Liên kết sản xuất an toàn khôi phục vùng chè quý
Để giúp nông dân nâng cao giá trị kinh tế từ cây chè, những năm qua ngành nông nghiệp Hà Nội đã tập trung xây dựng nhiều mô hình sản xuất chè an toàn theo hướng VietGAP. Hiện thành phố đã có trên 3.000ha chè tại Ba Vì, Sóc Sơn, Chương Mỹ…
Khôi phục thương hiệu chè Long Phú
Thôn Long Phú, xã Hòa Thạch (Quốc Oai, Hà Nội) vốn là vùng chè nổi tiếng của huyện Quốc Oai, tuy nhiên do không được quan tâm chăm sóc nên năng suất và chất lượng chè nơi đây khá thấp.
Ông Lê Đình Long – Giám đốc Hợp tác xã Long Phú cho biết: “Chè Long Phú vốn nổi tiếng, từng được xuất khẩu sang thị trường Đông Âu. Sau khi khối Đông Âu tan rã, việc tiêu thụ chè Long Phú trở nên khó khăn. Đặc biệt, từ sau khi Công ty Chè Long Phú không thu mua chè cho nông dân, sản xuất chè tại Long Phú gần như đình trệ”.
Thực hiện mô hình trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP, nhiều xã viên Hợp tác xã Nông nghiệp Long Phú, xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội đã có thu nhập khá. Ảnh: Anh Tuấn
Năm 2013, HTX Nông nghiệp Long Phú ra đời với 228 hộ trồng chè – tiền thân là công nhân Nhà máy Chè Long Phú. HTX Long Phú đã phối hợp với Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội triển khai mô hình sản xuất chè an toàn. HTX đã vận động, hướng dẫn các hộ dân ở thôn Long Phú trồng mới, cải tạo giống chè già cỗi với diện tích 4ha và trồng 10ha chè theo tiêu chuẩn VietGAP.
Là một trong những hộ dân tham gia trồng chè VietGAP, ông Trương Văn Hồng, xã Hòa Thạch cho biết: Hạch toán kinh tế cho thấy, mô hình sản xuất chè VietGAP cho năng suất chè khô trung bình đạt 1,5 tấn/ha/năm, giá trị đạt 225.000 đồng/kg, cao gấp 1,5 lần so với chè sản xuất đại trà.
Hiện diện tích chè an toàn trên địa bàn xã Hòa Thạch đã được mở rộng ra khoảng 20ha với 34 hộ sản xuất. Theo ông Long, chè Long Phú được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nên giá trị sản phẩm vì vậy cũng được tăng từ 15-20%. Tuy nhiên, hiện việc duy trì và phát triển diện tích chè sạch theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Hòa Thạch vẫn còn khó, khăn nhất là đầu ra chưa ổn định, sức cạnh tranh chưa cao.
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất
Video đang HOT
Hiện, toàn TP.Hà Nội có khoảng 3.200ha chè, được phân bố tập trung chủ yếu tại các vùng đồi gò, bán sơn địa của một số huyện như: Ba Vì, Sóc Sơn, Quốc Oai, Chương Mỹ… Cây chè được xác định là cây trồng chủ yếu trong phát triển kinh tế ở đây. Tuy nhiên nhiều năm qua, người trồng chè Hà Nội đứng trước nhiều khó khăn do sản xuất truyền thống manh mún; chế biến, tiêu thụ sản phẩm nhỏ lẻ và còn nhiều diện tích chè nhiều năm tuổi năng suất thấp.
Trước vấn đề này, Hà Nội đã thực hiện đề án “Phát triển sản xuất và tiêu thụ chè an toàn TP.Hà Nội” giai đoạn 2012 – 2016. Bà Hoàng Thị Hòa – Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội cho biết: “Hiện, toàn thành phố đã trồng mới và trồng thay thế được 182ha chè bằng những giống chè mới có năng suất như: LDP1, LDP2, Phúc Vân Tiên. Bên cạnh đó cũng phát triển chăm sóc, thâm canh chè an toàn được 345ha, trong đó có 110ha chè sản xuất theo VietGAP. Đồng thời áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa cơ giới vào sản xuất, chế biến chè được được 100ha”.
Bà Hòa khẳng định: Qua các lớp tập huấn trình độ sản xuất chè của nông dân đã nâng cao rõ rệt, năng suất chè đã tăng từ 10 – 15%… Hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè tại các mô hình tiêu biểu đạt 120 – 150 triệu đồng/ha, có hộ đạt 200 triệu đồng/ha. Đặc biệt chất lượng chè đã nâng cao theo hướng an toàn cho người tiêu dùng.
Theo Danviet
Quảng Ngãi: Chỉ 5.000 đồng là ăn được đặc sản "lưỡi rồng" như có gai
Được ví là đặc sản và sạch "100%" thế nhưng chỉ cần 5.000 đồng là có thể mua được khoảng 0,5 kg "lưỡi rồng", đủ nấu cả nồi canh lớn dùng cho cả gia đình.
Giải thích về tên gọi này, nhiều người dân vùng biển xã Phổ Châu, huyện Đức Phổ cho biết: "Có lẽ do hình thù của nó giống như lưỡi rồng (lưỡi long) nên mới gọi như vậy". Theo các bậc cao tuổi nơi đây thì cây lưỡi rồng ở Phổ Châu có nguồn gốc từ các tỉnh Nam Trung bộ, được cha ông đưa về trồng ở vùng đất này từ rất lâu rồi.
Theo người dân xã Phổ Châu, có lẽ do có hình dáng giống lưỡi rồng (lưỡi long) nên mới đặt tên nó như vậy.
Qua quan sát cây lưỡi rồng thân mềm và dẹp, mọc thành từng bụi, lùm to. Thân của nó là những mắt, đốt có hình dáng giống như chiếc dép nhưng dày hơn chồng đứng lên nhau với chiều cao khi trưởng thành từ 0,5-1-5m.
Một góc ven vườn nhà trồng lưỡi rồng của người dân Phổ Châu
Dù cùng họ hàng với xương rồng tai thỏ (người dân gọi là xương hùm) mọc hoang khắp nơi ở vùng đất cát, nhưng 2 mặt của lưỡi rồng không có gai dài và sắc nhọn, chỉ có nhú lên từng cụm mềm nhỏ.
Không như cùng loài là xương rồng tai thỏ (lưỡi hùm) đầy gai sắc nhọn dài tua tủa
2 mặt bên của lưỡi rồng chỉ có nhú lên từng cụm mềm nhỏ
Hoa của lưỡi rồng
Cây lưỡi rồng được người dân Phổ Châu trồng dọc ven bờ rào trong vườn nhà. Bộ phận dùng của lưỡi rồng là phần thân nhánh non có màu nõn chuối để nấu canh với tôm, thịt. Không những các loại cây khác, từ khi trồng đến khi thu hoạch người dân để lưỡi rồng phát triển tự nhiên mà không phải chăm sóc, hay bón và phun bất kỳ loại phân thuốc gì.
Việc thu hái lưỡi rồng diễn ra quanh năm
Phần sử dụng là số thân cành non có màu nõn chuối
Ngày trước việc trồng lưỡi rồng chủ yếu là để sử dụng trong gia đình, chứ ít khi mang bán vì thấy cây này lạ nên ít người mua. Tuy nhiên vài năm gần đây, khi biết ngoài nấu canh rất ngon, lưỡi rồng giàu chất xơ, làm mát cơ thể nên ngày càng nhiều người mua. Theo đó không cần phải mang ra chợ, phần lớn lưỡi rồng mà người dân Phổ Châu trồng được thương lái đến tận nhà để mua.
Ngày trước lưỡi rồng trồng chủ yếu là sử dụng chế biến nấu canh trong gia đình
Dù được xem là đặc sản và sạch "100%" nhưng giá bán của lưỡi rồng rất rẻ, từ 5-12.000 đồng/chục (khoảng 0,5 kg). Đủ để nấu cả nồi canh lớn sử dụng cho cả gia đình.
Khoản thu nhập từ bán lưỡi rồng tuy không nhiều nhưng cũng đủ cho nhiều gia đình ở Phổ Châu mua thịt, cá cải thiện bữa ăn cho cả nhà mình.
Việc thu hái lưỡi rồng non diễn ra quanh năm, với thời gian cách nhau từ 5-7 ngày/đợt. Tuỳ theo số lượng trồng của từng gia đình mà tiền bán lưỡi rồng thu về khác nhau, ít thì 50-70.000 đồng/đợt, nhiều thì 200-300.000 đồng/đợt. Khoản thu này tuy không nhiều nhưng cũng đủ cho nhiều gia đình ở Phổ Châu mua thịt, cá cải thiện bữa ăn cho cả nhà mình.
Theo Danviet
Huyện Gia Lâm đã có 100% số xã đạt chuẩn Tại Hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức mới đây, lãnh đạo huyện Gia Lâm đã thông tin về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng NTM 7 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 5 tháng cuối năm 2018. Theo Phó Chủ tịch UBND...