Liên kết sản xuất – tiêu thụ nông sản
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định ban hành chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn (có hiệu lực thi hành từ ngày 10.12.2013); trong đó quy định cụ thể chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp, nông dân, tổ chức đại diện cho nông dân.
ảnh minh họa
Đây chính là lĩnh vực nhiều năm qua việc triển khai thực hiện ở các địa phương vùng ĐBSCL lộ diện không ít bất cập, hiệu quả thấp. Gần đây, tại một số tỉnh, thành hoạt động này đã có chuyển biến nhất định.
Năm 2013, mô hình “cánh đồng liên kết” sản xuất lúa ở Đồng Tháp đạt quy mô trên 51.000ha, có gần 95.000 tấn lúa được tiêu thụ theo hợp đồng giữa 7 doanh nghiệp với hợp tác xã và nông dân. Vụ đông xuân 2013 – 2014 hiện trên 40.000ha lúa ở Đồng Tháp đã có ký kết hợp đồng tiêu thụ. Tại TP.Cần Thơ, đến trung tuần tháng 10 có 14 doanh nghiệp đăng ký tham gia xây dựng vùng nguyên liệu, tiêu thụ lúa hàng hóa vụ đông xuân 2013 – 2014 (diện tích trên 19.000ha) với phương thức ứng trước giống, vật tư nông nghiệp và bao tiêu sản phẩm với giá cao hơn giá thị trường cùng thời điểm 100 – 200 đồng/kg lúa.
Video đang HOT
Với mục tiêu đẩy mạnh hợp tác liên kết sản xuất – tiêu thụ hàng hóa nông sản, từ đầu năm tới nay, các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất ở Đồng Tháp cũng đã ký 16 biên bản ghi nhớ với các doanh nghiệp TPHCM. Sản phẩm được ký kết bao gồm: Xoài Cao lãnh, hoa – kiểng Sa Đéc, gạo thơm, heo, hạt sen tươi…
Tuy nhiên, theo Cty Lương thực Sông Hậu (Cần Thơ), việc triển khai liên kết sản xuất vẫn còn một số khó khăn: Một số cán bộ ấp, xã chưa nắm rõ thông tin, hợp tác chưa chặt chẽ; hạ tầng vùng nông thôn còn bất cập; việc vận chuyển lúa tươi về kho doanh nghiệp chưa thuận lợi…
Sở Công thương Đồng Tháp cũng cho rằng, việc triển khai các dự án theo nội dung hợp đồng đã ký kết với các doanh nghiệp TPHCM, còn nhiều yếu tố phải giải quyết (hàng hóa đủ số lượng, đạt đủ điều kiện phía nhà tiêu thụ yêu cầu…). Do đó, cần tạo một vùng nguyên liệu tập trung, cơ sở làm đầu mối liên kết để thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình thu mua…
Vấn đề đặt ra là, từ chính sách Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành, các địa phương vùng ĐBSCL sẽ triển khai ra sao, cụ thể hóa như thế nào tại địa phương mình để tháo gỡ những khó khăn, bất cập lâu nay trong hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản?
Theo Laodong
CCB và VietJetAir ký Hợp đồng hợp tác chiến lược toàn diện
Ngày 31/10, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB), Công ty CCB Leasing và VietJetAir đã cùng ký kết Hợp đồng hợp tác chiến lược toàn diện về việc cung cấp tài chính cho vay, thuê mua máy bay, động cơ và các vật tư hàng không có giá trị cao.
Các bên cùng cam kết dành cho nhau những chính sách ưu tiên và ưu đãi trên nguyên tắc hợp tác của các đối tác chiến lược quan trọng.
CCB và VietJetAir ký Hợp đồng hợp tác chiến lược toàn diện
CCB là Ngân hàng lớn thứ 2 của Trung Quốc, cũng là 1 trong những ngân hàng lớn nhất thế giới với tổng tài sản 2,242 tỷ USD đến cuối năm 2012; 13.600 chi nhánh; 275.000 nhân viên. CCB cũng đã mở chi nhánh tại Việt Nam.
Công ty CCB Leasing là Công ty thành viên của Tập đoàn CCB với vốn điều lệ 854 triệu USD, tổng tài sản khoảng 10 tỷ USD.
Đây là bước đi mở đầu cho việc thu xếp tài chính cho thỏa thuận đặt mua 100 máy bay của VietJetAir vừa ký kết với Airbus. Những máy bay đầu tiên sẽ được giao hàng ngay trong năm tới, phục vụ kế hoạch phát triển của VietJetAir, xây dựng đội máy bay mới, hiện đại bậc nhất trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
Ngay sau lễ ký, các bên cùng tham dự sự kiện đón máy bay thế hệ mới nhất A-320 Sharklet mang biểu tượng Pepsi tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Vương Hằng
Theo ANTD
Đồng ý giải tỏa 12 cửa hàng xăng dầu Ngày 10-10, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đã có ý kiến chỉ đạo về kết quả kiểm tra các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn. Về đề xuất di dời, giải tỏa 12 cửa hàng xăng dầu vì "không đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy, nằm trong khu dân cư, diện tích...