Liên kết sản xuất, tiêu thụ giữa hợp tác xã và doanh nghiệp
Trong khi sản xuất và tiêu thụ nông sản là hai khâu không thể tách rời, hợp tác xã đóng vai trò kết nối người sản xuất với doanh nghiệp, thị trường và là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ phát triển.
Dưa lưới trồng trong nhà màn tại Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau an toàn xã Long Thuận (Hồng Ngự, Đồng Tháp). Ảnh minh họa: Chương Đài/TTXVN
Thực tế, việc liên kết sản xuất, tiêu thụ giữa hợp tác xã và doanh nghiệp đã mang lại những kết quả tích cực. Qua thực hiện các hợp đồng liên kết giúp nông dân ngày càng nhận thức rõ hơn về lợi ích của việc sản xuất an toàn, đảm bảo chất lượng cao theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và nhu cầu của thị trường.
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Đồng Tháp, hiện nay, việc phát triển hợp tác xã gắn với chuỗi giá trị là hết sức cần thiết, phù hợp với định hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung. Song, để đẩy mạnh việc tổ chức liên kết sản xuất nông nghiệp, hình thành chuỗi liên kết hoàn chỉnh cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các chủ thể gồm: hợp tác xã, doanh nghiệp và chính quyền các địa phương.
Sự liên kết này giúp các hợp tác xã xây dựng quy trình sản xuất theo hướng an toàn; kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, liên kết sản xuất theo chuỗi gắn với tiêu thụ; tổ chức nâng cao năng lực, trình độ, kỹ năng cho cán bộ quản lý hợp tác xã, kỹ năng đàm phán trong ký kết hợp đồng… Từ đó giúp thành viên hợp tác xã hiểu được nhu cầu của người tiêu dùng thế giới, làm ra những sản phẩm theo yêu cầu, với giá trị kinh tế cao hơn, thay vì sản xuất và tiêu thụ theo truyền thống “bán cái mình có” như trước.
Video đang HOT
Theo bà Lê Phương Chi, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ, sản xuất thanh long Hàm Minh 30 (tỉnh Bình Thuận), sản xuất thanh long sạch theo hướng VietGAP, Global GAP mở ra một hướng đi an toàn và bền vững cho trái thanh long, cũng là xu hướng chung của thế giới. Để tồn tại người nông dân không còn cách nào khác phải tham gia vào chuỗi sản xuất thanh long an toàn.
Không chỉ sản xuất thanh long an toàn, Hợp tác xã Hàm Minh 30 còn ký kết hợp đồng với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm và ký hợp đồng với nông dân để sản xuất theo quy trình liên kết chuỗi giá trị. Từ đó tạo nên chu trình khép kín trong sản xuất, thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu thanh long; khuyến khích tiêu thụ nông sản bằng hợp đồng có định hướng.
Sau 5 năm hoạt động, sản phẩm trái thanh long của hợp tác xã này đã xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Hàn Quốc, với sản lượng 60 tấn/năm; đồng thời cung cấp sản phẩm trái tươi cho các đối tác xuất khẩu đi các thị trường châu Âu, với sản lượng 100 tấn/năm… Nhờ vậy, sản xuất và thu nhập của các thành viên trong hợp tác xã cao hơn so với trước đây.
Từ các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi này, hợp tác xã phát triển 2 sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, gồm: trái thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng. Hợp tác xã cũng đã bước đầu chế biến sản phẩm thanh long sấy khô, bà Lê Phương Chi chia sẻ.
Khảo sát tại các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp khác, các thành viên cho rằng, thông qua các hợp tác xã, thành viên hợp tác xã có thêm nhiều cơ hội kết nối trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, các hoạt động tuân theo chuỗi sản xuất nên mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm nông nghiệp nhờ đó cũng khẳng định chất lượng, thương hiệu trên thị trường.
Ông Từ Văn Hay (dân tộc Chăm) ở xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận cho biết, trước đây gia đình ông chỉ trồng rau màu và bán tự do ra các chợ nên đầu ra không ổn định, thu nhập rất bấp bênh. Từ khi tham gia vào Hợp tác xã Tuấn Tú, gia đình ông đã chuyển đổi sang trồng cây măng tây. Gia đình ông được hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, thông tin thị trường nên việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thuận lợi. Đời sống gia đình được cải thiện, đã thoát nghèo và dần vươn lên thành hộ khá trong vùng.
Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, cả nước hiện có 1.718 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, 3.913 hợp tác xã sản xuất gắn với chuỗi giá trị, tăng 1,5 lần so với năm 2019.
Những năm qua, kinh tế tập thể hợp tác xã đã đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định giá cả và kiềm chế lạm phát, tăng kim ngạch xuất khẩu, tái cơ cấu nền kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Cùng với đó, đóng góp vàoo xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, đặt biệt tại địa bàn dân tộc thiểu số và miền núi.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, chiến lược các hợp tác xã đề ra là tổ chức sản xuất nông nghiệp gắn với sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho thành viên, phát triển các mô hình kinh tế tập thể trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản… gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển sản phẩm chủ lực tại địa phương.
Với chiến lược này, các thành viên bên ngoài hợp tác xã cũng có nguyện vọng được tham gia vào hợp tác xã để cùng chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm sản xuất, đặc biệt là sự tương tác, hỗ trợ lẫn nhau trong tiêu thụ hàng hóa, thương mại đạt giá trị kinh tế cao nhất.
Yên Bái trao quyết định đầu tư cho 11 dự án trị giá hơn 800 tỷ đồng
Chiều 19-3, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Hội nghị nhằm đánh giá tình hình phát triển của doanh nghiệp, cũng như những đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Yên Bai.
Năm 2020, trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 song các doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh không ngừng nỗ lực, chủ động vươn lên, tìm kiếm, tiếp cận các thị trường mới, đa dạng hóa sản phẩm để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiếp tục có những đóng góp quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đa co 291 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký hơn 3.200 tỷ đồng (tăng 40 doanh nghiệp so với năm 2019); thành lập mới 93 hợp tác xã, với tổng vốn điều lệ hơn 224 tỷ đồng. Sô thuế các doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước là 1.251 tỷ đồng (chiếm 62% tổng thu cân đối, tăng 79 tỷ đồng so với năm 2019). Các doanh nghiệp góp phần giải quyết việc làm cho hơn 39.860 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân khoảng 5,4 triệu đồng/người/tháng.
Trong năm 2020, có 71 dự án đầu tư của các doanh nghiệp, nhà đầu tư được cấp Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 4.580 tỷ đồng và hơn hai triệu USD (tăng 10 dự án so với cùng kỳ). Hiên, toan tinh co 522 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 112.450 tỷ đồng và 381 triệu USD.
Tại Hội nghị, đại diện các tập đoàn, các doanh nghiệp, nhà đầu tư cung trao đổi, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh mới; để các cơ quan nhà nước lắng nghe các ý kiến chia sẻ, những kiến nghị, đề xuất từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và nhà đầu tư. Các doanh nghiệp cũng mong muốn tỉnh tiếp tục quan tâm, tạo môi trường sản xuất kinh doanh và đầu tư thuận lợi, có những chính sách hỗ trợ mang tính lâu dài có hiệu quả, dễ thực hiện; giảm áp lực về thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp.
Để hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra với phương châm "Chính quyền luôn đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân", UBND tỉnh Yên Bai cam kết sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngành, các địa phương luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, doanh nhân, nỗ lực tối đa để tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững.
Tại Hội nghị, UBND tỉnh Yên Bai trao quyết định chủ trương đầu tư cho 11 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 800 tỷ đồng.
Triển vọng ngành thép trong năm mới Trong năm 2021, ngành thép Việt Nam được kỳ vọng sẽ có thêm nhiều điều kiện, cơ hội để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường mới. Tiếp tục bứt phá hơn nhờ hưởng lợi từ việc đẩy mạnh đầu tư công cũng như thị trường bất động sản nhà ở có thể nóng trở lại. iều này sẽ có...