“Liên minh với Trung Quốc, Nga chỉ có thiệt”
Gevorg Mirzayan nhấn mạnh, trong thực tế Nga đã bị Trung Quốc tống tiền trong vụ thương lượng giá cả khí đốt.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tờ Chuyên gia của Nga ngày 15/12 đăng bài phân tích của Gevorg Mirzayan, một nhà bình luận của tạp chí này cho rằng Nga không cần một liên minh với Trung Quốc bất chấp những nghi ngờ từ Hoa Kỳ và châu Âu về hiệu quả của các chính sách cô lập Nga.
Nga – Trung có chung lợi ích chống áp lực từ phương Tây
Mối quan tâm của phương Tây không chỉ dừng lại sở sự xấu đi của quan hệ với Moscow sau một loạt biện pháp trừng phạt kinh tế, mà còn bao gồm xu thế Nga đang tiến về phía Đông, đặc biệt là quan hệ Nga – Trung được củng cố. Trong những năm gần đây Bắc Kinh và Moscow không chỉ tham gia một số hợp đồng kinh tế lớn mà 2 nước còn tìm thấy một quan điểm chính trị chung trong các vấn đề quốc tế.
Nga và Trung Quốc đã đồng ý tổ chức cuộc tập trận chung ở Địa Trung Hải, một vùng biển trong thực tế cả hai quốc gia này chẳng có gì để làm. Rõ ràng hoạt động này là một phản ứng với việc lực lượng quân sự Mỹ và NATO đã diễn tập gần biên giới Nga, Trung Quốc.
Trong suy nghĩ của một số nhà bình luận phương Tây, mọi đường đi nước bước của Putin dường như là để khôi phục liên minh Trung – Xô ngày trước. Hiện tại một sự kết hợp tiềm lực hạt nhân của Nga với tiềm lực khoa học, tài nguyên của nền kinh tế thực sự có khả năng lật đổ Mỹ và xây dựng lại trật tự thế giới mới.
Video đang HOT
Ở một chừng mực nào đó quan điểm này là đúng, nhưng quan hệ Nga – Trung không phải là một liên minh mà chỉ tập trung vào một số lợi ích chung của 2 nước. Thực tế cả Nga và Trung Quốc không thuộc về “phiên bản tự do dân chủ phương Tây” mà muốn được quyền lựa chọn mô hình của mình và cần được tôn trọng.
Nga và Trung Quốc đánh giá cao những giá trị truyền thống, lịch sử và theo đuổi quyền lực mạnh mẽ. Họ tự hào về chủ quyền của mình và muốn bảo vệ nó, bao gồm việc chống lại các nỗ lực của phương Tây thúc đẩy “cách mạng màu” hoặc “sự kiện Thiên An Môn mới” thông qua các quỹ do phương Tây kiểm soát và các tổ chức xã hội dân sự do họ giật dây, Gevorg Mirzayan bình luận.
Nga và Trung Quốc đều muốn giữ sân sau, nhưng liên minh với Bắc Kinh chỉ có thiệt
Cả Moscow và Bắc Kinh đều có “kinh nghiệm riêng để xử lý những gì có thể gây ra bạo loạn và dẹp bỏ nó từ trong trứng nước”. Trung Quốc và Nga đều muốn thể hiện mình là “bậc thầy” trong khu vực và sẵn sàng bảo vệ lợi ích của mình ở sân sau, với Nga là Ukraine và với Trung Quốc là khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên điều này không có nghĩa là Kremlin và Trung Nam Hải đang tìm kiếm một liên minh chặt chẽ. Cả hai không cần bất kỳ liên minh nào. Trong khi Bắc Kinh vẫn đang tiếm tục tuân thủ chính sách không liên kết từ thời Đặng Tiểu Bình, họ hài lòng với hành động của Moscow để “tháo dỡ các hệ thống lấy Mỹ làm trung tâm trong việc thực thi pháp luật quốc tế”.
Quan hệ chặt chẽ giữa Bắc Kinh và Moscow là không cần thiết. Hơn nữa ở Nga có những quan điểm lo ngại về người Trung Quốc. Một số nhà phân tích chính trị Nga cho rằng sự phụ thuộc quá mức vào Bắc Kinh là một mối đe dọa hiện hữu. Trong một số lĩnh vực Trung Quốc chỉ đơn giản muốn tống tiền Nga. Gevorg Mirzayan nhấn mạnh, trong thực tế Nga đã bị Trung Quốc tống tiền trong vụ thương lượng giá cả khí đốt.
Đó là lý do tại sao hiện nay Moscow đang cố gắng để cân bằng các mối quan hệ gần gũi với Bắc Kinh hiện tại thông qua việc tái lập quan hệ với 2 đối thủ lớn của Trung Quốc trong khu vực là Ấn Độ và Nhật Bản. Trong chuyến thăm New Delhi gần đây của Tổng thống Vladimir Putin, hai nước đã ký kết một số thỏa thuận chiến lược trong các lĩnh vực hạt nhân, kinh tế, an ninh.
Với Nhật Bản tình hình có phần phức tạp hơn bởi tranh chấp lãnh thổ giữa 2 nước, tuy nhiên vấn đề có thể được cải thiện trong tương lai gần. Điều này được chính Thủ tướng Shinzo Abe gợi ý, và việc tái lập quan hệ Nga – Nhật không chỉ là nhu cầu của Moscow mà còn cả Tokyo, thậm chí người Nhật cảm thấy điều này cần thiết hơn.
Theo Giáo Dục
Mỹ thành lập liên minh chống bạo lực súng đạn
200 nhà lập pháp Mỹ đã thành lập một liên minh phi đảng phái trên toàn quốc nhằm chống lại vấn nạn bạo lực súng đạn, theo Reuters ngày 9.12.
Tổng thống Mỹ Barack Obama - Ảnh: Reuters
Ông Brian Kavanagh, người sáng lập, cho biết khoảng 200 nhà lập pháp đến từ 50 tiểu bang đã đồng ý tham gia liên minh Phòng ngừa bạo lực súng đạn Mỹ.
Liên minh sẽ tập trung vào những cải cách kiểm soát súng đạn cấp nhà nước, bao gồm cả công tác phòng chống buôn bán súng giữa các bang và thắt chặt kiểm tra lý lịch người mua, theo ông Kavanagh, thành viên hội đồng lập pháp bang New York.
"Quốc hội đã &'không hoàn thành trách nhiệm của mình' trong việc ngăn chặn bạo lực súng. Chúng ta không thể cùng đi chung con đường đó nữa", Reuters dẫn lời thượng nghị sĩ Dân chủ Jose Rodriguez đến từ bang Texas.
Trước đó, Tổng thống Barack Obama tuyên bố sẽ ngăn chặn bạo lực súng đạn sau vụ sát thủ 20 tuổi xả súng làm chết 26 người, chủ yếu là trẻ em, tại một trường học bang Connecticut vào năm 2012. Tuy nhiên, Thượng viện đã bác bỏ dự luật của ông Obama về việc mở rộng diện kiểm tra hồ sơ lý lịch của những người mua súng.
Súng được bày bán tại một cửa hàng ở bang Missouri (Mỹ) - Ảnh: Reuters
Liên minh lần này có sự tham gia của các nhà lập pháp đến từ cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa. Thông tin về nhà tài trợ không được công bố; tuy nhiên theo ông Kavanagh, các chiến dịch gây quỹ đã được tiến hành. Cuộc họp đầu tiên dự kiến diễn ra vào ngày 9.12.
Một chiến dịch ngăn ngừa bạo lực súng đạn năm ngoái đã thông báo các tiểu bang đi đầu trong việc thông qua luật kiểm soát súng. Tám tiểu bang, đứng đầu là California, đã ban hành những cải cách lớn về súng đạn sau vụ xả súng tại bang Connecticut, theo Reuters.
Cử tri tại bang Washington tháng 11 cũng đã tán thành luật mở rộng kiểm tra lý lịch người mua súng, theo Reuters.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Cánh cửa liên minh quân sự Nga - Trung hé mở Trong khi Moscow lâm vào căng thẳng với phương Tây, còn Bắc Kinh muốn sở hữu công nghệ và vũ khí hiện đại của Nga, ý tưởng về một hiệp ước quân sự Nga - Trung, dù có thể còn xa vời, đang ngày càng trở nên hấp dẫn với hai bên. Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc...