Liên quan 4 ca Covid-19 ở TP.HCM: Thêm 731 người được xét nghiệm
Ngành y tế TP.HCM đã điều tra, giám sát và lấy mẫu xét nghiệm thêm 731 người liên quan tới bệnh nhân 1342, 1347, 1348, 1349.
Sáng 6/12, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, sau khi có 4 người nhiễm Covid-19, ngành y tế thành phố đã lấy mẫu xét nghiệm 3.263 người.
Nhân viên y tế đang thực hiện xét nghiệm nCov tại Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM). Ảnh: Liên Anh
Trong đó, có 861 trường hợp tiếp xúc gần (F1) và 1.400 trường hợp tiếp xúc F1, tất cả đều có kết quả âm tính với virus nCov. 1.002 trường hợp lấy mẫu giám sát, trong đó, 518 âm tính, 484 trường hợp đang đợi kết quả.
HCDC cho biết, hiện tại, thành phố tiếp tục mở rộng xét nghiệm, giám sát các nhóm nguy cơ cao. Đồng thời, cơ quan chức năng cách ly người nhập cảnh theo quy định và giám sát người đã thực hiện cách ly ở các tỉnh thành khác về cư trú tại thành phố.
Hiện TP.HCM cách ly 1.890 người tại khu cách ly tập trung và 3.267 người cách ly tại nơi lưu trú.
Video đang HOT
HCDC khuyến cáo, người dân không nên tự đánh giá nguy cơ, hãy cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo. Mọi người cần cập nhật thông tin chính thống để phản ứng phù hợp, tránh hoang mang vì những thông tin sai lệch và thực hiện phòng dịch bệnh theo khuyến cáo 5K của Bộ Y tế.
Những chiến sĩ '3 không' ngày đêm truy lùng COVID-19
Hơn một tháng ròng rã từ ngày dịch COVID-19 bùng phát tại Đà Nẵng, các kỹ thuật viên xét nghiệm tại CDC Đà Nẵng và các phòng xét nghiệm đã cố gắng hết khả năng để kịp xử lý hàng ngàn mẫu bệnh phẩm mỗi ngày.
CDC Đà Nẵng tiếp nhận các lô mẫu bệnh phẩm cần xét nghiệm tìm virus SARS-CoV-2 từ các cơ sở y tế chuyển đến hằng ngày - Ảnh: TẤN LỰC
Dịch COVID-19 tại Đà Nẵng cơ bản được kiểm soát sau hơn một tháng bùng phát và lây nhiễm phức tạp. Đó là kết quả của chiến lược tăng tốc xét nghiệm và mở rộng quy mô lấy mẫu mà Đà Nẵng áp dụng để nhanh chóng phát hiện, khoanh vùng và dập dịch.
Từ chỗ năng lực xét nghiệm chỉ vài trăm mẫu, đến nay công suất xét nghiệm virus SARS-CoV-2 của các cơ sở tại đây đạt tới 13.000 mẫu/ngày.
Đằng sau tín hiệu đáng mừng ban đầu là khối lượng công việc khổng lồ mà các kỹ thuật viên xét nghiệm phải gánh vác trên vai. Họ như những chiến sĩ '3 không' khi sống những ngày tháng không rõ đêm và ngày, không có gia đình và cũng không giờ giấc. Trong lớp áo bảo hộ ở các phòng xét nghiệm luôn sáng đèn 24/24, họ buộc "kẻ thù vô hình" phải hiện thân trên màn hình máy tính.
Dù quá rõ đối diện với kẻ thù cũng chính là đối mặt nguy cơ phơi nhiễm nhưng là chiến binh đứng ở tuyến đầu, không ai trong số họ nghĩ cho mình đường lui. Có người cha mất không thể về, người thì gửi con cái về quê, vợ chồng lâu ngày xa vắng...
Trong giấc ngủ chập chờn trên chiếc giường xếp ở đơn vị, họ không đủ thời gian để mơ về hạnh phúc riêng tư bởi những lô ống nghiệm chứa thứ virus quái ác có thể gọi dậy bất cứ lúc nào...
Mẫu bệnh phẩm được đưa tới bàn nhận mẫu của CDC Đà Nẵng - Ảnh: TẤN LỰC
Từng mẫu bệnh phẩm được viết tên, đánh số cẩn thận tránh nhầm lẫn - Ảnh: TẤN LỰC
Kỹ thuật viên CDC Đà Nẵng bơm hóa chất xử lý tách chiếc mẫu vào ống nghiệm - Ảnh: TẤN LỰC
Kỹ thuật viên đưa các mẫu đã xử lý vào máy tách chiếc vật liệu di truyền. Đa số kỹ thuật viên xét nghiệm SARS-CoV-2 tại CDC Đà Nẵng là cán bộ nữ ở tuổi đời rất trẻ - Ảnh: TẤN LỰC
Kỹ thuật viên mang đồ bảo hộ xử lý mẫu tại phòng xét nghiệm Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Làm việc hằng ngày bên trong bộ đồ bảo hộ không hề dễ chịu chút nào - Ảnh: TẤN LỰC
Sau khi xử lý hóa chất, mẫu bệnh phẩm được đưa vào máy tách chiếc DNA - Ảnh: TẤN LỰC
Kỹ thuật viên đọc kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 trên màn hình máy tính kết nối với máy Real-Time PCR - Ảnh: TẤN LỰC
Yêu cầu xử lý cán bộ để 3 ca Covid-19 về sớm Bí thư tỉnh Hải Dương yêu cầu nghiêm túc kiểm điểm và có hình thức xử lý cá nhân liên quan việc 3 bệnh nhân cách ly tại Trung đoàn 125 được về khi chưa có kết quả xét nghiệm lần 2. Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển đưa ra chỉ đạo trên sau khi đi kiểm tra công tác...