Liên minh châu Âu nhất trí sẽ tăng trừng phạt Syria
Theo AFP, Liên minh châu Âu (EU) cho biết các ngoại trưởng EU ngày 27/2 đã nhất trí về các biện pháp trừng phạt mới đối với Syria, kể cả việc phong tỏa tài sản ngân hàng trung ương của nước này.
Ngoại trưởng các nước EU. Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Các biện pháp trừng phạt khác bao gồm phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh đối với bảy nhân vật thân cận với Tổng thống Syria Bashar al-Assad, cấm các chuyến bay chở hàng vào khối gồm 27 nước thành viên này và hạn chế buôn bán vàng hay các kim loại quý.
Video đang HOT
EU đã liệt 150 thực thể và cá nhân Syria vào danh sách đen trừng phạt. Một số nước cũng yêu cầu ban hành lệnh cấm xuất khẩu phốt phát từ Syria. Tuy vậy, Hy Lạp – một trong những nhà nhập khẩu chính đã phản đối lệnh cấm này.
Trong khi đó cùng ngày, một nhà hoạt động ở Homs có biệt danh Abu Bakr cho rằng chế độ của Tổng thống Assad, người mà lực lượng của ông đã bắn phá thành phố điểm nóng Homs ngày thứ 24 liên tiếp, có ý định lặp lại cuộc thảm sát ở Hama hồi năm 1982.
Abu Bakr nói: “Mục đích duy nhất là nhằm lặp lại vụ thảm sát Hama,” ám chỉ một thành phố miền Trung khác – nơi lực lượng của chế độ Tổng thống Hafez al-Assad – cha của ông Bashar al-Assad – đã bắn phá để trấn áp cuộc nổi loạn của phong trào Anh em Hồi giáo trong suốt 4 tuần, làm ít nhất 10.000 thiệt mạng./.
Theo TTXVN
Mỹ phong tỏa tài sản các trùm mafia Nhật Bản
Trong một động thái nhằm tấn công vào các băng nhóm tội phạm có tổ chức, chính quyền Mỹ đã phong tỏa tài sản của băng nhóm mafia Nhật Bản là Yamaguchi-gumi.
Kenichi Shinoda, ông trùm đời thứ 6 của Yamaguchi-gumi
Bộ tài chính Mỹ cũng cho biết, họ đã phong tỏa tài sản của hai ông trùm băng Yamaguchi-gumi, bao gồm cả nhân vật số một của băng nhóm này, Kenichi Shinoda.
Đây là lần tấn công đầu tiên vào các băng nhóm tội phạm có tổ chức, sau khi tổng thống ban hành sắc lệnh vào năm ngoái.
Tổng thống Barack Obama năm 2011 đã ban hành lệnh "nhằm vào các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia".
Theo sắc lệnh này, các thành viên của tổ chức tội phạm được xác định, phong tỏa tài sản của những tên này tại những nơi nằm trong quyền hạn của Mỹ, còn những người ủng hộ băng nhóm này bị cấm thực hiện giao dịch tại Mỹ.
David S.Cohen, Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách chống khủng bố và tình báo tài chính Mỹ hôm thứ Năm 23/02 cho biết, "Họ dùng hệ thống tài chính, hệ thống thương mại của chúng tôi để xâm nhập thị trường và làm rối loạn thị trường, phục vụ cho việc sử dụng số tiền bất hợp pháp của họ".
Tổng giá trị tài sản bị phong tỏa chưa được công bố.
Băng Yamaguchi-gumi được thành lập năm 1915, hiện có hơn 30.000 thành viên, có liên quan đến các hoạt động phi pháp, gồm buôn bán ma túy, kinh doanh mại dâm, rửa tiền, buôn lậu, v.v... với số tiền thu được hàng năm lên đến hàng tỉ USD. Mấy năm trước, Chính phủ Nhật Bản đã tăng cường tấn công vào băng nhóm này, và đã áp dụng một số luật mới nhằm hạn chế hoạt động kinh tế phi pháp của các băng nhóm xã hội đen.
Theo Infonet
Nhật Bản dỡ bỏ phong tỏa tài sản của ông Gaddafi Ngày 15/9, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Tsuyoshi Yamaguchi cho biết Tokyo đã quyết định sẽ dỡ bỏ phong tỏa một phần tài sản của chính quyền Muammar Gaddafi gửi tại Nhật Bản, để phục vụ công tác cứu trợ nhân đạo tại Libya khi chính quyền của ông này đã sụp đổ. Ông Muammar Gaddafi. (Nguồn: Internet) Phát biểu trong cuộc...