Liên minh các “trùm” vùng giáp ranh
Công an thị xã Dĩ An – Bình Dương đang dần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa 3 “đại ca” khét tiếng vùng giáp ranh Bình Dương – TPHCM là Tuấn “chó”, Mười Thu và Nguyễn Văn Năm
Liên quan đến 17 đối tượng trong băng nhóm giang hồ Mười Thu (tức Nguyễn Trọng Mười, quê Nghệ An) bị bắt vì tập kết súng, mã tấu để hỗn chiến với một băng nhóm khác (Báo Người Lao Động đã thông tin), sau khi hết hạn tạm giữ, chiều 3-10, nguồn tin từ VKSND tỉnh Bình Dương cho biết đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 13 đối tượng.
Khó vạch mặt
Do tính chất phức tạp của đối tượng Mười Thu nên thành phần tham gia điều tra băng nhóm do y cầm đầu ngoài Công an thị xã Dĩ An còn có điều tra viên của công an tỉnh và của Cục CSĐT Tội phạm về trật tự xã hội (C45).
Băng nhóm Mười Thu bị lực lượng công an bắt tối 22-9
Các trinh sát đã theo dõi Mười Thu từ lâu, tuy nhiên, do Mười Thu giỏi ngụy trang nên chưa bị lộ mặt. Từ năm 2006, Mười Thu bắt đầu được xem như tay anh chị có “số má” vùng giáp ranh. Thời điểm này, Mười Thu có cửa hàng mua bán vật liệu xây dựng ở khu Sóng Thần rồi chuyển sang môi giới, mua bán, cầm cố bất động sản. Mười Thu có hẳn một khu phòng trọ cho đàn em ở. Đàn em của Mười Thu nhiều lần gây rối ở Bến xe Lam Hồng và dùng đá ném bể kiếng của các nhà xe để đòi tiền cống nộp. Đến trước khi bị bắt, Mười Thu vẫn sống trong vỏ bọc của một đại gia với nhiều nhà, phòng trọ, biệt thự…
Mười Thu từng tham gia nhiều trận hỗn chiến ở vùng giáp ranh, đặc biệt nhiều lần bị giang hồ chặt chém nhưng y không bao giờ trình báo công an. Nổi bật nhất là cuối năm 2008, Mười Thu đang chạy xe máy đến Thủ Đức (TPHCM) thì bị một nhóm người lạ mặt dùng kiếm chém gần đứt một cánh tay.
Quan hệ mờ ám
Ngoài các hoạt động trên, Mười Thu còn bảo kê các đường dây tiêu thụ xe gian. Trước đây, một trong những tay đàn em cộm cán của Mười Thu là Tuấn “chó”. Sau này, Tuấn “chó” tách ra cầm đầu một nhóm riêng và trở thành một tay bảo kê khét tiếng, được nhiều “trùm” trộm cắp nhờ cậy khi hữu sự. Một trong những “đối tác” của Tuấn “chó” là Nguyễn Văn Năm (kẻ cầm đầu hàng chục đối tượng trộm xe, bán xe sang Campuchia – Báo Người Lao Động đã thông tin).
Ngày 3-10, Công an thị xã Dĩ An cho biết trong quá trình điều tra vụ Tuấn “chó” chém “hiệp sĩ” Nguyễn Tăng Tiên, cơ quan đã làm sáng tỏ được quan hệ bảo kê giữa Tuấn “chó” và Nguyễn Văn Năm. Theo đó, Năm có đàn em đắc lực là Lê Thị Liên (SN 1989, ngụ Bình Phước). Ngày 24-6, theo sự phân công của Nguyễn Văn Năm, Liên chạy xe gắn máy trộm được từ Bình Dương lên Bình Phước. Tuy nhiên, Liên bị “hiệp sĩ” Nguyễn Tăng Tiên chặn bắt giao công an. Để trả đũa, Năm gọi Tuấn “chó” điều động thêm đàn em để xử anh Tiên. Chiều 27-6, Năm, Tuấn và một đàn em tên Hoành đi chém anh Tiên. Đến nơi, Tuấn chỉ cho đồng bọn đặc điểm nhận dạng anh Tiên rồi đến cầu vượt Sóng Thần để tránh mặt. Tiếp đó, Năm đứng ngoài tiệm bánh mì của anh Tiên để cảnh giới, còn Hoành bịt mặt cầm mã tấu vào chém anh Tiên.
Mở rộng điều tra
Tuấn “chó” cùng 6 đồng bọn liên quan hiện đã bị cơ quan công an đề nghị truy tố về hành vi “Cố ý gây thương tích”. Riêng đường dây trộm cắp và tiêu thụ xe gian của Năm, Công an tỉnh Bình Dương đang phối hợp Cục CSĐT Tội phạm về trật tự xã hội-Bộ Công an tiến hành mở rộng điều tra.
Theo Người Lao Động
Hung thần đại bàng trại giam một thời
Trước giải phóng, để thủ tiêu những tù nhân Cộng sản, Mỹ - Ngụy nham hiểm bật đèn xanh cho bọn du thủ du thực hành hạ, đánh chết tù chính trị và cụm từ "đại bàng trại giam" hay se sẻ (phạm nhân mới nhập trại) xuất hiện, phổ biến rộng rãi từ dạo ấy. Chính thời đại nhiễu nhương đó đã tạo mầm sống và nuôi dưỡng những gã giang hồ vươn lên làm đại bàng. Nghe kể chuyện đại bàng một thời mà hãi hùng trước những cuộc chơi đầy dao búa, máu me của đám giang hồ số má lẫn du thủ du thực trước giai đoạn 1975.
Điểm danh "đại ca" khoác áo tù
Từng nếm mùi trại giam từ Bắc chí Nam, từ trước giải phóng đến sau giải phóng nên ông Tám Nô (cựu giang hồ cùng thời với trùm giang hồ Năm Cam nay mai danh ẩn tích) rất rành rẽ chuyện đại bàng trại giam, nhất là chuyện đại bàng trong các nhà tù thời chế độ cũ. Ông Tám nói thời bấy giờ, dấu hiệu để nhận biết "đại bàng" là hình xăm con thần ưng với cái mỏ và bộ móng vuốt nhọn hoắc đang tung cánh. Cũng có khi là con mãnh long hoặc mãnh hổ trong thế bừng bừng sát khí: "Sau lưng sát thủ máu lạnh Phước 8 ngón, trùm giang hồ Hải Bánh cũng có hình xăm mãnh long cùng đại bàng" - ông Tám Nô, bật mí:
Những phạm nhân từng vào tù ra trại giai đoạn trước và sau giải phóng chia sẻ, những hình xăm rồng, cọp, đại bàng của các đại ca trại giam phần lớn đều được thực hiện trong quá trình thi hành án, do chính các phạm nhân cùng sam (phòng giam) "phóng bút" với kim xăm được chế từ dây đàn bị đứt, còn mực thì lấy từ ruột bút bi". Ông Bình (bạn tù cùng thời với ông Tám Nô) giải thích: "Không phải hễ vào mỗi lần vào trại giam là đại bàng vẫn cứ là đại bàng. Có thể ở trại này anh ta là đầu gấu nhưng khi sang trại khác thì chỉ là tép riu, se sẻ bởi giang hồ có câu rừng nào cọp đó. Nếu không có gan làm chuyện đại sự thì phải chấp nhận phận em út".
Ông Bình năm nay 61 tuổi, là dân giang hồ ở quận 4, TP.HCM. Ông tâm tình rằng từ năm 1969 đến năm 1973, vì lối sống giang hồ bạt mạng, đâm thuê chém mướn mà ông nếm đủ mùi trại giam của chế độ Mỹ - Ngụy.
Video đang HOT
Hình xăm, một trong những dấu hiệu để nhận biết đâu là đại bàng - đâu là se sẻ
"Thời bấy giờ trại nào cũng có đại bàng. Để đàn áp tù chính trị, tù cứng đầu, bọn cai ngục nuôi dưỡng không ít "đại bàng", khi không ưa ai đó, chúng bật đèn xanh cho bọn đại bàng ra tay dằn mặt thảm thương người tù mà chúng cho rằng cứng đầu cứng cổ hay chỉ đơn giản là nhìn khó ưa. Nhưng khi bị sang trại khác, đại bàng khó có thể làm đại bàng nếu không đấu trận sinh tử để sóan ngôi kẻ tại vị".
Nói đến đây, ông Bình kể lại câu chuyện "đại bàng soán ngôi xảy ra vào năm 1973 tại một trại tù mà ông từng chứng kiến: "Sáu Thẹo từng là đầu gấu ở trại C.H. Nhưng khi bị chuyển sang trại R.G, gã phải làm lại từ đầu. Tôi nhớ hôm ấy quản giáo vừa đi Sáu liền bị "trưởng phòng" là tay anh chị Bảy chì gây nhiều vụ cướp hiếp bắt quì xuống để nghe "giảng bài". Vờ làm theo, Sáu bất ngờ đấm thẳng vào mặt gã đại bàng, đánh tới tấp và xoán ngôi. Trận đó, Sáu bị xử tăng án nhưng bù lại không bị xếp "mâm dưới".
Các cựu tù giang hồ thời chế độ cũ kể, trong bối cảnh buồng giam liên tục đón phạm nhân vừa bị tòa án kết tội phải vào trại thi hành án, không ít "ma mới" thuộc dạng giang hồ tứ chiến thường ngấm ngầm ý định soán ngôi "đại bàng" đương "chức" như tay giang hồ Sáu Thẹo. Để không bị "tiếm chức", gã đại bàng luôn thể hiện uy lực của mình bằng việc nuôi ý dằn mặt kẻ mới đến bằng những trận đòn chào sam tàn bạo.
Biết được thực trạng này, để phát hiện và kịp thời chặn đứng nạn đại bàng, cai tù ở các trại giam, nhà tạm giữ thường lui tới sam, có khi gọi từng người quay vòng xem có vết trầy xước nào không nhưng biện pháp đó cũng chẳng mang lại nhiều hiệu quả bởi "đại bàng" có những chiêu tra tấn khó phát hiện được. Mà nếu phát hiện được thì dẫu có cho vàng thằng bị đánh cũng không dám khai vì sợ bị trả thù.
Dứt lời, ông Tám Nô kể lại chuyện "no đòn" vì đại bàng trại giam khi ông bị giam chung phòng với một "đại bàng" khét tiếng tại trại tù ở Côn Đảo vào năm 1974. "Lúc cai tù đưa tôi xuống sam căn dặn "người đến trước phải quan tâm, giúp đỡ người đến sau", trưởng buồng cùng những người khác đều dạ vâng rất ngon lành nên tôi cũng yên tâm. Cửa khép lại, cai tù vừa khuất mắt thì tôi bị một gã to con, mình mẩy xăm chằng chịt lao tới đạp vào bụng. Vừa khuỵu xuống thì bị hắn lấy chiếc gối để lên ngực rồi đấm vào đó túi bụi. Tôi khóc lóc van lạy thì nó mới tha. Chiêu dần gối này không để lại thương tích bên ngoài nhưng nội thương rất gớm. Những người đến sau đều bị chào sam như vậy hết".
Đó được coi là những trận đòn ra mắt của tù nhân mới nhập sam, tuy nhiên nếu không khuất phục, phải phục tùng vô điều kiện những sai khiến của đại bàng thì nạn nhân có thể lãnh đòn dài dài.
Luật... mâm trên, chiếu dưới
Phần lớn đại bàng trại giam thời chế độ cũ để củng cố "quyền uy" thường đặt ra những luật lệ cai trị tàn độc. Chúng tự cho mình cái quyền của kẻ ngồi mâm trên, nghĩa là được mặc nhiên bức hiếp, bóc lột bạn tù không thương xót. Thông thường dưới trướng đại bàng sẽ là vài ba tên đàn em thân cận. Vì là người của sếp nên đám này mặc nhiên được hưởng nhiều đặc ân. Tiếng lóng trong tù gọi đám này là "mâm trên".
Có mâm trên ắt phải có "mâm dưới", chiếu dưới" nhằm ám chỉ những kẻ yếu thế, phải quy phục dưới trường của đại bàn và đàn em của đại bàng.
Lê Quân, một giang hồ khét tiếng ở khu vực Cầu Ông Lãnh, nhớ lại một thời quá vãng liên quan đến đại bàng ngồn mâm trên: "Bọn mâm trên đưa ra những điều luật máu lạnh lắm. Ví như nếu làm chúng phật ý thì phải tự xử bằng cách đập đầu xuống đất liên tục, tự lấy tay tát miệng đến khi nào tóe máu mới thôi. Hay đá chân vào tường cho sưng húp mới tha... Anh em trong phòng nhận được quà thăm nuôi phải cúng hết cho đại bàng để nó ban phát lại. Muốn làm gì cũng phải xin phép nó. Muốn ăn gì cũng phải chờ nó ăn trước. Khi đại bàng ngủ, phải hầu quạt. Khi nó mệt, phải đấm bóp. Khi nó không vui cả đám khôn hồn tìm cách pha trò... Không may lọt ổ đại bàng thì phạm nhân sợ chúng hơn sợ cán bộ quản giáo".
Ông Quân minh chứng điều mình nói bằng vụ đại bàng Trần Võ Anh Mỹ đánh bạn tù là Lê Minh Nhật liệt tứ chi, thương tật vĩnh viễn 83%. Hồ sơ vụ án cho biết vào mỗi sáng, Mỹ bắt hai bạn tù lấy xô nước tiêu chuẩn của cả 5 phạm nhân mang tận chỗ hắn nằm để hắn rửa mặt. Mỹ bắt bạn tù kỳ chân cho hắn, còn nước thì bốn phạm nhân mới chia nhau dùng. Có hôm trời nóng Mỹ dùng nước rửa mặt buổi sáng lau người cho mát, bốn phạm nhân trong buồng phải dùng nước hắn đã dùng rồi. Tiêu chuẩn ăn sáng, Mỹ đứng ở cửa buồng nhận xong rồi thản nhiên ăn no, còn bao nhiêu thì thảy cho 4 bạn tù. Mỗi tháng, thân nhân của những phạm nhân được thăm nuôi một lần. Quà, đồ ăn của thân nhân đến thăm, phạm nhân trong buồng phải mang về giao cho Mỹ kiểm tra, hắn muốn lấy thứ gì thì lấy, đồ ăn hắn ăn trước rồi mới cho chủ của số quà đó.
Lần ấy được chị thăm nuôi gửi cho gói bánh, phạm nhân Kh. mang về buồng nộp cho Mỹ, hắn ăn còn một miếng mới cho Kh., rồi ra lệnh: "Loại này tao thích. Nhớ nhắn chị mày lần sau mua thứ này nghe Kh.".
Đại bàng Trần Võ Anh Mỹ cúi đầu nhận tội
Lần sau, chị của Kh. không thăm mà là người khác. Hết giờ thăm nuôi, Kh. về Mỹ kiểm tra gói quà thấy không có loại bánh hắn thích nên bắt phạt Kh. quỳ úp mặt vào tường và ăn hết số bánh của Kh. Tối ngủ trong buồng nóng bức, Mỹ còn phân công bốn bạn tù thay nhau quạt cho hắn ngủ. Người nào quạt không mát, hôm sau bị phạt cúp bữa ăn và bị "kỷ luật". Mỹ nuôi dưỡng hình thức kỷ luật bạn tù bằng ba chiêu tra tấn ác độc. Hình thức thứ nhất là "điện tường": Bắt bạn tù ngồi cách tường 15cm rồi đá vào đầu bạn tù đập vào tường. Loại thứ hai là "bát ngực", bắt bạn tù ngồi quay mặt ra, gáy cách tường 15 phân để hắn đá vào ngực. "Chiêu" thứ 3 là "nhiễu hỏa tốc", bắt bạn tù nằm úp lưng lấy bao nilông đốt nhỏ vào lưng cho phỏng.
Tiếp xúc với một số cựu tù khác từng nếm mùi đại bàng, chúng tôi nghe không ít ngón đòn tra tấn "se sẻ" đầy hãi hùng của đám đại bàng ngồi mâm trên. Một cựu tù giải nghệ hiện ở khu Tôn Đản, quận 4 kể: "Mỗi khi không hài lòng, gã đại bàng liền sai đàn em đè tôi ra, bắt nằm sấp, cởi áo. Một thằng lấy muỗng cào mạnh chỗ da non đến nát cái lưng rồi tụi nó đổ muối, đổ dầu xanh vào rát như bị đem nướng trên lửa".
Gã giang hồ một thời từng ra khám vào trại của nhà tù chế độ cũ nhớ lại "Nhưng không phải lính mới nào cũng để bị bắt nạt dễ dàng. Đã có không ít trường hợp tỏ thái độ bất phục và phải trả giá đắt. Hồi năm 1973, khi đang thụ án 19 năm vì tội giết người, để chứng tỏ mình là tay anh chị cộm cán, tên Bùi Tài, dân đâm thuê chém mướn chuyên nghiệp đã trổ mòi ăn hiếp nhiều bạn tù khiến ai cũng nể sợ, riêng chỉ có phạm nhân Trần Đáng luôn tỏ thái độ chống đối.
Ngày nọ, khỏang 7 giờ sáng, trong quá trình đi lao động, nhớ lại những lần bị Đáng làm cho bẻ mặt, Tài quyết tâm trả thù. Hắn lấy một cục đá xanh gói vào áo rồi đi thẳng đến chỗ Lăng, "vỗ" mạnh vào đầu phạm nhân này gây thương tích. Với hành động hung hăng đó, gã lãnh thêm 30 tháng tù, nâng tổng mức án phạt lên 19 năm 6 tháng".
Được biết, trận đòn "chào sam" chỉ là bài học đầu tiên của se sẻ. Trong suốt quá trình cùng ăn, cùng ở và cùng lao động - học tập, những người tù mới đến hay tù thân cô thế yếu còn phải "tiếp thu" những tinh hoa bóc lột, bức hiếp, hành hạ của hung thần trại giam. Sống dưới nanh vuốt đại bàng, không ít phạm nhân ngoài thân phận của người chịu án tù còn phải kiêm thêm kiếp..."nô lệ".
Theo lời kể của ông Bình, khi ông bóc lịch tại trại giam Phú Hòa ở Côn Đảo vào tháng 6/1970, đại bàng Võ Hùng Sang gây nhiều vụ cưới tiệm vàng nổi tiếng máu lạnh, tự xưng là trưởng phòng B1 hành hạ bạn tù là một trong những minh chứng cho hành vi thú tính của bọn đại bàng trại giam.
Một đại bàng trại giam phải ra trước vành móng ngực nhận "án chồng án"
"Hai ngày đầu nhập buồng, phạm nhân tên Tánh đã bị đám mâm trên do Sang cầm đầu bắt ngồi xếp bằng, chắp tay sau lưng cho chúng đấm đá rồi lấy chén ăn cơm gõ vào đầu, vào mắt cá chân của Tánh vì cái tội dám nói chuyện với phạm nhân ở buồng khác. Bận khác, thấy tánh nhìn sang mâm cơm, cho là Tánh có ý chống đối nên Sang lệnh cho đàn em lấy khăn tắm vòng qua cổ Tánh lôi đi. Các tên khác thì đấm đá và tát liên tiếp vào mặt Tánh. Bị đánh đập liên tục, hôm sau Tánh chết do suy hô hấp. Sợ các phạm nhân khai báo, đám mâm trên lôi phạm nhân tên Hồ đánh dằn mặt. Quá sợ hãi thằng Hồ tiểu ra quần nhưng chúng vẫn tiếp tục hành hạ, bắt phải liếm sạch chỗ dơ. Nhiều phạm nhân khác cũng bị chúng hành hạ với những ngón đòn tàn độc tương tự. Sự việc vỡ lỡ, đám côn đồ máu lạnh phải trả giá cho hành vi tội ác, mỗi đứa bị xử tăng án nhưng thời gian quá lâu nên tôi không nhớ rõ".
Chuyện đàng bàng... lấy số
Đối với những tên giang hồ du thủ du thực, việc ngoi lên làm đại bàng trại giam là một giấc mơ quá xa vời. Nhưng với những đại ca giang hồ đã có số má ngoài xã hội, khi thụ án thì dù không muốn làm đại bàng cũng phải tuân theo quy luật tự nhiên của cuộc chơi dao búa. Điển hình là trường hợp đại ca một thời Lâm "chín ngón", tức Lê Ngọc Lâm (SN 1945) - từng là cái gai trong mắt mà ông trùm Sài Gòn, Năm Cam, muốn nhổ bỏ.
Từng vào tù ra trại vì thành tích chém người không ghê tay thời trai trẻ, cuối năm 1970, Lâm chín ngón thụ án dãy nhà giam FG thuộc trại giam Chí Hoà can tội "cướp giật tài sản". Tại đây, đại ca Lâm chín ngón đã đối mặt với không biết bao nhiêu đại ca có số má khác, từng một thời ngang dọc Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung. Đã vào tú nhưng Lâm chín ngón lại làm ăn trong lĩnh vực buôn bán ma tuý cho các phạm nhân và như thế ông grùm này đã "đá đổ chén cơm" của một đại ca khác đã và đang buôn bán mặt hàng này tại trại giam Chí Hoà, đó là đại ca giang hồ mang biệt danh Chương "khùng".
Ngô Văn Ba đã phải trả giá cho hành vi đại bàng của mình bằng án tử hình
Nhiều lần đánh du kích Lâm "chín ngón" nhưng Chương "khùng" thừa biết rằng, số má của mình chaư đủ để làm chuyện đó. Hết đường, cuối cùng Chương "khùng" đành nhờ cậy đại ca của các đại ca là Cương "võ sĩ" (tức Vũ Đình Cương) - một võ sĩ quyền anh thượng hạng, bị thụ án vì tội "buôn bán trái phép chất ma tuý".
Trong lần Cương "võ sĩ" tìm Lâm "chín ngón" thanh toán thì chính võ sĩ quyền anh này không ngờ rằng máu mặt của Lâm "chín ngón" khô ng tệ. Cuộc giao đấu xảy ra vài phút ngắn ngủi, Cương "võ sỉ" bị đại ca Lâm đâm một nhát dao chí mạng giữa tim, tử vong tại chỗ. Sau lần gây án trong trại đó, số má của Lâm "chín ngón" được các đại bàng trại giam khác suy tôn là "đại bàng". Tuy nhiên vô tình Lâm "chín ngón" đối mặt với một thế lực giang hố mạnh mẽ thời bất giờ, chính là băng nhóm của anh ruột Cương "võ sĩ", tức Sơn đảo (Vũ Đình Sơn).
Để rửa hận cho em trai, Sơn Đảo từng tuồn hàng nóng vào ngục để nhờ tay giang hồ Tuấn đả đang thụ hình tại đây bắn hạ Lâm "chín ngón. Nhưng vì biết số má của Lâm nên Sơn đả không "ký kết bản hợp đồng giết người". Phải mất một thời gian dài sau thì Sơn Đảo mới tìm ra một sát thủ mới là Hoàng "đầu lâu" (tức Nguyễn Văn Hoàng) - một võ sĩ mang đẳng cấp đai đen tứ đẳng Taekwondo. Để vươn từ hàng "chiếu dưới" lên mâm trên và được tiếp cận Lâm "chín ngón", Hoàng "đâu lâu" đã phải giở chiêu đấm vỡ mũi một cai ngục, chuyên ức hiếp phạm nhân. Nhờ chiến tích này, Hoàng "đầu lâu" được đưa vào ngồi cùng buồng giam với Lâm "chín ngón".
Vào buồng giam vài ngày, chưa có cơ hội ra tay sát hại Lâm "chín ngón" thì Hoàng "đâu lâu" bị đánh phủ đầu trong một cuộc thư hùng không lấy gì là "đẹp" của "anh Lâm". Lần ấy nhờ đàn em cảnh báo từ trước nên khi Hoàng vào ngục, Lâm mời Hoàng uống chai rượu ngoại do đám đàn em bên ngoài tuồn vào. Khi Hoàng xỉn "quắc cần câu", Lâm liền cho đàn em nấu nước sôi và tạt nguyên nồi nước vào người của Hoàng. Hoàng "đầu lâu" không kịp phản ứng mà chỉ biết kêu lên thống thiết, và Lâm ngang nhiên lao đến đâm thêm hàng chục nhát dao khắp cơ thể đến khi Hoàng "đầu lâu" nằm bất động. Dù là đại bàng lừng lẫy tiếng tăm nhưng sau này chính Lâm "chín ngón" cũng phải gặp núi Thái sơn.
Không thể yên bề gác kiếm, Lâm xuống đất Vũng Tàu giành giật số má kiếm sống nhưng bị vài lần sống chết và bị doạ lấy mạng, cuối cùng Lâm chín ngón đành về quy ẩn với quán thịt chó nhỏ ở gần trung tâm Sài Gòn. Nhưng phận giang hồ vẫn bị đeo bám, trong một lần đón con đại ca này đã bị một nhóm thanh niên tạt nguyên ca a xít, giang hồ tương truyền rằng kẻ "bật đèn xanh" cho đám du đãng hạ gục Lâm "chín ngón" không ai khác là ông trùm của các ông trùm một thời, tức đại ca Năm Cam của đất Sài Gòn. Dù những chuyện đã rơi vào dĩ vãng, đã kết thúc từ lâu cái thời hai tay ba dao mà giới giang hồ trước 1975 từng đồn đại và Lâm "chín ngón" nay cũng là người thiên cổ, nhưng hễ nhắc đến tên tuổi Lâm "chín ngón", những người cùng thời với y phải kiêng dè lẩn nể phục.
Tý hon, đối tượng từng vào tù ra tội nay ở ẩn tại khu Mã Lạng (quận 1) để làm lại cuộc đời, dù tuổi tác không còn trẻ nữa, đã chỉ thẳng chính đám đại bàng máu lạnh đã làm tha hóa nhiều phạm nhân có ý chí khắc phục tội lỗi như Tý. "Không ít đứa lần đầu nhập sam lòng quyết tâm tu dưỡng nhưng trước nguy cơ nếm đòn của đại bàng và những năm dài tháng rộng bị nó đối đãi như súc vật nên phải ác theo nó để tồn tại. Theo nó nghĩa là "phải tập sống máu lạnh", phải biết chửi bới, hành hạ lính mới để vừa lòng đại ca".
Ông Ngô Văn Khạ (73 tuổi) hiện đang sinh sống tại đường Bùi Đình Tuý, quận Bình Thạnh, kể lại ông là một trong số những người hiếm hoi chứng kiến "Lâm" chín ngón hạ gục cương "võ sĩ tại trạm giam Chí Hoà thởi trước.
Ông kể và xác nhận, Lâm "chín ngón" lần ấy không hề có ý định vườn lên làm "đại ca" hay "đại bàng gì, mà buộc phải chiến đấu để sinh tồn trong cái trại giam đầy nhiễu nhương đó của chế độ cũ. Ông Khạ giở áo cho chúng tôi xem những hình xăm trên ngực, nhưng đó không phải là hình xăm đại bàng ác điểu, ông kể khi nhập trại vì tội đánh người vào năm 1969), ông cũng có ý định nhờ bạn tù xăm hình để làm dấu ấn trong những ngày tù tội nhưng khi nghe bạn tù khuyên răn sẽ no đòn nếu xăm dấu hiệu của đại ca, đại bàng khi số má chưa tới, nên ông đành xăm trước ngực dòng chữ lồng tên của mình với người yêu và trái tim rỉ máu. Không biết câu chuyện kể của ông Khạ xác thực đến đâu? nhưng những "huyền thoại" được truyền tụng từ Lâm "chín ngón" là có thật và giới giang hồ một thời vẫn đồn thổi cho đến nay.
Trở lại chuyện đại bàng trại giam ở nhà tù Chí Hoà thời chế độ cũ, ông Khạ kể, đó là thời đại nhiễu nhương, đám tù tha hồ lộng hành. Cụ thể là nạn mua bán ma tuý hầu như diễn ra rầm rộ và khá công khai mà các viên cai ngục cũng như giám thị trại giam này không thể dẹp được, thậm chí là làm ngơ cho đám đại bàng kinh doanh ma tuý ngay trong trại để hưởng hao hồng. Đặc biệt giai đoạn này, hung khí, thậm chí là có cả súng được giấu giếm gửi vào trại cho phạm nhân trong những lần thăm nuôi là khá dễ dàng. Do đó chuyện đổ máu trong ngục cũng trở thành thường ngày.
Và trong bối cảnh đó, đại bàng là chuyện tất yếu. Để xác thực câu chuyện mình chứng kiến, ông Khạ kể, đó là vào năm 1971, tên du đãng hạng tép riu Nguyễn Hồng Minh (tự Minh cầu muối) nhập trại khi mới 18 tuổi vì can tội đánh người gây thương tích. Ngay đầu nhập trại, Minh cầu muối bị bạn tù lâu năm cũng là đại bàng trong trại là Huỳnh Nhất Huy (tự Huy gấu, SN 1944, thụ án vì tội cướp tài sản) hành hạ bằng chiêu đánh đập, bắt phục dịch hầu hạ. Không cam chịu và sẵn có máu lạnh, đêm thứ 2 nhập sam, lợi dụng lúc Huy gấu ngủ say, Minh sử dụng dao do người nhà thăm nuôi tuồn vào, lèn đâm Huygấu tổng cộng 16 nhát, lấy mạng đại bàng. Sau vụ án mạng này, Minh cầu muối chuyển đến buồng biệt giam và nghiễm nhiên từ đó tên giang hồ hạng bét vươn lên làm đại bàng và chẳng ai dám ức hiếp.
Trường bắn - điểm dừng chân cuối cùng của những đại bàng giết người
Có thể nói những câu chuyện kể trên hiện đã lui vào quá khứ hàng chục năm trời, nhiều câu chuyện đã trở thành huyền thoại của giới giang hồ một thời. Nhưng đã cho thấy phần nào bức tranh tối của nạn đại bàng trại giam của những nhà tù chế độ cũ. Hiện nay, tại các trại giam khắp nước ta, hễ phạm nhân nào có ý định hành hạ bàn tù, lấy số để vươn lên khẳng định ngôi vị đại bàng đều bị các giám thị, quản lý trại giam thẳng tay trừng trị, xử lý thích đáng. Có như thế con đường làm lại của các phạm nhân sẽ không còn lạc lối và chắc chắn sẽ ngắn lại, ngày về sẽ không còn xa xôi.
Theo Phunutoday
Tội ác của hiếu "xì-po" Đối tượng Hiếu "xì-po" Ngày 27-10-2010, lực lượng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh An Giang bắt giam Võ Hoàng Hiếu (tự Hiếu "xì-po") về hành vi cưỡng đoạt tài sản. Theo Cơ quan điều tra, Hiếu được xem là đại ca ở Chợ Mới và TP.Long Xuyên. Dưới trướng y có hàng chục đối tượng côn đồ sẵn sàng đòi nợ...