Liên minh cầm quyền ở Đức tiếp tục chia rẽ vì chính sách người tị nạn
Trước đó, nội bộ Liên minh Đảng cầm quyền Đức cũng từng có những bất đồng về con số người tị nạn mà nước này tiếp nhận.
Hôm qua (28/2), Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) – một trong ba thành viên Liên minh cầm quyền Đức – đưa ra cáo buộc đối với Bộ trưởng Bộ Tài chính nước này về việc hạn chế các khoản chi tiêu cho vấn đề người tị nạn và nhập cư.
Người tị nạn bên ngoài một trung tâm di trú ở Berlin, Đức. (Ảnh: Reuters)
Cáo buộc này đã làm sâu thêm những bất đồng vốn có trong Liên minh cầm quyền Đức trong cách giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn tại quốc gia này.
Trước đó, Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) kêu gọi Chính phủ Đức tăng thêm ngân sách cho các dịch vụ công cộng và nhà ở dành người tị nạn và nhập cư để họ sớm hội nhập tại Đức. Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble cho rằng, đề nghị này làm tăng gánh nặng cho ngân sách.
Thống đốc tiểu bang Lower Saxony, ông Stephan Weil – thành viên Đảng Dân chủ Xã hội nhận định, phát biểu trên của ông Wolfgang Schaeuble cho thấy, ông này không hiểu vấn đề mà Đức đang phải đối mặt.
Đức đã phải tiếp nhận hơn 1 triệu người nhập cư trong năm ngoái – đây là con số rất lớn. Do đó, các dịch vụ xã hội của nước này cần được cấp thêm ngân sách đầu tư để có thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng cho người dân.
Trước đó, Liên minh Đảng cầm quyền Đức cũng từng có những bất đồng về con số người tị nạn mà nước này sẽ tiếp nhận./.
Đình Nam Theo Alarabiya
Theo_VOV
Video đang HOT
Cựu Tổng thống Gruzia sẽ trở thành tân Thủ tướng Ukraine?
Cùng với việc đang 'ăn ý' với Tổng thống Ukraine Poroshenko và Quốc hội Ukraine đang gia tăng các nỗ lực phế truất Thủ tướng Yatsenuk, Saakashvili đang nổi lên là ứng cử viên hàng đầu cho chức Thủ tướng Ukraine.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và ông Saakashvili (bên phải).
Uy tín của tỉnh trưởng Odessa và là cựu Tổng thống Gruzia - Mikhail Saakashvili bất ngờ gia tăng mạnh trong thời gian gần đây. Cùng với việc đang "ăn ý" với Tổng thống Ukraine Poroshenko và Quốc hội Ukraine đang gia tăng các nỗ lực phế truất Thủ tướng Yatsenuk, Saakashvili đang nổi lên là ứng cử viên hàng đầu cho chức Thủ tướng Ukraine.
Khi uy tín cá nhân và chính đảng cùng gia tăng
Theo kết quả các cuộc thăm dò mới đây nhất do Viện Gorshenin tiến hành, uy tín cá nhân của ông Saakashvili đã gia tăng đáng kể. Bên cạnh đó, chính đảng của ông Saakashvili cũng gia tăng mạnh và hiện chỉ đứng sau đảng "Tự cứu mình".
Theo kết quả do Viện Gorshenin công bố, đảng "Tự cứu mình" đang giành được nhiều sự ủng hộ nhất của cử tri Ukraine với tỷ lệ ủng hộ đạt 13,4%. Đảng của Saakashvili bất ngờ đứng ở vị trí thứ hai với 12,2% tỷ lệ ủng hộ.
Tiếp đến là các đảng Batkivshina của cựu Thủ tướng Yulia Timoshenko (12,1%), "Khối đối lập" (11,3%), "đảng Cấp tiến" (10,3%), "Khối Petr Poroshenko" (8,5%), đảng "Tự do" (7,3%), "Ukrop" (6,1%).
Đáng chú ý, đảng "Mặt trận dân tộc" của Thủ tướng Arseni Yatsenuk có thể sẽ không có chân trong Quốc hội mới khi chỉ đạt tỷ lệ ủng hộ rất thấp là 2,8%.
Theo quy định của luật pháp Ukraine, chỉ có những chính đảng giành được trên 5% phiếu bầu mới có thể có chân trong Quốc hội Ukraine.
Sẽ tổ chức bầu cử Quốc hội trước thời hạn
Cho đến nay, Quốc hội Ukraine vẫn chưa đưa ra bất cứ tuyên bố nào về khả năng tổ chức một cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn. Ngược lại, trong các bài phát biểu của mình, Tổng thống Ukraine Petr Poroshenko luôn khẳng định tầm quan trọng của việc phải duy trì liên minh cầm quyền như hiện nay và duy trì khả năng làm việc của các cơ quan lập pháp Ukraine.
Tuy nhiên, trên thực tế, tình hình chính trường Ukraine đang khá rối ren. Sau khi Quốc hội Ukraine không thể thu thập đủ số phiếu cần thiết để phế truất Thủ tướng Yatsenuk, đảng Batkivshina và sau đó là đảng "Tự cứu mình" đã tuyên bố rút lui khỏi liên minh cầm quyền.
Cho đến nay, Quốc hội Ukraine vẫn chưa thể đưa ra câu trả lời cho câu hỏi: Liệu liên minh cầm quyền ở Ukraine vẫn đang tồn tại hay đã tan rã. Nguyên nhân là do mỗi một nghị sỹ Quốc hội Ukraine hiện nay đều có thể đặt bút ký vào danh sách ủng hộ việc gia nhập vào liên minh đa số hoặc rút khỏi liên minh này mà không phụ thuộc vào quyết định của đảng phái mình đại diện.
Tổng thống Ukraine Poroshenko hiện là người hưởng lợi từ sự đình trệ này vì Poroshenko cần phải duy trì liên minh cầm quyền như hiện nay, chí ít là đến mùa thu năm nay theo đúng những gì phương Tây yêu cầu.
Điển hình cho lời yêu cầu này là vào ngày 20/2 vừa qua, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi Tổng thống, Thủ tướng và giới lãnh đạo Ukraine cần phải "tăng cường đoàn kết".
"Ông ấy (Joe Biden) đã kêu gọi giới lãnh đạo Ukraine đoàn kết và khôi phục niềm tin của xã hội vào liên minh cầm quyền và các chương trình cải cách, gia tăng nỗ lực của Ukraine trong cuộc chiến chống nạn tham nhũng, củng cố sự công bằng và sự tối thượng của luật pháp, cũng như thực hiện các yêu cầu của IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế)"- thông báo của Nhà Trắng nhấn mạnh.
Trong bối cảnh này, nếu như Ukraine không thể duy trì được liên minh cầm quyền và Ukraine phải tổ chức bầu cử lại thì nước này sẽ không đủ điều kiện để nhận các gói hỗ trợ tài chính tiếp theo từ IMF và các tổ chức tài chính quốc tế khác. Các gói cứu trợ này nhiều khả năng sẽ chỉ được trao cho Ukraine vào đầu mùa thu năm 2016.
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk bị đại biểu khối Poroshenko lôi ra khỏ bục khi đang đọc báo cáo trước quốc hội.
Cơ hội cho Saakashvili
Bất chấp những nỗ lực của giới lãnh đạo Ukraine, Quốc hội hiện nay của Ukraine nhiều khả năng khó có thể hoạt động đến cuối năm nay. Trên thực tế, Quốc hội Ukraine sẽ phải tiến hành thảo luận với các nghị sỹ trước từng phiên bỏ phiếu.
Đây chính là nguyên nhân làm phức tạp hóa quá trình phê chuẩn các điều luật quan trọng đối với Ukraine. Một nguồn tin trong nội bộ Chính phủ Poroshenko khẳng định rằng việc bầu cử Quốc hội nước này nhiều khả năng sẽ được tổ chức vào mùa thu năm 2016. "Quá trình chuẩn bị cho cuộc bầu cử này thực tế đã bắt đầu được triển khai"- nguồn tin này nhấn mạnh.
Mikhail Saakashvili đang có những bước chuẩn bị hết sức tích cực cho sự kiện có thể xảy ra vào mùa thu năm 2016. Cựu Tổng thống Gruzia đã thành lập đảng "Phong trào làm sạch" và đi khắp 22 tỉnh của Ukraine.
Trong quá trình công du của mình, Saakashvili liên tục đưa ra các tuyên bố chính trị mạnh mẽ, ví dụ như kêu gọi giải tán Quốc hội. Theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận xã hội của Viện Gorshenin, những tuyên bố này của Saakashvili nhận được sự ủng hộ của 42,3% cử tri Ukraine.
Từ nay đến mùa thu 2016 là khoảng thời gian quý báu để Saakashvili tiếp tục củng cố uy tín cho đảng của mình.
Theo nhận định của Viện Gorshenin, để hình thành một liên minh cầm quyền trong Quốc hội mới của Ukraine, chỉ cần các đảng "Khối Poroshenko", đảng "Tự cứu mình" và đảng của Saakashvili liên kết với nhau là đủ.
Nếu như khả năng này xảy ra, Saakashvili sẽ có cơ hội rất lớn để trở thành Thủ tướng Ukraine. Khả năng này không chỉ được lực lượng thuộc phe Tổng thống Poroshenko mà cả lực lượng "Tự cứu mình" ủng hộ.
"Chúng tôi đã thảo luận 3 phương án nhân sự trong liên minh để đề xuất lên Tổng thống, 2 trong số đó là người nước ngoài, trong đó có Mikhail Saakashvili, người đã nhận được quốc tịch Ukraine"- nghị sỹ Egor Sobolev bình luận trong chương trình "Tự do ngôn luận" của Ukraine.
Một lợi thế khác của Mikhail Saakashvili để trở thành tân Thủ tướng Ukraine, theo nhận định của giới chuyên gia, là nhân vật này đã nhận được sự tin tưởng nhất định của giới chính trị gia phương Tây - những người sẵn sàng "chìa ra" những gói cứu trợ tài chính cho Chính phủ mới ở Ukraine.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ báo "gazeta", một trong những tờ báo điện tử uy tín, có lượng truy cập nhiều nhất tại Nga.
Đào Cảnh (Lược dịch)
Theo Infonet
Chiến lược mới của Mỹ nhằm khắc chế Triều Tiên Vụ phóng tên lửa mới nhất tại Triều Tiên đã khiến quan chức tại Seoul và Tokyo phản ứng mạnh mẽ, một tiền đề tốt cho chiến lược của Mỹ. Can cu quan su My tai Nhat Trước những hành vi khiêu khích của Bình Nhưỡng, các đồng minh của Mỹ tại châu Á đương nhiên quan ngại, tạo áp lực khiến Washington...