Liên quân san phẳng nhà máy sản xuất bom xe của IS
Liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu không kích, phá hủy hoàn toàn một nhà máy sản xuất bom xe của Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq, gây thương vong lớn cho cả nhóm phiến quân và dân thường.
Các tay súng dòng Shiite tại hiện trường vụ đánh bom xe ở ngoại ô Tikrit, Iraq, hôm 12/3 trong chiến dịch nhằm giành lại thành phố này từ Nhà nước Hồi giáo. Ảnh:AFP.
Cơ sở sản xuất, gồm xe tăng, xe Humvee cùng chất nổ, là “nhà máy lớn nhất ở Iraq và Syria”, AFP dẫn lời một đại tá Iraq nói. Cơ sở này nằm tại thị trấn Hawijah, Iraq. Tiếng nổ lớn có thể được nghe thấy tại Kirkuk, thành phố đang do người Kurd kiểm soát, cách Hawijah 55 km.
Giới chức Iraq cho biết đợt không kích do liên minh quốc tế thực hiện. Mohammed Khalil al-Juburi, phó trưởng ban an ninh tỉnh Kirkuk, xác nhận đợt không kích xảy ra sáng sớm qua. Theo đó, vụ việc gây thương vong lớn cho cả IS và dân thường nhưng chưa có số liệu chính xác.
Liên minh quốc tế hôm qua công bố bản liệt kê các đợt không kích triển khai ở Iraq và Syria trong 24 giờ, kéo dài từ ngày 2 đến ngày 3/6. Liên minh có nhắc đến việc đã tấn công một “cơ sở VBIED (sản xuất xe cùng thiết bị gây nổ” ở Hawijah nhưng không cung cấp thông tin chi tiết.
Hình ảnh chụp hiện trường cho thấy một khu vực rộng đổ nát, gồm gạch đá, tấm lợp kim loại, những phương tiện bị xoắn lại.
IS sản xuất xe bom, vài trường hợp còn là xe tải lớn chất đầy chất nổ, bởi những thiết bị này được xem như yếu tố chính trong chiến thuật quân sự của nhóm phiến quân.
Hawijah nằm cách thủ đô Baghdad 225 km về phía bắc, là một thành trì của IS. Chính phủ Iraq cùng các lực lượng liên minh đang triển khai chiến dịch trên diện rộng nhằm cắt nguồn cung ứng giữa các khu vực thuộc “đế chế” tự xưng Nhà nước Hồi giáo.
Vị trí thị trấn Hawijah. Đồ họa: i24News.
Video đang HOT
Như Tâm
Theo VNE
Liệu liên quân có dùng bộ binh chặn bước tiến của IS?
Trước những thắng lợi "vang dội" vừa qua của phiến quân IS, người ta đặt vấn đề về khả năng Mỹ sẽ can dự mạnh vào chiến trường Iraq-Syria.
Trước những thắng lợi "vang dội" vừa qua của phiến quân IS, người ta đặt vấn đề về khả năng Mỹ sẽ can dự mạnh vào chiến trường Iraq-Syria.
"Đối thủ khó chơi"
Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) là một tổ chức "đục nước béo cò", đã thừa cơ để vùng lên đúng tháng 6/2014, khi đất nước Iraq đã mệt mỏi từ trước đó còn Syria thì đắm chìm trong nội chiến. Bên ngoài Trung Đông khi ấy, Trung Quốc đang làm mưa làm gió ở Biển Đông sau thời điểm đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào đầu tháng 5, còn châu Âu thì đang bận tâm với tình hình Ukraine, đông Ukraine và bán đảo Crimea. Trong thời gian dài, vụ mất tích bí hiểm của máy bay MH370, rồi scandal phi cơ MH17 liền sau đó đã lôi cuốn sự quan tâm của dư luận thế giới. Dù được coi là siêu cường duy nhất hiện nay, Mỹ đã ở vào thế mệt mỏi sao bao năm mải mê chinh chiến và can thiệp. Thêm vào đó họ lại muốn tập trung dứt điểm đàm phán với Iran về chương trình hạt nhân của nước này.
Chỉ bằng không kích, liên quân do Mỹ cầm đầu khó có thể đánh bại được Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng.
Trong bối cảnh đó, Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS mặc sức hoành hành. Các phương tiện liên lạc hiện đại vô tình hỗ trợ cho các nhóm phiến quân IS liên kết với nhau và lừa phỉnh dân thường, dụ dỗ những người trẻ tuổi gia nhập tổ chức của chúng.
Sinh sau đẻ muộn, Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng chắc chắn đã đúc rút nhiều bài học kinh nghiệm từ các thất bại của lực lượng Taliban (từng nắm được chính quyền ở Afghanistan trước khi bị Mỹ lật đổ và buộc phải lui về vùng núi hẻo lánh hoạt động).
Lực lượng IS lan rộng ở hai quốc gia và dễ dàng thống nhất được với nhau thành một khối chung (với "thủ đô" nằm ở Raqqa, Syria), một phần là vì Iraq và Syria có sự liên thông nhất định về mặt lịch sử (Đảng Baath từng tồn tại đồng thời ở 2 nước này và liên hệ chặt chẽ với nhau), sau đó lại cùng chịu sự o ép đáng kể từ Mỹ.
Khác với al-Qaeda thường mai danh ẩn tích, IS tỏ ra đặc biệt giỏi và ưa thích hoạt động tuyên truyền, khuếch trương thắng lợi, khiến đối phương nhiều khi "thần hồn nát thần tính" và tự bỏ vị trí do sợ IS.
Không những vậy phiến quân IS còn biết áp dụng chiến tranh chính quy kết hợp linh hoạt với lối đánh du kích và đánh bom tự sát. Thời gian gần đây, khi tình hình khó khăn hơn, IS bắt đầu đẩy mạnh việc đánh bom tự sát.
Riêng ở mặt trận Syria, nhờ sự thờ ơ của Mỹ (vốn không ưa chính thể Assad) mà IS nổi trội hẳn và đã chiếm được nửa lãnh thổ nước này. Cho đến tận bây giờ, Mỹ vẫn chủ yếu hỗ trợ cho lực lượng chống IS ở Iraq và ít đầu tư cho mặt trận Syria. Ai đủ sức đánh bại IS?
Phiến quân IS không dừng lại ở việc chống Mỹ và sát hại công dân phương Tây, mà còn phạm những tội ác trời không dung đất không tha đối với công dân các nước Đông Á và Trung Đông, trước hết là người dân hai nước Syria và Iraq. Những tội ác này là không thể biện minh và đi ngược lại chính các giáo lý tốt đẹp của đạo Hồi.
Thực tiễn này đặt ra nhu cầu can thiệp để chấm dứt triệt để thảm họa nhân đạo mà người dân Syria và Iraq đang phải hứng chịu từng ngày từng giờ.
Mỹ - vốn nổi tiếng với vai trò "sen đầm" quốc tế - đã thề sẽ bóp chết IS và không lùi bước trước các vòi bạch tuộc của tổ chức này. Thế giới ít nhiều hy vọng vào các lời thề thốt đó.
Thế nhưng, mặc cho liên minh do Mỹ đứng đầu chống IS rộng rãi đến đâu và tích cực ném bom các vị trí của IS như thế nào, lực lượng của IS về cơ bản vẫn không suy yếu đi, thậm chí còn hăng hái mở rộng thêm lãnh thổ chiếm đóng.
Cho đến nay Mỹ cùng các đồng minh tham gia không kích IS mới chỉ gây những thiệt hại nhỏ lẻ cho các cơ sở của IS, tiêu diệt dăm ba thủ lĩnh IS, và làm chậm phần nào đà tiến của lực lượng đó.
Lịch sử quân sự thế giới chỉ ra rằng nói chung, việc ném bom dù có gây thiệt hại lớn cũng khó thay đổi hoàn toàn tình thế hoặc "dứt điểm" được đối thủ trên bộ.
Hơn nữa hiện nay việc ném bom phải tính toán cẩn thận để tránh gây thiệt hại cho dân thường - điều IS có thể lợi dụng để lên án Mỹ và lôi kéo những người dân chịu ảnh hưởng của bom đạn liên quân. Ở một chừng mực nào đó, chính chiến dịch ném bom và bắn rocket từ máy bay của liên quân đã tôi luyện ý chí cho IS và kích thích tổ chức này phát triển thêm.
Như vậy, khi đã trót tạo môi trường để quái thú IS ra đời, Mỹ phải tận tay tham chiến trên bộ thì mới mong trừ khử được hậu quả do chủ nghĩa can thiệp của chính mình gây ra.
Nhưng viễn cảnh đó rất nhỏ. Trong cuộc chiến chống IS vừa qua, Tổng thống Mỹ Obama bị cả quốc tế và dư luận trong nước chỉ trích là quá thận trọng. Nhưng có lẽ không có sự lựa chọn nào tốt hơn cho ông Obama và nước Mỹ lúc này.
Mỹ đã sa lầy vào các cuộc chiến quá nhiều rồi. Tổng thống Obama thì lại sắp kết thúc nhiệm kỳ và chắc mong muốn được mọi người nhớ đến như một vị Tổng thống hòa bình. Trong bối cảnh dư âm khủng hoảng kinh tế 2008 vẫn còn, tư tưởng chính của nước Mỹ lúc này là thoát thân khỏi các cuộc chiến ở hải ngoại. Thay vì can dự trực tiếp, Mỹ sẽ điều chỉnh theo hướng vực dậy lực lượng bản địa và để cho các đồng minh chia sẻ mọi gánh nặng. Đối với ông Obama các vụ ném bom như vừa rồi dường như đã đủ mạo hiểm.
Vị cố vấn quân sự Martin Dempsey (Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng quân đội Mỹ) đứng đằng sau các quyết sách của ông Obama. Dù từng ủng hộ giải pháp tấn công chế độ của Tổng thống Syria al-Assad vào năm 2012, vị tướng này nhìn chung là điềm đạm tỉnh táo, hội tụ cả chất văn bên cạnh chất võ. Ông này từng công tác nhiều năm ở Trung Đông (trước cả thời điểm Mỹ đánh Iraq vào năm 2003), phụ trách tình hình Trung Đông, rồi từng có mặt tại Iraq giai đoạn nóng bỏng ngay sau năm 2003. Nhờ cương vị đó, ông ý thức rõ về tình trạng giáo phái thù địch nặng nề ở mảnh đất Trung Đông nói chung và xứ Iraq nói riêng. Với kinh nghiệm chiến trường, Dempsey hiểu rõ ban lãnh đạo Iraq chưa thực sự đoàn kết nội bộ, chưa thực sự đại diện cho đông đảo các lực lượng để từ đó quy tụ họ lại tiến đánh kẻ thù chung.
Khi hai lãnh đạo hàng đầu của Mỹ có quan điểm như vậy, khả năng Mỹ đưa lục quân vào Syria và Iraq để chiến đấu trực tiếp (khi IS chưa đánh tràn ra ngoài hai nước này) là thấp, cho dù có lẽ hiện nay thế giới hưởng ứng một hành động can thiệp như thế.
Trong khi đó, Nga vẫn bận bịu với tình hình Ukraine còn Trung Quốc thì mải mê chinh phục Biển Đông.
Vì vậy, trong trường hợp Syria và Iraq đứng trước nguy cơ thất thủ hoàn toàn, khả năng can thiệp lớn nhất sẽ đến từ Iran.
Thứ nhất, Syria là đồng minh truyền thống hiếm hoi của Iran. Thứ hai, chính quyền Iraq hiện nay thuộc về người Shiite (cùng dòng Hồi giáo đa số ở Iran). Cả Iraq và Syria đều sát nách Iran. Và thứ ba, quan trọng nhất, Iran có tiềm lực mạnh vào hàng nhất nhì Trung Đông, lại được tôi luyện bản lĩnh trong quá trình đối phó dài lâu với siêu cường Mỹ cũng như cả nước Iraq kiêu hùng thời đỉnh cao (Iran đã trụ vững trước cuộc chiến khốc liệt do Iraq thời Saddam Hussein tiến hành, đồng thời gây thiệt hại nặng cho kẻ xâm lược).
Xuất phát từ lợi ích, hoàn cảnh và tiềm lực của mình, Iran chính là nhân tố hàng đầu để chống IS và can thiệp trong trường hợp chế độ Syria và Iraq đứng trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn. Dù vẫn đang nằm trong vòng vây của một số nước phương Tây thù địch cùng các quốc gia Trung Đông thân Mỹ và đông người Sunni, Iran vẫn tự tin chỉ trích cách tiếp cận của Mỹ đối với IS là không hiệu quả.
Theo VOV.VN
Theo_Kiến Thức
Liên quân chống IS họp bàn tại Paris Các bộ trưởng từ 20 quốc gia trong liên quân do Mỹ đứng đầu đã có mặt tại Paris để tham gia cuộc thảo luận chiến lược chống lại Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Hội nghị này được tổ chức ngay sau khi IS đánh chiếm mất thành phố Ramadi ở tỉnh Anbar, Iraq vào tháng trước. Iraq đang trở nên...