Liên kết trồng cà tím Nhật, dân ở đây lãi hơn 20 triệu đồng mỗi sào
Bên cạnh các loại cây rau màu chủ lực khác, những năm gần đây cây cà tím Nhật được nhiều hộ nông dân trên địa bàn các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà…(tỉnh Lâm Đồng) lựa chọn bởi chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế khá cao, đầu ra ổn định góp phần tăng thêm nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Điển hình như anh Vòng A Há, ở thôn An Bình, xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng
Được Công ty Đại Phát ở Bình Dương đầu tư giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cà tím Nhật và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với giá 8.000 đồng/kg, anh Há đã mạnh dạn chuyển đổi đất trồng cà chua, rau quả của gia đình sang trồng cà tím Nhật.
Với diện tích 6 sào, anh xuống giống 10.000 cây cà tím Nhật, trồng với khoảng cách hàng cách hàng 1,2 m, cây cách cây 50 cm, có dùng màng phủ nông nghiệp. Trước khi trồng, bón lót cho cây bằng phân hữu cơ vi sinh, lân, vôi. Từ khi trồng đến khi cây bắt đầu cho thu bói là 45 ngày.
Anh Vòng A Há, ở thôn An Bình, xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng trồng 6 sào cà tím Nhật, sau khi trừ chi phí, gia đình anh lãi 170 triệu đồng/năm, bình quân mỗi sào trồng cà tím Nhật cho lãi hơn 20 triệu đồng.
Cây cao khoảng 30cm bắt đầu phân nhánh, lúc này cần vặt bớt lá già, để cây nảy chồi, thông thường cứ 1 đốt có từ 1 – 2 hoa và chỉ để 1 quả trên 1 đốt. Cà tím Nhật khi thu hoạch đường kính quả dao động từ 5,5 – 7,5cm, đạt tiêu chuẩn Công ty thu mua. Đến 90 ngày cây bắt đầu cho thu hoạch ổn định, 1 tuần cho thu hoạch quả 2 lần. Thời gian thu hoạch kéo dài liên tục từ 7 – 8 tháng.
Theo anh Há, so với trồng cà chua thì trồng cà tím Nhật dễ hơn, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh nên ít phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, tiết kiệm được chi phí đầu tư. Chi phí phân, thuốc, bạt phủ, làm giàn… để trồng cà tím Nhật khoảng 10 triệu đồng/sào. Anh Há sử dụng phân bón hữu cơ sinh học là chính để chăm sóc cho vườn cà tím; từ khi trồng đến khi cây cho thu hoạch anh sử dụng hết 15 kg phân hóa học gồm các loại phân tím, DAP và 6 kg canxi.
Anh Vòng A Há chia sẻ: “Để cây cà tím Nhật sinh trưởng phát triển tốt thì việc sử dụng nước tưới phải sạch, nếu nguồn nước tưới không đảm bảo thì vỏ quả không đẹp, dễ bị bệnh”.
Video đang HOT
Qua thời gian trồng và chăm sóc cây cà tím Nhật, anh Há nhận thấy đây là loại cây rất thích hợp với khí hậu và thổ nhưỡng tại địa phương. Với 10.000 cây cà tím Nhật, trung bình được 4 kg quả/cây (đã loại bỏ những quả bị sâu, nứt), mỗi năm nhà anh thu hoạch được khoảng 40 tấn quả. Với giá bán ổn định 8.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận gia đình anh thu về khoảng 170 triệu đồng/năm. Với giá cả ổn định như hiện nay và được Công ty bao tiêu hết sản phẩm thì lợi nhuận thu được từ việc trồng cà tím Nhật cao hơn nhiều lần so với trồng cà chua và các loại rau màu khác.
Theo Danviet
6 loại rau củ tuyệt đối không ăn sống - không hối cũng không kịp
Chúng ta thường hiểu lầm rằng rau củ sau khi chế biến các chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi nên ta chọn cách ăn sống. Tuy nhiên không phải loại rau củ nào cũng có thể ăn mà chưa qua chế biến được đâu nhé
Củ mã thầy
Củ mã thầy hay còn gọi là củ năng là loại củ ăn sống ưa thích của rất nhiều người vì vị ngọt mát của nó. Nhưng do là loài cây sống thủy sinh nên ngoài vỏ của có chứa sán. Khi sán đi vào đường ruột có thể gây ra các vấn đề như ỉa chảy, viêm loét đường ruột.
Củ mã thầy sau khi mua về nên dội qua nước sôi để diệt hết sán ngoài vỏ, hoặc đun chín trước khi dùng. Nếu ăn sống cũng phải chú ý làm sạch vỏ.
Rau muống
Một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ. Kí sinh trùng này có thể neo mình vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng. Nếu không được giải quyết kịp thời, các triệu chứng nhẹ có thể gây biến chứng nặng dẫn đến tử vong.
Không chỉ có vậy, rau muống là thực phẩm chứa nhiều axit oxalic, nên bạn không nên ăn sống loại rau này. Bởi axit oxalic khi kết hợp với canxi trong đường ruột sẽ trở thành canxi oxalat khó hấp thụ, ảnh hưởng đến sự hấp thu của cơ thể.
Cà tím
Cà tím khi còn sống có chứa độc tố solaine. Nếu ăn sống bạn sẽ bị nhiễm độc solanine gây nôn mửa, chóng mặt, tiêu chảy.
Giá đỗ
Giá đỗ chứa nhiều chất dinh dưỡng, bổ dưỡng nhưng khi ăn nhiều giá đỗ sống dễ làm xuất hiện các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, chóng mặt...
Ngoài ra, người làm giá đỗ hiện nay vì lợi nhuận kinh tế nên thường dùng thuốc kích thích khiến người tiêu dùng phải gánh chịu nhiều vấn đề về sức khỏe. Do đó, bạn nên hạn chế ăn nhiều giá đỗ sống để ngừa các bệnh xấu có thể xảy ra.
Cà chua
Chứa nhiều vitamin A có thể bảo vệ thị lực và làn dacon người. Khi ăn cà chua lạnh, không nên thêm đường vào món ăn, vì vị ngọt có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Ngoài ra, các bệnh nhân tiểu đường, béo phì và huyết áp cao không nên ăn cà chua lạnh với đường.
Các loại đậu quả
Hầu hết trong các loại đậu quả như đậu côve, đậu đũa, đậu ván có chứa lượng lớn saponins và lectin. Chúng gây kích thích dạ dày dẫn đến tình trạng ngộ độc. Nếu ăn đậu quả không được nấu chín sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng, nôn mửa
Theo www.phunutoday.vn
7 loại thực phẩm giúp giết chết tế bào ung thư, ghi nhớ để mua ngay cho gia đình Ung thư là căn bệnh đáng sợ mà không ai muốn mắc phải. Trong tự nhiên có không ít những loại thực phẩm có thể giúp giết chết tế bào ung thư mà chúng ta không để ý tới. 1. Cà tím: thuốc quý trị ung thư Trong sách Đông y của Trung Quốc, cà tím thường được sử dụng để chữa bệnh....