Liên Minh Huyền Thoại: Những mẩu truyện cực thú vị về tướng Gnar
Gnar là vị tướng mới xuất hiện trong Liên Minh Huyền Thoại nhưng đã để lại không ít ấn tượng. Gnar được đánh giá là một tướng mạnh, nhưng chính vì việc không kiểm soát được khả năng biến thân đã khiến Gnar thiệt thòi hơn so với các đối thủ khác trong Liên Minh Huyền Thoại. Mới đây, một số mẩu truyện vui (hay đúng hơn là những bức tranh vui) về tướng Gnar đã được đăng tải và nhận được rất nhiều sự quan tâm tới từ cộng đồng thế giới.
Khi Gnar đối đầu với chiêu hóa đá của Cassiopiea.
Món đồ mới để đối phó với Leona?
Chuyện gì đã xảy ra với Gnar sau khi dính chiêu cuối của Karthus?
Khi Gnar dỗ dành Amumu.
Nunu đánh làm sao được với bộ đôi này.
Video đang HOT
Gnar đú đởn làm “Hiệp sĩ mù”.
Gnar chọn bài để… xếp hình.
Dọa ma Noctune…
Đừng tưởng bé mà bắt nạt.
Gnar – Thợ săn bọ Malzahar.
Theo Gamek
LMHT: Phân tích lối đánh thích hợp cho Gnar
Mỗi khi một vị tướng LMHT mới ra luôn làm người chơi tò mò tìm hiểu làm sao để phát huy hết sức mạnh. Sau một thời gian khá dài từ khi Lucian được ra mắt, cuối cùng Liên Minh Huyền Thoại cũng chào đón vị tướng mới và đó là một chú Yodle đã "có tuổi". Với ngoại hình khá dễ thương nhưng lối đánh của Gnar - Mắt Xích Thượng Cổ lại không hề yếu ớt mà thật chí còn vô cùng mạnh mẽ, đúng như lời hứa của Riot Games về một vị tướng đường trên.
Vị trí nào cho Gnar?
Theo như thông báo trước khi ra mắt, Gnar được các nhân viên Riot Games tạo ra để đi đường trên. Tuy nhiên, bộ kỹ năng cực kỳ ấn tượng của Gnar có thể làm nhiều hơn thế, khi chúng khá đa dạng ở cả dạng tay dài và tay ngắn.
Ở dạng "tí nị", Gnar có tốc độ di chuyển ấn tượng trong giai đoạn đi đường. Chưa hết, khả năng cấu máu ở dạng này cực kỳ ấn tượng với Ném Boomerang [Q] và nội tại Quá Khích [W]. Hãy tưởng tượng bạn là Vayne với ba phát bắn gây thêm sát thương, chỉ khác là sát thương phép chứ không phải sát thương chuẩn mà thôi.
Khả năng né tránh gank của Gnar cũng ấn tượng với chiêu Nhún Nhảy [E], Nếu bạn đủ tinh tế thì gần như đối phương không thể gank được chú Yodle này. Chiêu cuối ở dạng tí nị không gây sát thương nhưng cho bạn tốc độ di chuyển cực nhanh để dễ dàng truy đuổi hay chạy thoát khi cần thiết.
Ở dạng khồng lồ, không còn một Gnar cấu rỉa máu nữa mà là một con quái vật dồn sát thương khủng khiếp. Ném Đá [Q] giống như Phóng Rìu [Q] của Olaf vậy, bạn ném đi nhặt lại và chỉ còn vài giây hồi chiêu cho lần ném tiếp theo, đây là kỹ năng truy đuổi cực kỳ đáng sợ của Gnar. Khác với ở dạng tí hon, chiêu Đập Phá [W] có thể kích hoạt gây sát thương và làm choáng đối phương.
Không còn Nhún Nhảy [E] với mục đích thoát giao tranh, Nghiền Nát [E] là kỹ năng chính để mở giao tranh và gây một lượng sát thương khổng lồ theo diện rộng. Chiêu cuối ở dạng khổng lồ mang lại một lượng sát thương lớn cũng như trạng thái khống chế thú vị. Chiêu cuối sẽ đẩy những kẻ địch xung quanh về một hướng, nếu bạn hất chúng vào tường sẽ gây hiệu ứng làm choáng.
Qua những phân tích trên thì có thể kết luận Gnar vẫn thích hợp nhất ở vị trí đường trên với lối lên đồ cho một đấu sĩ, tuy nhiên đó không phải là đường duy nhất Gnar có thể đi. Tiêu biểu ở vị trí đường giữa và chơi như một sát thủ, Gnar hoàn toàn có thể lên nhiều sát thương để gây hiện tượng chết sốc. Ví dụ như khi có đủ lượng đồ quan trọng, lấy nộ cho lần hóa khổng lồ, nhảy thẳng vào mục tiêu rồi dùng đủ bộ kỹ năng lên đối phương. Nếu họ Tốc Biến , ta có dùng [Q] để liên tục làm chậm, gây sát thương và truy đuổi tận cùng.
Ngoài ra đi rừng với Gnar cũng rất thú vị, khả năng dọn dép quái rừng không phải là tệ với nhiều chiêu thức gây sát thương diện rộng. Chiêu [E] cũng cho Gnar khả năng đi rừng nhanh hơn hẳn, tuy nhiên khả năng gank của chú Yodle ở vị trí này không thực sự ấn tượng vì bạn phụ thuộc khá nhiều vào nộ - thứ mà không thể kiếm soát được trong quá trình đi gank.
Những điều cần chú ý với vị tướng Gnar
Bộ kỹ năng của Gnar cần những người chơi có lối đánh "hổ báo" một chút mới có thể phát huy hết sức mạnh của nó. Vì vậy nếu bạn là người ưa thích chắc cú và an toàn thì không nên chọn vị tướng này.
- Nếu bạn muốn mở giao gianh, hãy tích nộ sẵn rồi nhảy lên lính hoặc đối phương để có thêm cú nhảy thứ hai trước khi hạ xuống bằng dạng khổng lồ.
- Chiêu cuối ở dạng khổng lồ không nên sử dụng sớm mà hãy chọn thời điểm đẹp nhất để tung ra quân bài then chốt nhằm phát huy tối đa sức mạnh của nó có thể mang lại.
- Ném Boomerang và Ném Đá đều có thể nhặt lại được để giảm thời gian hồi chiều. Khi sử dụng chiêu hãy chú ý nhặt lại để có thể tiếp tục gây thêm nhiều sát thương theo thời gian.
- Nội tại Quá khích ở dạng tí nị cho ta gây thêm sát thương phép sau ba cú đánh. Khi bạn ném Boomerang trúng đối phương được tính là một phát đánh thường. Đây là cách cấu máu chính của Gnar ở dạng tí nị: Đánh thường - Ném Boomerang - Đánh thường.
- Ở dạng khổng lồ, bạn sẽ có nhiều sức chống chịu hơn hẳn để có thể gây áp lực lên tướng chủ lực đối phương. Tuy nhiên trong giao tranh khi hết nộ bị biến trở lại thành tí hon, bạn cần linh hoạt và bình tĩnh hơn trong lối đánh thay vì "hổ báo" như ở dạng khổng lồ
- Nhún Nhảy của Gnar có thể nhảy vào quái rừng để tăng khoảng cách khi chạy trốn, truy đuổi hoặc vượt qua các bức tường mỏng.
Lên đồ nào cho Gnar?
Việc lên đồ cho một vị tướng mới luôn là điều cần suy nghĩ vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến sức mạnh của bạn. chúng tôi xin đưa ra hai lối lên đồ hợp lý nhất để phát huy tối đa vị tướng Gnar này.
Lên theo phong cách đấu sĩ đường trên: Có sát thương - có thêm khả năng chống chịu.
Lên theo phong cách dồn sát thương dành cho đường giữa: Tàn sát kẻ yếu.
Theo Gamek
Những hình ảnh mới nhất về Dino Gnar trong Liên Minh Huyền Thoại Dino Gnar được đánh giá là một trong những bộ trang phục không đẹp của Liên Minh Huyền Thoại. Mới đây, Riot Games đã chính thức cho ra mắt tướng Gnar trên máy chủ Liên Minh Huyền Thoại thử nghiệm (PBE). Ngoài trang phục mặc định, người chơi có thể chọn skin Dino Gnar (tuy nhiên theo nhận định của chúng tôi thì...