúng phương pháp và tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan, thể dục thể thao sai cách sẽ phản tác dụng, không những không giúp ích được cho chiều cao của trẻ mà còn mang đến những tác động tiêu cực. Cũng cần lựa chọn bài tập phù hợp với thể trạng và sức bền của trẻ, cường độ tập quá cao sẽ gây gánh nặng cho cơ thể, thậm chí trẻ sẽ rơi vào trạng thái kiệt sức, việc luyện tập thể dục thể thao không thuận lợi cho sự phát triển và kết quả cuối cùng sẽ ngược lại với mục tiêu mà trẻ muốn đạt được.
Sốt xuất huyết tạo ra miễn dịch với COVID-19? Một nghiên cứu phân tích sự bùng phát COVID-19 ở Brazil đã phát hiện rằng việc nhiễm sốt xuất huyết trong quá khứ đem lại miễn dịch ở một số mức độ chống lại COVID-19. Ảnh minh họa. Theo báo cáo đặc biệt của Reuters, nghiên cứu chưa được công bố do Miguel Nicolelis, giáo sư tại Đại học Duke dẫn đầu, đã...