Liên minh cầm quyền tại Đức nhất trí hỗ trợ hàng tỷ euro cho gia đình gặp khó khăn
Theo phóng viên TTXVN tai Berlin, sau cuộc thảo luận kéo dài 5 giờ tại Phủ Thủ tướng tối 3/2, liên minh cầm quyền CDU/CSU và SPD đã quyết định sẽ hỗ trợ, giải quyết những hậu quả tiêu cực của đại dịch COVID-19 đối với các gia đình, những người có mức lương thấp.
Một điểm tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại Berlin, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đó, các gia đình sẽ nhận khoản trợ cấp một lần 150 euro/1 trẻ em, mức trợ cấp tương tự cũng được áp dụng với những người lớn có mức lương thấp, không đủ chi trả cuộc sống tối thiểu. Ngoài ra, liên minh cầm quyền cũng quyết định hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị thiệt hại do đại dịch COVID-19.
Phát biểu sau cuộc đàm phán kéo dài 5 giờ, đồng Chủ tịch đảng SPD Saskia Esken và Norbert Walter-Borjans bày tỏ sự hài lòng với kết quả đã thống nhất. Ông Walter-Borjans nói rằng điều quan trọng nhất là hỗ trợ một phần cho những người phải chịu áp lực trong thời kỳ đại dịch. Trong khi đó, ông Esken nhấn mạnh sự thống nhất của CDU/CSU với SPD về quyết định hỗ trợ cho các gia đình khó khăn.
Video đang HOT
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, tổ chức từ thiện Swiss Solidarity ngày 4/2 thông báo đã quyên góp được hơn 43 triệu CHF (47,7 triệu USD) trong năm 2020 cho các nạn nhân của đại dịch COVID-19 tại Thụy Sĩ. Đây là số tiền lớn nhất kể từ khi thu được 50 triệu CHF sau trận bão kinh hoàng năm 2005.
Giám đốc Roland Thomann cho biết: “Năm 2020, chúng tôi đã chứng minh một lần nữa rằng Swiss Solidarity cũng có thể giúp đỡ ngay tại quê nhà nhờ sự hào phóng của người dân Thụy Sĩ và sự hỗ trợ của các đối tác và tổ chức đáng tin cậy”.
Tại Thụy Sĩ, 1,7 triệu người đã nhận được sự giúp đỡ dưới hình thức hỗ trợ tài chính, dịch vụ và viện trợ lương thực. Swiss Solidarity đã khởi động chiến dịch hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 từ tháng 3/2020 và chiến dịch gây quỹ lớn nhất và dài nhất cho người dân Thụy Sĩ kể từ năm 2005.
Mỹ hoãn rút 12.000 quân khỏi Đức
Lầu Năm Góc đình chỉ lệnh điều chuyển 12.000 binh sĩ khỏi Đức của cựu tổng thống Trump, trong lúc xem xét lại quyết định này.
"Tại thời điểm này, mọi kế hoạch điều chuyển binh sĩ đều đang được hoãn lại. Tất cả chúng sẽ được rà soát lại toàn bộ", đại tướng Tod Wolters, chỉ huy Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ (EUCOM), cho biết trong cuộc họp báo tại Stuttgart, Đức ngày 3/2.
Cựu tổng thống Donald Trump từng ra lệnh cho Lầu Năm Góc giảm bớt hiện diện quân sự tại Đức. Trump cho rằng Mỹ đang triển khai quá nhiều binh sĩ ở Đức, trong khi quốc gia châu Âu này lại không đầu tư đầy đủ cho quân đội của mình.
Kế hoạch điều chuyển 12.000 binh sĩ khỏi Đức của Trump bao gồm chuyển trụ sở EUCOM về Bỉ, rút trung đoàn bộ binh cơ giới số 2 từ Đức về Mỹ cùng nhiều động thái khác. Kế hoạch này được đánh giá là đợt điều chuyển binh sĩ lớn nhất của Mỹ tại châu Âu trong nhiều thập kỷ nếu được thực hiện.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bắt đầu "rà soát rất kỹ lưỡng" đề xuất rút quân khỏi Đức, vốn được cựu bộ trưởng Mark Esper đưa ra hồi tháng 7/2020, tướng Wolters cho biết.
Binh sĩ Mỹ tham gia một cuộc thi tại căn cứ Stuttgart, Đức, tháng 3/2020. Ảnh: US Army .
Trump nhiều lần nói Đức không hoàn thành nghĩa vụ đóng góp tài chính cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cho rằng Đức hưởng lợi về tài chính khi cho quân đội Mỹ đồn trú tại đây.
Khoảng 34.000 binh sĩ Mỹ đang đóng quân tại Đức, trong đó nhiều đơn vị tham gia các nhiệm vụ ở những khu vực lân cận, bao gồm tăng cường an ninh dọc sườn phía đông NATO hoặc mở rộng phạm vi hoạt động của quân đội Mỹ sang Trung Đông và châu Phi.
Khi kế hoạch điều chuyển lực lượng được công bố, Esper và tướng Wolters nói việc rút quân khỏi Đức và tái bố trí họ tại khu vực khác sẽ tăng cường an ninh ở châu Âu. Tuy nhiên, nhiều nghị sĩ Mỹ chỉ trích kế hoạch rút quân và lo ngại chiến lược đối phó với Nga bị ảnh hưởng. Khả năng Mỹ rút hàng nghìn lính từ các thành phố và thị trấn Đức cũng khiến giới chức tại đây bị sốc.
Đức tiêu hủy hàng chục nghìn con gà tây để ngăn chặn cúm gia cầm Ngày 3/2, chính quyền bang Brandenburg (Đức) cho biết đã bắt đầu cho tiêu hủy khoảng 14.000 con gà tây để ngăn chặn một đợt bùng phát dịch cúm gia cầm. Ảnh minh họa: straitstimes.com Đợt bùng phát cúm gia cầm trên được xác nhận là do chủng virus cúm H5N8 gây ra tại một trang trại ở khu vực Uckermark thuộc bang...