Liên minh Trung- Nga sẽ ảnh hưởng như thế nào tới Mỹ?

Theo dõi VGT trên

Tuy Mỹ vẫn có sức mạnh quân sự số một thế giới nhưng Trung Quốc và Nga đang cố sức để đuổi kịp và khoảng cách ngày càng rút ngắn lại. Cuộc tập trận trên biển Địa Trung Hải mới đây được đánh giá là nhằm tạo đối trọng quyền lực với Mỹ.

Liên minh Trung- Nga sẽ ảnh hưởng như thế nào tới Mỹ? - Hình 1

Tàu đô đốc Moska rời căn cứ Sevastopol, tham gia cuộc tập trận chung Trung- Nga trên biển Địa Trung Hải. (Ảnh: RT)

Mới đây, Trung Quốc đã gửi một số tàu chiến tham gia cuộc tập trận trên biển Địa Trung Hải cùng hạm đội của Nga, nhằm củng cố mối liên kết giữa Mátxcơva và Bắc Kinh. Tuy không có một hiệp ước liên minh quân sự cụ thể nhưng việc hai nước Trung – Nga kết hợp phô diễn sức mạnh có thể được đánh giá là tạo đối trọng với quyền lực Mỹ.

Cả Trung Quốc và Nga đang tiến hành hiện đại hóa quân đội của mình dù so với phương Tây có thể vẫn lạc hậu hơn một chút về công nghệ. Tuy thế, các chuyên gia đều cho rằng khoảng cách này giữa hai bên Trung – Nga với Mỹ và phương Tây đang dần thu hẹp lại.

Giấc mơ Trung Hoa và cải tổ quân đội

Khi Tập Cận Bình lên nắm quyền lực năm 2012 đã thể hiện mong muốn dành cả nhiệm kỳ của mình để xây dựng “Giấc mơ Trung Hoa” của cái gọi là “Sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”. Một phần của giấc mơ này là cải cách quân đội với quân số 2,3 triệu lính, cao gấp 3 lần quân số của Nga. Thực tế hiện quân đội Trung Quốc cũng chịu một số chỉ trích là cồng kềnh, tham nhũng và chưa thích hợp cho chiến đấu.

Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đánh giá quân đội mạnh là yếu tố quan trọng để ngăn các nước khác có những hành động làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc và để đảm bảo nước này có thể tự vệ, tránh mọi thất bại có thể. Đánh giá này là động lực cho quyết tâm cải tổ Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).

Quyết tâm của ông Tập nhằm cải tổ PLA trong thế kỷ này sẽ khiến chi phí quốc phòng của Bắc Kinh tăng lên khoảng 132 tỷ USD cho riêng năm 2015 này và sẽ tăng khoảng 10% cho năm tiếp theo. Quân đội Trung Quốc hiện nay là lực lượng hùng mạnh nhất châu Á với hơn 300 tàu chiến và sẽ còn nhận được phần khá lớn từ ngân sách quốc phòng.

Bắc Kinh hiện sở hữu ít nhất 25 tàu khu trục và đang đóng tàu sân bay thứ hai tại một xưởng đóng tàu ở vùng Đông – Bắc nước này. Đây là một phần của kế hoạch đầy tham vọng xây dựng “Hải quân viễn dương” cho phép Trung Quốc giành quyền kiểm soát lớn hơn trên mặt biển.Trung Quốc cũng đang tìm cách tăng hạm đội tàu ngầm hiện đã gồm 59 chiếc chạy bằng động cơ diesel và 9 chiếc chạy bằng động cơ hạt nhân. Đây là số liệu trong báo cáo của Cơ quan Tình báo Hải quân Mỹ.

Tuy nhiên, các chuyên gia đã cảnh báo rằng nếu chỉ đơn giản đầu tư vào thiết bị quân sự thì sẽ không đương nhiên giải quyết được các vấn đề của PLA. Bắc Kinh vẫn phải đương đầu với vô số thách thức trước khi có thể triển khai đội quân hiện đại sẵn sàng cho chiến đấu.

Video đang HOT

Những thách thức này bao gồm cả vấn đề quân số không trực tiếp chiến đấu quá lớn, các sĩ quan chỉ huy thiếu kinh

nghiệm và binh lính thiếu kinh nghiệm chiến đấu do không có thực tế chiến tranh kể từ sau xung đột biên giới với Việt Nam năm 1979.

Về nhân sự, PLA còn liên quan đến cả vấn nạn tham nhũng. Ông Tập với tư cách là Chủ tịch Quân ủy Trung ương và Chủ tịch nước đã hạ bệ một số sĩ quan quân đội cấp cao trong chiến dịch nỗ lực chống tham nhũng của mình, đáng kể nhất là tướng Từ Tài Hậu, nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, người đã chết trước khi bị kết án.

Nga đang tăng cường quốc phòng mạnh mẽ

Liên minh Trung- Nga sẽ ảnh hưởng như thế nào tới Mỹ? - Hình 2

Các chỉ số thống kê sức mạnh chính của Nga và Trung Quốc. (Đồ họa: Global Fire Power)

Về phía đồng minh hiện thời của Trung Quốc, quân số Nga dù chỉ bằng 1/3 của Trung Quốc nhưng Nga có số lượng lớn xe tăng và đại bác. Chi tiêu quốc phòng của Nga đã tăng gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến năm 2014. Năm 2010, Tổng thống Nga lúc đó là Medvedev đã công bố ngân sách khoảng 420 tỷ USD cho giai đoạn 10 năm 2010-2020 trong khuôn khổ một chương trình tái vũ trang nhà nước quy mô lớn. Kế hoạch này có mục tiêu đưa số vũ khí khí tài hiện đại của quân đội Nga lên mức 70% trong năm 2020.

Ngân sách quốc phòng của Nga đã tăng 33% lên khoảng 65 tỷ USD năm 2015 (theo tỷ giá hiện nay), tuy các quan chức nước này cảnh báo có thể bị cắt giảm do giá dầu sụt giảm và cấm vận của phương Tây.

Như vậy xu hướng tới đây Nga sẽ là tăng cường mạnh mẽ và đầy tham vọng sức mạnh quân sự của mình. Quân đội Nga sẽ nhận thêm 50 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và 200 máy bay chiến đấu mới. Siêu xe tăng Armata và pháp tự hành Koalitsiya cũng đã ra mắt nhân lễ kỷ niệm Ngày chiến thắng ở Mátxcơva.

Các chuyến bay thăm dò, những lần tàu ngầm thâm nhập qua biên giới NATO, những đợt tập trận lớn ngay sát Ukraine và các đoàn tàu chiến lần đầu có mặt diễu hành trên vùng biển là những bằng chứng cho thấy thái độ kiên quyết của Nga.

Cùng với việc Trung Quốc và Nga ra sức nâng cấp thiết bị khí tài, những cuộc tập trận chung của hai nước này có vai trò nhắc nhở thường xuyên hơn ý đồ muốn làm xói mòn quyền lực của Mỹ.

Theo Dmitry Trenin, một chuyên gia về an ninh của Nga, “việc Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau là một dấu hiệu của trật tự thế giới đang thay đổi trong đó phương Tây vẫn rất mạnh nhưng không còn thống trị nữa.”

Uyên Châu

Theo Dantri/ Telegraph, AP

Trung Quốc, Nga, Đông Âu chi mạnh tay cho quốc phòng

Chi tiêu quân sự của Trung Quốc và Nga, cũng như các nước Đông Âu chịu ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng Ukraine đã tăng mạnh trong năm 2014, theo thống kê do Viện nghiên cứu quốc tế về hòa bình (SIPRI) ở Stockholm công bố hôm qua 13/4.

Trung Quốc, Nga, Đông Âu chi mạnh tay cho quốc phòng - Hình 1

Trung Quốc khoe sức mạnh quân sự trong một buổi diễu hành. (Ảnh: CNA)

Thống kê mới của SIPRI, một viện nghiên cứu độc lập về xung đột, vũ khí, kiểm soát và giải giáp vũ khí, cho thấy nhìn chung trên thế giới, chi tiêu quân sự đã sụt giảm 3 năm liên tiếp. Tổng chi năm 2014 là 1.776 tỉ USD, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Báo cáo của SIPRI đánh giá: "Trong những năm gần đây, chi tiêu quân sự giảm tại Mỹ và Tây Âu, nhưng lại tăng ở phần còn lại trên thế giới. Tình trạng này vẫn duy trì trong năm 2014, cho dù chi quân sự của châu Mỹ Latin có ít thay đổi".

Mỹ vẫn là nước chi cho quốc phòng nhiều nhất trong năm 2014 với 610 tỉ USD, nhưng chi phí quân sự của Washington năm 2014 đã giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước đó. Tại Tây Âu, các nước này có chung xu hướng với Mỹ khi thu hẹp chi tiêu quốc phòng.

Trong khi đó, 3 nước theo sau là Trung Quốc, Nga và Ả-rập Xê-út đều tăng mạnh chi tiêu quốc phòng. Bắc Kinh đứng hạng nhì với chi phí quân sự ước tính lên đến 216 tỉ USD, tăng 9,7%.

Với việc bỏ ra 84,5 tỉ USD cho chi tiêu quốc phòng, Nga đứng thứ ba trong bảng xếp hạng. Chi quân sự của Nga tăng 8,1% trong năm 2014 do chiến dịch hiện đại hóa quân đội.

Theo dự kiến ngân sách 2015, chi quốc phòng sẽ tiếp tục tăng 15%, nhưng tình hình kinh tế đang gặp khó khăn có thể khiến con số kế hoạch này có thể bị giảm xuống.

Ả-rập Xê-út đã tăng mạnh chi tiêu quân sự lên 17% Saudi Arabia. SIPRI đánh giá đất nước dầu mỏ này là một cường quốc với vai trò quan trọng trong nhiều xung đột trong khu vực.

Thống kê của SIPRI cho thấy cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến cho nhiều quốc gia Trung Âu, các nước vùng Baltic và Bắc Âu phải mạnh tay đầu tư cho quân sự, đồng thời xem xét lại chính sách quốc phòng của mình.

"Cuộc khủng hoảng Ukraine đã làm thay đổi cơ bản tình hình an ninh tại châu Âu, nhưng cho đến nay ảnh hưởng của nó đến chi tiêu quân sự chủ yếu chỉ thấy rõ ở các nước giáp với Nga", Sam Perlo-Freeman, một chuyên gia của SIPRI nhận định.

Trong năm 2014, chi phí quân sự của Ukraine tăng đến 23% trong năm 2014, với tổng chi 4 tỉ USD và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong năm 2015.

Trong khi đó, Ba Lan đã tăng ngân sách quốc phòng năm 2014 tới 13%, đồng thời dự kiến tăng 38% trong năm 2015, vượt mục tiêu do NATO ấn định cho các nước thành viên là không ít hơn 2% GDP.

Tại Châu Phi, chi tiêu quân sự tăng 5,9%, còn tại Châu Á- Thái Bình Dương tăng 5%.

Các nước trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương buộc phải tăng chi phí quốc phòng để đối phó với Trung Quốc, nước từ hơn 10 năm qua đều dành ngân sách rất lớn, từ 2 đến 2,2% tổng GDP cho chi tiêu quân sự.

Thoa Phạm

Theo Dantri/AFP

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật
07:05:01 17/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Vấn đề làm lu mờ chương trình tái thiết trị giá hàng tỷ USD của Ukraine
13:58:20 16/11/2024
Chuyên gia Nga đánh giá về địa điểm tổ chức đàm phán tiềm năng giữa Tổng thống Putin và ông Trump
14:14:39 16/11/2024
Lầu Năm Góc tiếp tục không thể giải trình đầy đủ các khoản ngân sách 824 tỷ USD
21:28:28 16/11/2024
Tổng thống Ukraine đặt mục tiêu kết thúc xung đột vào năm 2025 thông qua đàm phán
05:19:38 17/11/2024

Tin đang nóng

Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?
10:24:29 18/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long đau buồn báo tin con gái qua đời
13:14:49 18/11/2024
Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài
09:44:27 18/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết
13:24:49 18/11/2024
Hoạt động của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International
12:46:03 18/11/2024
Hi hữu nhưng đã xảy ra: Cô gái gặp được chú mèo có vết bớt trên mặt giống hệt mình, đem về nuôi và nhận được điều kì diệu
12:09:52 18/11/2024
Hoài Linh: "Anh không vừa lòng thì xé hợp đồng, mẹ tôi tôi không bỏ được"
13:16:57 18/11/2024
Tình trạng của Hòa Minzy giữa nghi vấn mang thai lần 2
10:27:08 18/11/2024

Tin mới nhất

Người dân Australia phản đối kế hoạch lưu trữ chất thải hạt nhân

14:20:56 18/11/2024
Ngoài ra, còn có những lo ngại về môi trường và sức khỏe cộng đồng. Việc lưu trữ chất thải hạt nhân gần khu dân cư và các tuyến đường thủy như sông Port làm dấy lên lo ngại về nguy cơ rò rỉ phóng xạ.

Các nước châu Âu tiếp tục mua khí đốt của Nga

14:19:04 18/11/2024
Hiện tại, khí đốt Nga vẫn được bán với khối lượng lớn cho Slovakia, Hungary và Cộng hòa Séc vốn là các quốc gia không có hợp đồng mua bán trực tiếp. Các khối lượng nhỏ hơn tiếp tục được cung cấp cho Italy và Serbia.

Jordan và Qatar cảnh báo về thảm họa nhân đạo tại Gaza và Liban

14:17:39 18/11/2024
Hai quan chức cấp cao bày tỏ sự đoàn kết với Liban và kêu gọi ngừng bắn lập tức và lâu dài, đồng thời thực hiện đầy đủ Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

IS đánh bom tại miền Bắc Iraq, nhiều binh sĩ thiệt mạng

14:13:39 18/11/2024
Chúng thường thực hiện các cuộc tấn công chớp nhoáng nhằm vào lực lượng chính phủ và dân thường, đặc biệt là ở những khu vực hẻo lánh như miền Bắc Iraq.

Goldman Sachs dự báo giá vàng trong năm 2025

14:11:12 18/11/2024
Hiện tại, giá vàng giao ngay đang là 2.589 USD/ounce, giảm nhẹ so với đỉnh 2.790 USD/ounce hồi tháng trước. Tuy nhiên, triển vọng dài hạn của vàng vẫn rất sáng sủa.

Đề cử Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ bị nghi từng có quan điểm ủng hộ Nga

12:53:46 18/11/2024
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng các phòng thí nghiệm kiểu này khá phổ biến, nằm trong nỗ lực quốc tế nhằm kiểm soát các đợt bùng phát dịch bệnh và ngăn chặn vũ khí sinh học.

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

12:50:20 18/11/2024
Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo APEC tái khẳng định cam kết tăng cường kết nối chuỗi cung ứng để thiết lập các chuỗi cung ứng an toàn, có khả năng phục hồi cao, bền vững và toàn diện.

Hamas lựa chọn cơ cấu mới cho giới chóp bu

12:47:11 18/11/2024
Cấu trúc lãnh đạo tập thể có thể là một chiến lược phòng thủ cho Hamas, bởi việc có 5 người đứng đầu sẽ giảm nguy cơ hơn viễn cảnh một thủ lĩnh duy nhất ngay lập tức nằm trong tầm ngắm của Israel.

Thủ tướng Đức chia sẻ về cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Trump

12:41:36 18/11/2024
Năm ngày sau cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Trump, Thủ tướng Scholz đã trao đổi qua điện thoại với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin. Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Đức Scholz trông gần 2 năm qua...

Vùng thủ đô quốc gia Delhi của Ấn Độ mạnh tay xử lý ô nhiễm

12:39:06 18/11/2024
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng đã công bố kế hoạch phun nước khử bụi trên đường và triển khai xe quét cơ giới để giảm bụi.

Nhân tố cản bước tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc

10:43:37 18/11/2024
Việc ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua có thể dẫn đến các biện pháp hạn chế thương mại khắc nghiệt hơn và các chính sách đơn phương sẽ làm phân mảnh hệ thống toàn cầu.

Ai Cập thông qua luật mới đầu tiên về vấn đề người tị nạn

10:42:18 18/11/2024
Dự luật ưu tiên giải quyết các đơn đăng ký của các nhóm dễ bị tổn thương như người khuyết tật, người già, phụ nữ mang thai, trẻ em không có người đi kèm và nạn nhân của nạn buôn người, tra tấn và bạo lực tình dục.

Có thể bạn quan tâm

Sao Việt 18/11: Kỳ Duyên lên tiếng sau khi trượt top 12 Miss Universe 2024

Sao việt

14:10:24 18/11/2024
Kỳ Duyên nói giấc mơ của cô đã hoàn thành trọn vẹn khi lọt top 30 Miss Universe 2024. Người đẹp tự hào về bản thân vì đã đóng góp một phần nhỏ cho đất nước Việt Nam.

Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh

Sức khỏe

14:08:05 18/11/2024
Khi vào viện, các bác sĩ đã cho nữ bệnh nhân thở máy ngay để tim hoạt động trở lại khi các xét nghiệm cho thấy não của cô sưng nghiêm trọng.

Bản nhật ký đang viral khắp Trung Quốc

Sao châu á

14:04:40 18/11/2024
Không chỉ được yêu mến nhờ những diễn xuất cực kỳ dễ thương trong Vĩnh dạ tinh hà , tính cách thật ngoài đời của mỹ nhân sinh năm 1995 cũng được netizen khen ngợi rất nhiều.

Sao nam bị 150 đoàn phim từ chối vì quá xấu, giờ là bậc thầy diễn xuất đóng phim nào cũng hot điên đảo

Hậu trường phim

14:01:29 18/11/2024
Nam diễn viên từng trải qua thời kỳ khó khăn trong sự nghiệp, nhưng giờ đây anh đã đạt được những thành công không tưởng.

Màn giả gái viral khắp cõi mạng vì đẹp không kém gì hội mỹ nhân

Phim châu á

13:58:47 18/11/2024
Thâm Tiềm (tên khác: Giấu Kín ) - một bộ phim truyền hình được quay cách đây 5 năm của Thành Nghị đột nhiên nhảy dù phát sóng dù không có bất cứ hoạt động quảng bá nào.

Phim Việt giờ vàng lộ hạt sạn ngớ ngẩn, netizen than trời "phép tính cơ bản mà cũng làm sai"

Phim việt

13:56:12 18/11/2024
Vốn là bộ phim được kỳ vọng sẽ thành công khi nối sóng giờ vàng của Đi Giữa Trời Rực Rỡ, nhưng Tuổi Trẻ Giá Bao Nhiêu trải qua gần 20 tập lại vẫn chưa thể tạo được dấu ấn đối với khán giả.

Về đầm Chuồn ngắm cảnh đẹp, thưởng thức đặc sản trứ danh

Du lịch

13:34:45 18/11/2024
Có dịp về đầm Chuồn, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp vùng sông nước với nhiều màu sắc khác nhau khi huyền ảo, khi trong trẻo cũng như được thưởng thức món đặc sản nổi danh Cố đô Huế...

'Chị đẹp' Minh Tuyết bật khóc: Tôi sợ khán giả Việt Nam không đón nhận mình

Tv show

13:11:22 18/11/2024
Trên sân khấu Chị đẹp đạp gió , ca sĩ Minh Tuyết bật khóc tâm sự từng không dám nhận lời tham gia chương trình vì sợ khán giả quê nhà không đón nhận.

Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung

Tin nổi bật

13:02:04 18/11/2024
Đến 10h ngày 19/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h, tiếp tục suy yếu thêm trên khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía Đông Bắc với sức gió cấp 10, giật cấp 12.

Con số may mắn theo 12 con giáp hôm nay 19/11/2024

Trắc nghiệm

12:44:21 18/11/2024
Con số may mắn hôm nay 19/11 theo 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ... là số nào? Đâu là cặp số may mắn hôm nay của 12 con giáp chuẩn nhất? Tử vi may mắn theo 12 con giáp ngày 19/11 là con số nào?

Chiếm trọn điểm 10 ấn tượng với trang phục đồng bộ

Thời trang

12:27:10 18/11/2024
Dù là set áo quần, áo váy hay bộ đồ thể thao, trang phục đồng bộ dễ dàng tạo ấn tượng mạnh và giúp người mặc tiết kiệm thời gian phối đồ mà vẫn nổi bật và thời thượng. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích phong cách sành điệu...