Liên kết sản xuất, làm giàu từ nguồn vốn Hội
Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), hàng nghìn nông dân trên địa bàn tỉnh Nam Định đã liên kết thành lập tổ, nhóm để xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả.
Thu nhập bình quân của hộ vay vốn từ Quỹ HTND tăng thêm từ 10 – 20% so với trước khi tham gia dự án.
Hơn 3.800 hộ vay vốn
Anh Nguyễn Văn Chính (ở xóm Liên Phong, xã Giao Phong, huyện Giao Thủy) là một trong hàng nghìn hộ sử dụng hiệu quả vốn vay Quỹ HTND. Được vay 50 triệu đồng từ nguồn Quỹ HTND, anh Chính đầu tư nuôi ngao, vạng giống cung ứng cho các hộ nông dân ở địa phương và các xã lân cận. Hiện khu nuôi trồng thủy sản của gia đình anh có diện tích 0,5ha. Theo kế hoạch, năm nay anh xuất bán 5 tấn ngao, vạng giống. Doanh thu của trang trại đạt 600 triệu đồng, trừ mọi chi phí anh lãi 200 triệu đồng.
Tương tự anh Chính, hộ anh Vũ Văn Tiệp (ở xóm Liên Phong, xã Giao Phong, huyện Giao Thủy) cũng được vay 50 triệu đồng nguồn vốn Quỹ HTND để phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản. Anh đang nuôi cá vược và ngao giống trên diện tích hơn 1,2ha. Mô hình giúp cuộc sống của gia đình anh ngày càng khá giả.
Từ nguồn vốn vay Quỹ HTND, nhiều nông dân Nam Định đầu tư nuôi trồng thủy sản hiệu quả. (ảnh: Thu Hà)
Ông Nguyễn Hùng Mạnh – Chủ tịch Hội ND tỉnh Nam Định cho biết: “Để hỗ trợ hội viên nông dân có thêm nguồn lực phát triển sản xuất, từ năm 2007, Hội ND các cấp trên địa bàn tỉnh Nam Định đã triển khai xây dựng Quỹ HTND. 12 năm triển khai hoạt động, đến nay có 9/10 huyện đã có Quỹ HTND (đạt 90%); 179/212 cơ sở Hội có Ban vận động Quỹ HTND (đạt 80,6%)”.
Năm 2013, tổng nguồn vốn hoạt động Quỹ HTND toàn tỉnh đạt trên 16 tỷ đồng cho 900 hộ vay. Đến hết năm 2018 tăng lên 24,1 tỷ đồng cho 1.025 hộ vay.
Với nguồn vốn trên, 5 năm qua Hội ND các cấp trong tỉnh đã hỗ trợ 3.826 hội viên vay với số vốn 78 tỷ 640 triệu đồng thông qua 119 dự án với 32 tổ hợp tác, 14 tổ hội nghề nghiệp và 1 hợp tác xã.
Điểm đáng chú ý, để phát huy hiệu quả nguồn vốn Quỹ HTND, phương thức cho vay được đổi mới từ cho vay theo chi, tổ Hội chuyển sang cho vay theo dự án. Quy mô đầu tư vốn cho một dự án được nâng từ 300 triệu lên 1 tỷ đồng. Nhiều mô hình vay, sử dụng vốn hiệu quả cao như: Tổ hợp tác nuôi cá lóc bông tại Nghĩa Lợi, tổ hợp tác nuôi cá bống bớp tại Thị trấn Rạng Đông (Nghĩa Hưng); tổ hợp tác nuôi cá diêu hồng tại Hải Châu (Hải Hậu); tổ hợp tác nuôi cá trắm đen tại Mỹ Hà (Mỹ Lộc); phát triển nghề mộc tại Xuân Phương (Xuân Trường), thị trấn Cổ Lễ (Trực Ninh), Yên Ninh (Ý Yên)… Qua đó tăng thu nhập, cải thiện đời sống hội viên nông dân, góp phần tích cực phát triển kinh tế tập thể ở nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Video đang HOT
Phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn 10%/năm
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND các cấp, vừa qua, Hội ND tỉnh đã xây dựng Đề án “Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ HTND các cấp tỉnh Nam Định giai đoạn 2019-2023″ nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ của các cấp Hội trong toàn tỉnh đối với công tác xây dựng, quản lý, điều hành Quỹ HTND.
Theo đó, đề án đề ra mục tiêu 100% Hội ND các cấp trong tỉnh kiện toàn, củng cố, thành lập Ban vận động quỹ. Huy động tăng trưởng nguồn vốn 10% mỗi năm so với nguồn vốn hiện có; phấn đấu đến năm 2020, nguồn quỹ cấp tỉnh đạt 3 tỷ đồng; nguồn quỹ cấp huyện đạt bình quân 300 triệu đồng/huyện; 100% cấp cơ sở vận động được vốn đạt từ 30 triệu đồng/cơ sở.
Mục tiêu đến năm 2023 nguồn quỹ cấp tỉnh đạt 4 tỷ đồng; nguồn quỹ cấp huyện đạt 400 triệu đồng/huyện, cấp cơ sở vận động đạt 35 triệu đồng/cơ sở. 100% cơ sở Hội thành lập các mô hình kinh tế tập thể, tổ hợp tác gắn với sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn. Trong đó: 90% tổ hợp tác, hợp tác xã do Hội thành lập được vay vốn từ nguồn Quỹ HTND các cấp. 100% thành viên các tổ hợp tác, hợp tác xã… được vay vốn từ Quỹ HTND tổ chức sinh hoạt định kỳ; 100% số hộ vay vốn được tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, học tập kinh nghiệm và được kiểm tra, giám sát theo quy định.
Theo Danviet
Nam Định: Lãng tử bỏ lương nghìn đô về làng trồng..."rau vua"
Đang có mức lương hàng nghìn đô mỗi tháng nhưng với niềm đam mê nông nghiệp, đặc biệ "bị ám ảnh" với cây măng tây, anh Trần Hữu Chung (41 tuổi) trú tại xóm 5, xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy (Nam Định) đã quyết định về làng bắt tay xây dựng mô hình trang trại trồng măng tây-thứ cây được ví như..."rau vua".
Bỏ lương cao vì đam mê nông nghiệp
Hơn 3 năm trước, anh Trần Hữu Chung làm việc cho một công ty xây dựng với mức lương 2.500 USD/tháng. Mức lương này nhiều người mơ ước cũng khó có được.
Để có được mức lương cao như vậy, anh Chung phải cố gắng phấn đấu trong 15 năm liền từ khi tốt nghiệp đại học và trãi qua nhiều vị trí khác nhau. Ai cũng nghĩ, anh sẽ yên vị công tác cho đến ngày cầm sổ lương hưu. Nhưng đùng một cái, cuối năm 2016, anh xin nghỉ việc trước sự ngỡ ngàng của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Anh Trần Hữu Chung quyết định bỏ lương nghìn đô để về quê lập nghiệp với mô hình măng tây xanh.
Bỏ việc nghìn đô mỗi tháng, mọi người ai cũng ngỡ ngàng và thấy tiếc cho anh, nhưng anh Chung lại thấy bình thường. Việc quyết định bỏ việc về quê được anh đã ấp ủ từ trước và có kế hoạch từ trước. Vì thế khi rời nghề kỹ sư xây dựng, anh đã có một số vốn mà mình tích góp được, đủ để về quê lập nghiệp. Trong khi đó ở quê anh thì có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho làm nông nghiệp, nếu làm bài bản thì hoàn toàn có thể làm giàu được.
Anh Chung chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN : "Đi làm công ty tuy lương cao, đáp ứng được cuộc sống cho gia đình. Nhưng chán với cảnh ngột ngạt, bon chen trên Hà Nội, cùng với công việc bận tối mắt tối mũi, bất kể giờ giấc khiến tôi nhiều khi mệt mỏi, càng muốn về quê. Sau đó, tôi quyết định trở về Nam Định lập nghiệp theo đam mê nông nghiệp và thích trồng rau, trồng cây cối của mình".
Anh Chung chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN rằng, măng tây xanh là loại rau cao cấp, hay còn được gọi là "rau hoàng đế", "rau vua", . Loại thực phẩm này có nguồn gốc từ châu Âu mới du nhập vào Việt Nam mấy chục năm gần đây. Với những tác dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe và hàm lượng dinh dưỡng cao, măng tây xanh đã dần dần đã trở thành loại thực phẩm phổ biến ở nước ta.
Trong thời gian ở trên Hà Nội, anh Chung biết đến cây măng tây vì gia đình anh rất hay mua về sử dụng, sau đó anh vào mạng internet tìm hiểu thì biết được đây là loại rau mệnh danh là "rau hoàng đế", "rau vua", rau dành cho nhà giàu. Trồng măng tây xanh có giá trị kinh tế cao. Nhận thấy ở quê anh có đầy đủ điều kiện đất đai để trồng loại rau nhiều dinh dưỡng này với quy mô lớn, từ đó anh ấp ủ dự định về quê trồng măng tây xanh.
Để có đất làm trang trại trồng măng tây xanh, anh Chung tìm đến UBND xã Giao Lạc xin đấu thầu hơn 8ha đất trồng lúa kém hiệu quả của địa phương rồi đổ đất bồi thêm để cải tạo thành vườn. Hơn 8 ha mặt ruộng chiêm trũng ngày nào, mất hơn 2 năm cải tạo đã biến thành một mảnh vườn phẳng tắp rộng lớn, cho thỏa sức đam mê trồng trọt của mình.
Cận cảnh siêu trang trại măng tây xanh của anh kỹ sư xây dựng Trần Hữu Chung ở Giao Thủ, tỉnh Nam Định.
Thành công với mô hình măng tây
Sau khi có mặt bằng như ý muốn, anh kỹ sư xây dựng lại cẩn thận bắt tay vào cải tạo đất, vì ở gần biển thường đất hay chua và nhiễm mặn không thể trồng cấy được ngay. Cuối năm 2018, anh quyết định đưa cây măng tây xanh về trồng thử nghiệm. "Đầu tiên, tôi mua giống về để trồng thử khoảng 3 sào măng tây. Do nắm bắt được kỹ thuật trồng măng tây trước đó nên từ khâu làm đất và chăm sóc làm đúng quy trình, cây măng phát triển rất tốt..." - anh Chung thổ lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Dẫn phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN đi thăm quan mô hình trồng măng tây xanh, anh Chung vui vẻ cho biết, sau khi trồng thử nghiệm thấy cây măng tây phát triển tốt, gia đình anh tiếp tục mở rộng mô hình. Hiện diện tích măng tây của gia đình anh rộng tới hơn 2 ha, trong số đó có nhiều diện tích đã bắt đầu cho thu hoạch măng.
Công nhân đang sơ chế măng tây sau khi thu hoạch ở trang trại của gia đình anh Chung.
Anh Chung cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN biết, măng tây là loại cây chỉ trồng 1 lần nhưng cho thu hoạch kéo dài từ 5 đến 8 năm, sản lượng cao nhất thường tập trung từ năm thứ 3 đến năm thứ 5. Vì vậy phải bắt đầu từ năm thứ 2 trở đi, sản lượng măng tây của gia đình anh mới cao vào ổn định theo các năm.
"Hiện diện tích măng tây cho thu hoạch chỉ mới được tầm 7.000m2, còn lại chủ yếu là diện tích mới trồng được vài tháng. Với 7.000m2 này, mỗi ngày tôi cũng thu măng bói được khoảng hơn 20kg măng tây xanh để bán, sang năm thứ 2 sản lượng sẽ cao và ổn định gấp nhiều lần, mang lại một khoản doanh thu lớn cho gia đình tôi" - anh Chung chia sẻ.
Theo anh Chung, cây măng tây xanh sinh trưởng chủ yếu nhờ phân hữu cơ, nước sạch. Sau một đêm, cây măng có thể dài thêm từ 10 - 15 cm. Cây chủ yếu sinh trưởng trong đêm nên người trồng thường thu hoạch vào khoảng 5 - 6 giờ sáng lúc măng tươi, giòn, chưa lên bông. Nếu chăm sóc tốt, và vào năm thứ 2 mỗi ngày một sào măng tây xanh có thể thu hoạch từ 3- 4 kg măng tươi. Tùy thuộc vào chất lượng và chủng loại mỗi kg măng tây thương phẩm hiện có giá dao động từ 50.000 - 70.000 đồng/kg.
"Chi phí đầu tư ban đầu cho 1 sào khoảng 15 triệu đồng, sau 6 tháng gieo trồng, chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, cây măng tây xanh sẽ cho thu hoạch kéo dài từ 5 - 7 năm. Thông thường, cây măng tây xanh cho thu hoạch liên tục trong vòng 3 tháng rồi nghỉ một tháng để dưỡng cây", trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh Trần Hữu Chung cho hay.
Trồng măng tây xanh ít tốn công chăm sóc, bón phân, ít phải phun thuốc, khi có sâu bệnh dùng chế phẩm sinh học xịt nên rất an toàn. Cây măng tây sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu khô hạn, người trồng lắp đặt thêm hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây để tối ưu hóa chi phí đầu tư.
"So với các loại cây rau khác thì cây mang tây mang lại giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần và đầu ra của măng tây lại ổn định. Vì vậy, thời gian sắp tới tôi sẽ trồng thêm 2 ha măng tây, nâng tổng diện tích măng tây của gia đình là 4ha"- anh Chung vui vẻ nói thêm.
Về kinh nghiệm trồng măng tây xanh, kỹ thuật trồng măng tây xanh, theo anh Chung, người trồng măng tây phải biết chăm sóc đúng kỹ thuật thì cây mới phát triển và cho năng suất cao. Cần tạo luống có độ cao từ 20 đến 30 cm để cây khỏi bị ngập úng. Mỗi tháng 2 lần bón phân hữu cơ và hằng ngày tưới nước tạo độ ẩm cho câymăng tây xanh phát triển....
Theo Danviet
Hội Nông dân BR-VT: Vốn nhỏ giúp nông dân lập trang trại lớn Những năm qua, nhờ chủ động tham mưu, tích cực vận động cũng như sử dụng hiệu quả nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội ND các cấp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã giúp nhiều hộ hội viên không chỉ thoát nghèo mà vươn lên khá giàu bằng các mô hình kinh tế. Động lực giúp nông dân vươn lên Trên...