Liên minh châu Âu: Hơn 230.000 người tử vong sớm do bụi mịn
Ô nhiễm không khí do bụi mịn là nguyên nhân dẫn đến 238.000 ca tử vong sớm trong khu vực Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2020, tăng nhẹ so với năm trước đó.
Đây là kết luận được Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) đưa ra trong báo cáo, công bố ngày 23/11.
Khói bụi mù mịt tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ ngày 3/11/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Báo cáo của EEA nêu rõ “việc tiếp xúc với nồng độ bụi mịn cao hơn mức hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã dẫn đến 238.000 ca tử vong sớm” tại cả 27 quốc gia trong khối. Theo báo cáo, con số này tăng nhẹ so với mức ghi nhận trong năm 2019, dù lượng khí thải năm 2020 giảm do tác động của các biện pháp hạn chế được áp dụng để phòng, chống dịch COVID-19.
Bụi mịn, hay PM2.5, là các hạt vật chất mịn, thường xuất hiện trong khí thải ô tô, nhà máy nhiệt điện than. Với kích thước siêu nhỏ, các hạt này có thể xâm nhập vào đường hô hấp, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản, hen suyễn và bệnh phổi.
Cũng theo báo cáo, trong năm 2020, việc tiếp xúc với nitrogen dioxide (NO2) trên ngưỡng khuyến nghị của WHO đã dẫn đến 49.000 ca tử vong sớm ở EU, trong khi con số này ở các trường hợp phơi nhiễm ozone (O3) là 24.000 ca.
Video đang HOT
EEA cho biết khi so sánh năm 2020 với năm 2019, số ca tử vong sớm do ô nhiễm không khí liên quan PM2.5 tăng, nhưng giảm đối với NO2 và O3. Báo cáo lý giải tuy nồng độ PM2.5 giảm trong năm 2020 song đại dịch COVID-19 khiến nhiều người mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí tử vong.
Nhìn chung, tỷ lệ tử vong sớm vì ô nhiễm không khí ở các nước EU năm 2020 thấp hơn 45% so với năm 2005. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng nếu nỗ lực duy trì tốc độ giảm này, EU có thể đạt mục tiêu kế hoạch hành động không gây ô nhiễm trước năm 2030, trong đó EU muốn giảm 55% số ca tử vong sớm liên quan đến ô nhiễm bụi mịn so với năm 2005.
Theo WHO, ô nhiễm không khí là nguyên nhân dẫn tới 7 triệu ca tử vong sớm mỗi năm trên toàn thế giới, ngang với con số tử vong vì các nguyên nhân khác như hút thuốc hoặc chế độ ăn uống thiếu chất.
Ấn Độ ngừng sản xuất siro ho nghi khiến hàng chục trẻ nhỏ chết
Giới chức y tế Ấn Độ yêu cầu Công ty Maiden Pharmaceuticals nước này ngừng sản xuất các loại siro ho, sau khi Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo chúng có thể liên quan đến cái chết của hàng chục trẻ em ở Gambia và Indonesia.
Logo Công ty Maiden Pharmaceuticals bên ngoài văn phòng công ty tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ - Ảnh: REUTERS
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nghi ngờ bốn trong số các loại siro ho do Maiden sản xuất, bao gồm Promethazine Oral Solution, siro ho trẻ em Kofexmalin, siro ho trẻ em Makoff và siro cảm lạnh Magrip N, có chứa "một lượng không thể chấp nhận" của các hóa chất gây hại cho não, phổi, gan và thận của những người uống chúng.
Giới chức WHO tin rằng các siro này có thể liên quan đến cái chết của hơn 60 trẻ em tại Gambia (châu Phi) và hơn 20 trẻ em ở Indonesia.
Đài CNN ngày 14-10 dẫn thông báo của Tổ chức Kiểm soát tiêu chuẩn thuốc trung ương của Ấn Độ cho biết Công ty Maiden đã "sản xuất và thử nghiệm thuốc mà không tuân thủ, và làm trái với, các yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP)".
"Do mức độ nghiêm trọng của các vi phạm được phát hiện trong quá trình điều tra và rủi ro tiềm ẩn của nó đối với chất lượng, an toàn và hiệu quả của các loại thuốc được sản xuất, tất cả hoạt động sản xuất của công ty bị ngừng ngay lập tức", thông báo nêu.
Trước đó, WHO đã đưa ra cảnh báo liên quan đến các loại siro nói trên, và Cơ quan Kiểm soát dược phẩm Gambia đã cho thu hồi chúng.
Giới chức y tế Gambia là những người báo động đầu tiên về các loại siro của Maiden, sau khi ghi nhận số lượng bất thường trẻ chết do các vấn đề về thận. Các bác sĩ đã bối rối cho đến khi phát hiện hàng chục bệnh nhi dưới 5 tuổi đổ bệnh 3-5 ngày sau khi uống một loại siro do Maiden sản xuất được bán ở địa phương.
Sau đó, phân tích của WHO về bốn loại siro do Maiden sản xuất nói trên cho thấy chúng chứa "lượng không thể chấp nhận" chất diethylene glycol và ethylene glycol, có thể gây hại cho não, phổi, gan và thận.
Một xét nghiệm riêng của Bộ Y tế Ấn Độ cũng phát hiện 4 trong 23 mẫu siro chứa diethylene glycol hoặc ethylene glycol.
Công ty Maiden vẫn chưa bình luận về thông tin nói trên. Tuy nhiên, trước đó Maiden đã đăng các link cảnh báo của WHO về các loại siro của công ty cũng như quyết định thu hồi chúng của giới chức Gambia.
Giới chức y tế Indonesia cũng nói họ đang điều tra các ca "tổn thương thận cấp tính" liên quan đến cái chết của hơn 20 trẻ em tại thủ đô Jakarta, và thảo luận với WHO về các trường hợp tại Gambia.
Giới chức Indonesia cho biết tất cả trẻ em nói trên đều dùng siro ho của Maiden, các loại thuốc chưa được đăng ký tại quốc gia Đông Nam Á này.
Indonesia cũng thông tin thêm rằng có ít nhất 131 ca tổn thương thận cấp tính được chẩn đoán ở trẻ nhỏ của nước này trong năm nay.
Một quan chức y tế Indonesia nói với Hãng tin Reuters rằng họ vẫn đang xác định số ca tử vong ở trẻ trên toàn quốc.
Theo thông tin trên trang web của Maiden, công ty này sản xuất 2,2 triệu chai siro ho mỗi năm.
Ấn Độ phá hủy 2 tòa nhà chọc trời xây trái phép Hai tòa nhà chọc trời được xây dựng trái phép gần thủ đô New Delhi sẽ bị phá hủy vào cuối tuần này, trong bối cảnh nhà chức trách Ấn Độ mạnh tay ngăn chặn những nhà thầu xây dựng phớt lờ các quy định và lừa đảo người mua nhà. Các công trình này được xây dựng bất hợp pháp với sự...