Liên kết nông dân với doanh nghiệp: Đừng hô hào khẩu hiệu nữa
Việc liên kết nông dân với doanh nghiệp không thể dừng lại ở việc hô hào khẩu hiệu, những phong trào hay những đợt vận động nữa.
Sáng 22/7, chương trình “Vì sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam” lần thứ 6 đã diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh với sự tham dự của lãnh đạo hơn 100 doanh nghiệp, 150 chủ trang trại và nông dân sản xuất giỏi trên toàn quốc.
Người nông dân muốn vay được tiền từ các nguồn vốn vay ưu đãi thì phải có phương án sản xuất, tài sản thế chấp và phương án đầu ra. (Ảnh minh họa: KT)
Chương này nhằm tôn vinh các đơn vị, cá nhân có những đóng góp tích cực cho sự phát triển nông nghiệp trong hơn 1 năm qua. Theo đánh giá của các đại biểu tham gia chương trình lần này, sau gần 3 năm thực hiện Quyết định số 62/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, việc liên kết giữa người nông dân và doanh nghiệp vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Một số tỉnh, thành phố được xem là “điểm sáng” của sự liên kết như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Long An… cũng chỉ có một bộ phận nhỏ người nông dân được bao tiêu sản phẩm đầu ra.
Đại diện các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu nông sản cho biết, khó khăn nhất trong việc liên kết với nông dân hiện nay là thói quen sản xuất theo kiểu truyền thống, mang nặng tính tự phát và nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, do trình độ hạn chế nên nông dân không mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất.
Trong khi đó, hoạt động của hội nông dân các cấp chưa mang lại hiệu quả thiết thực, chủ yếu vẫn là hoạt động phong trào, hình thức. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp đều khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Người nông dân muốn vay được tiền từ các nguồn vốn vay ưu đãi thì phải có phương án sản xuất, tài sản thế chấp và phương án đầu ra. Việc phải qua nhiều khâu, nhiều thủ tục khiến bà con không mặn mà với những chính sách vay vốn ưu đãi.
Video đang HOT
Do vậy, các đại biểu cho rằng, muốn liên kết hiệu quả, cần phát huy hơn nữa vai trò của tín dụng trong hỗ trợ doanh nghiệp. Ông Hoàng Mạnh Cường, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Kiên Cường cho biết: “Chính quyền địa phương nói chung, hội nông dân nói riêng phải tổ chức thực hiện nhiệm vụ làm cầu nối để người nông dân liên kết với doanh nghiệp một cách hiệu quả quả hơn. Chúng ta không thể dừng lại ở việc hô hào khẩu hiệu, những phong trào hay những đợt vận động nữa. Mỗi người, mỗi cơ quan làm nhiệm vụ này phải coi mình là người trong cuộc và xác định mình có trách nhiệm trong đó”./.
Thành Trung
Theo_VOV
"Tam nông" thời nay và làm gì với hóa chất nông nghiệp?
Chính hóa chất đã làm thay đổi toàn cảnh nền nông nghiệp VN. Hãy dừng "thuốc BVTV" khi không muốn trở nên hoàn toàn lệ thuộc nước ngoài.
TS. Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD) mới đây có cuộc chia sẻ với Đất Việt về việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp và những vướng mắc của nền nông nghiệp hiện nay cũng như cách khắc phục.
"Tam nông" ngày nay không phải là "Nông nghiệp - Nông thôn - Nông dân" xét theo tiêu chí nông thôn mới. Tam nông phải là cuộc chiến chấm dứt tình trạng lệ thuộc của ngành nông nghiệp vào hóa chất, mục tiêu cụ thể phải là giải quyết tình trạng: "Dân nghiện- Đất nghiện- Nước thoái hóa".
Quá nhiều phân bón hóa học, hạt lúa cũng không còn đúng chất, đúng vị.
"Dân nghiện" là thế nào? Nghiện là tình trạng biết là có hại mà mình vẫn phải dùng, và dùng ngày càng tăng liều, không bỏ nó được. Người nông dân ngày nay đang rơi vào tình trạng lệ thuộc, bị động, khác hoàn toàn với người nông dân xưa kia! Dân nghiện tức là người nông dân đánh mất chính bản thân mình, đặt mình vào tình trạng bị sai khiến, bị "bóc lột tự nguyện" bởi ngành công nghiệp hóa chất ngoại quốc và những thế lực khác dưới cái tên mỹ miều "thuốc bảo vệ thực vật" "thức ăn công nghiệp", "công nghiệp hóa nông thôn"...!
Trước đây, người nông dân hoàn toàn tự chủ với nghề của mình, có kiến thức, kỹ năng, lòng tin và thái độ nghề nghiệp đặc thù, thì nay, nghề nông của dân đã mất thực rồi.
Đứng trước mảnh ruộng của mình, họ không còn biết "xem trời, xem đất, xem mây" để đưa ra quyết định canh tác, không biết cách chọn giống, giữ giống mỗi mùa thu hoạch, không biết làm phân xanh, phân chuồng... Tất cả đều phụ thuộc bên ngoài "cho gì" dùng thế, bảo gì thì làm thế.
Tình trạng nhơn nhơn hoành hành của các loại giống giả, phân giả, "thuốc trừ sâu" giả trên thị trường có phần bởi người nông dân đã bị tước đi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trong các khâu chọn giống, làm phân, làm đất, diệt sâu.. truyền thống. Người nông dân bơ vơ trong chốn thông tin bất định!
Họ đã bị tước mất cái chủ động, sáng tạo, khả năng quyết định riêng của mình với thị trường trong "làm nghề nông".Trồng gì, giống nào, bón phân gì, diệt sâu cách nào, bao giờ làm..tất cả đều đi "hỏi" cửa hàng và lệ thuộc đến mức cho gì dùng thế.
Đã mất đi kinh nghiệm nghe, nhìn cảm nhận riêng về đất, nước, cây, con... hình thành từ đời cha ông truyền lại.
Đâu còn là nghề? Cái gì của nghề để phân biệt giữa một người thanh niên với một lão nông già, ngoài sự lệ thuộc tất tần tật vào bên ngoài?
Thứ hai là đất nghiện. Đất cũng mất đi sự tự chủ của Đất, không còn đúng nghĩa "Đất mẹ" nuôi những cây, con... lớn lên từng ngày đúng nghĩa. Nhìn vào đất, đâu còn sự sống phong phú đang sinh sôi nảy nở từng giây ẩn dưới những gốc cây, ngọn cỏ? Mỗi nhát cuốc lật lên đâu thấy những con giun, nảy giãy dưới ánh mặt trời? Khả năng sinh sôi, tái tạo tự nhiên cho đời sống đang chết dần! Đất đã và đang bị chai đi, vô hồn. Để có cây, có hoa có quả, là những đòi hỏi về phân bón công nghiệp, là những hóa chất trừ sâu, mà người dân được tuyên truyền là "thuốc bảo vệ thực vât"! Bảo vệ được gì và phá đi những gì?
Đất đã mất đi khả năng thiên phú vừa là bà đỡ, vừa là người mẹ, vừa là người bảo vệ cho cây cỏ hoa lá côn trùng, vật nuôi.. muôn loài chung sống. Giờ đây, thu hoạch được bao nhiêu, người nông dân lại dồn đi mua phân, hóa chất trừ sâu bấy nhiêu.
Bởi ngừng bón, ngừng phun, là cây chết, con chết, nguy cơ không còn gì để thu hoạch.
Cộng trừ nhân chia đẩy đủ,tức nếu tính cả phí môi trường, thực chất canh tác ngày nay của người nông dân là âm.
Lãi trước mắt đấy, nhưng là lãi ăn vào người mẹ môi trường, lấy đi của đất, nước, không khí khả năng tự sinh sôi nảy nở của bà mẹ tự nhiên. Cái giá trước sau gì cũng phải trả, nếu thế hệ sau muốn tồn tại và phát triển!
Và nước? Có đất, có nước ắt có cá, tôm, cua, ốc, ếch ... điều giản đơn tự ngàn đời, nay đang mất dần trước mắt chúng ta.
Chả phải đi đâu xa, chính trên mảnh đất này vài chục năm về trước, bước ra khỏi nhà, bất kỳ vũng nước nào, tát cạn là đều cho thu hoạch không thiếu thứ gì: tép, tôm, cua ốc, cá...Trong ký ức tôi, vẫn sống động những trận mưa rào đầu mùa, cá rạch sôi động bên vệ cỏ ven đường, lên tận sân gạch trước cửa.
Theo_Báo Đất Việt
Lạng Sơn: Nông dân lao đao vì bí đao! "Có nhà đã bỏ hết ruộng để trồng bí thế mà giá năm nay chưa bằng 1/4 năm ngoái!" - một nông dân cho biết. Nhiều hộ dân tại xã Quảng Lạc (một xã ven thành phố Lạng Sơn) đang ngán ngẩm, lao đao vì giá bí đao rớt thê thảm: Chỉ 2.500 đồng/kg, thậm chí, có những thôn ở xa thì giá...