Liên kết sản xuất và tiêu thụ thóc, gạo giai đoạn 2015-2020
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 606/QĐ-BCT về việc ban hành Lộ trình xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ thóc, gạo của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo giai đoạn 2015-2020.
Mục tiêu, nguyên tắc xây dựng và thực hiện của lộ trình nhằm tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ thóc, gạo; góp phần thực hiện định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn hoạt động chế biến, kinh doanh, tiêu thụ, xuất khẩu gạo của thương nhân với hoạt động sản xuất lúa của nông dân; góp phần nâng cao chất lượng, giá trị thóc, gạo hàng hóa, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh của đội ngũ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.
Chế biến gạo xuất khẩu ở đồng bằng sông Cửu Long – Anh: Lê Hoàng Vũ
Theo Quyết định số 606, Nhà nước có nhiệm vụ định hướng, khuyến khích xây dựng vùng nguyên liệu đồng thời có chính sách ưu đãi để tạo động lực thúc đẩy mở rộng quy mô vùng nguyên liệu; chia sẻ rủi ro và hài hòa lợi ích giữa thương nhân và nông dân; gắn kết lợi ích với trách nhiệm của các bên trong quan hệ liên kết. Bên cạnh đó, thương nhân phải có trách nhiệm tích cực, chủ động và ưu tiên các nguồn lực để thực hiện lộ trình này.
Quyết định 606 cũng nêu cụ thể các phương thức xây dựng vùng nguyên liệu như: Xây dựng Dự án hoặc Phương án Cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn liền với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg.
Ngoài ra, Quyết định 606 yêu cầu rõ không xây dựng dự án hoặc phương án Cánh đồng lớn mà chỉ ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ thóc, gạo với hộ nông dân trồng lúa hoặc đại diện của nông dân theo quy định tại lộ trình; xây dựng vùng nguyên liệu thuộc quyền quản lý, sử dụng của thương nhân trên diên tích đất sản xuất lúa được Nhà nước giao, cho thuê, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc thuê đất của các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân để sản xuất lúa theo quy định của pháp luật về đất đai.
Video đang HOT
Cũng theo Quyết định 606, diện tích sản xuất lúa theo kế hoạch, phương án hoặc dự án xây dựng vùng nguyên liệu đã được phê duyệt nhưng thương nhân không tổ chức mua thóc, gạo được sản xuất ra sẽ không được tính khi cơ quan có thẩm quyền xác nhận kết quả xây dựng vùng nguyên liệu, trừ các trường hợp do các sự kiện bất khả kháng như thiên tai, bão lụt, dịch bệnh…; thóc, gạo hàng hóa không bảo đảm chất lượng theo hợp đồng đã ký; hộ nông dân trồng lúa, đại diện của nông dân tự phá vỡ hợp đồng, không bán cho thương nhân theo hợp đồng đã ký…
Quyết định 606 có hiệu lực từ ngày 1/3/2015./.
H.Nguyên
Theo_Vietq
Trưởng thôn ăn chặn gạo cứu đói của người nghèo
Sau khi nhận lúa giống và gạo cứu đói của dân, trưởng thôn Cường Thịnh đã mang bán lấy tiền. Nhiều năm sau vụ việc mới được phát giác.
Theo phản ánh của người dân thôn Cường Thịnh (xã Yên Hùng, huyện Yên Định, Thanh Hóa), năm 2013, Công ty lúa giống Thái Bình cung cấp giống BC15 cho dân nhưng do giống không đảm bảo nên sau đó Cty này đã có chính sách hỗ trợ lại cho dân. Ngày 31/12/2013, Trưởng thôn Cường Thịnh là ông Lê Quang Trung nhận từ UBND xã 74,8kg lúa giống, của 49 hộ dân. Nhưng ông Trung chỉ cấp cho 2 hộ với số lượng 4kg, số lúa giống còn lại ông mang bán lấy tiền với đơn giá 50.000đ/kg.
Không chỉ lúa giống, gạo cứu đói cho người nghèo cũng bị vị trưởng thôn này nhận về rồi... bán. Đó là số gạo cứu đói vào năm 2011, trong thôn có 3 hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là hộ bà Lê Thị Lộc, ông Lê Văn Hưng và ông Lê Đắc Duẫn. Thôn đã lập danh sách và gửi về UBND xã đề nghị được hỗ trợ gạo. Sau khi nhận được danh sách đề nghị hỗ trợ của thôn, xã Yên Hùng đã cấp cho 3 hộ với 7 khẩu trên 90 kg gạo.
Kết quả kiểm tra của UBND xã Yên Hùng
Trưởng thôn Lê Quang Trung đích thân lên xã đi nhận gao rồi cấp cho hai hộ là hộ ông Hưng và hộ bà Lộc với số gạo 50kg. 40kg gạo còn lại, vị trưởng thôn này không cấp cho hộ ông Duẫn mà mang bán.
Ông Lê Đình Sâm, thôn Cường Thịnh bức xúc: "Bao nhiêu lần họp dân, chúng tôi đều nói về việc trả lại lúa cho chúng tôi nhưng ông Trung vẫn cứ nói là không có. Ngay cả việc ăn chặn lúa của người nghèo cũng vậy, ông ấy cũng chối là không có, ai phát biểu trong hội nghị cũng bị ông ấy chửi. "Ỉm" lúa của dân đã là quá đáng đằng này ăn cả mấy cân gạo cứu đói thì không thể chấp nhận được. Mấy năm trời không trả, đến lúc chúng tôi mang đơn đi tố cáo, mới đây thanh tra vô cuộc, ông ấy mới chịu trả lại".
Ngoài 2 vấn đề trên, người dân còn tố cáo một số nội dung khác cũng được chính quyền địa phương kiểm tra, kết luận có sai phạm như: thu quỹ làng Quãng Hán vụ 5/2014 theo kế hoạch chỉ đề ra thu 6.000 đồng/hộ nhưng thôn đã thu 10.000 đồng/hộ; thu quỹ thiếu niên vụ 5/2014 chỉ đề ra thu 30.000 đồng/hộ nhưng thôn đã tự ý thu 50.000 đồng/hộ...
Khoản tiền giao thông nông thôn 8 vụ trưởng thôn thu từ năm 2010-2013 với số tiền hơn 1 tỉ đồng thế nhưng khi hoàn thiện xong công trình, trưởng thôn Lê Quang Trung cũng không báo cáo công khai để bà con được biết số tiền thừa thiếu như thế nào.
Ông Lê Đình Sâm, thôn Cường Thịnh bức xúc kể tội vị trưởng thôn
Tại biên bản thanh tra của UBND xã đã yêu cầu ông Trung nộp lại ngân sách xã số tiền gần 45 triệu đồng ông Trung đang giữ từ cân đối thu chi để xã quản lý cho đến khi nào nhân dân thống nhất chi vào việc gì thì xã mới xuất chi.
Ông Lương Văn Khánh, Chủ tịch UBND xã Yên Hùng đã xác nhận sự việc trên. Theo ông Khánh, việc ông Trung, thôn trưởng thôn Cường Thịnh bán lúa giống của dân và bán gạo cứu đói là có thật. Việc này, được thông qua chi bộ và số tiền dùng vào việc chung. Sau khi nhận được đơn tố cáo của nhân dân, xã đã cho thanh kiểm tra. Hiện, ông Trung đã trả lại tiền bán lúa giống cho các hộ gia đình, chỉ còn hộ ông Lê Đắc Liêm chưa nhận với số tiền 45.000đ.
"Gạo cứu đói thì ông Trung đã bán cho hai hộ dân, mỗi hộ 10kg, còn 20kg ông Trung giữ sử dụng. UBND xã cũng đã chỉ đạo ông Trung trả lại 40kg cho gia đình ông Duẫn vào tháng 12 vừa qua" - ông Khánh cho biết thêm.
Cũng theo ông Khánh thì xã vừa có quyết định tạm đình chỉ công tác cấp ủy đối với ông Lê Quang Trung - Trưởng thôn; ông Phạm Hùng Tiêu - Bí thư chỉ bộ thôn và ông Lê Văn Sỹ - cấp ủy thôn để tiến hành các bước, xem xét hình thức kỷ luật.
Về hướng xử lý tiếp theo, ông Nguyễn Đăng Nhượng, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Định cho biết: "Huyện đã nhận được nội dung phản ánh của nhân dân cũng như báo cáo kiểm tra của UBND xã. Hiện chúng tôi đang chỉ đạo Thanh tra huyện kiểm tra, rà soát và có hướng xử lý đúng người, đúng tội".
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Cháy kho phế liệu nằm trong khu dân cư, dân hoảng loạn Khoảng 15 giờ ngày 6-3, tại khu phố 2, phường An Bình, TP. Biên Hoà, Đồng Nai đã xảy ra một vụ cháy khiến một phần kho phế liệu bị thiêu rụi hoàn toàn. Hiện trường vụ cháy kho phế liệu Người dân sống tại khu vực cho biết, vào thời điểm trên họ phát hiện ngọn lửa bất ngờ bốc cháy từ...