Liên hợp quốc: xung đột ở Syria “cực kỳ nguy hiểm”
Tổng thư ký Liên hợp quốc, Ban Ki-moon hôm qua tuyên bố xung đột ở Syria có thể sẽ có ảnh hưởng toàn cầu. Tuyên bố này đưa ra trong bối cảnh bạo lực vẫn tiếp diễn ở nước này và một nhóm thân Al-Qaeda đã tuyên bố chịu trách nhiệm về hai vụ đánh bom đẫm máu ở Damacus.
Cuộc xung đột ở Syria có thể sẽ có ảnh hưởng đến toàn cầu
Cuộc nổi dậy bắt đầu từ một năm trước đã chuyển thành một cuộc xung đột vũ trang mà hiện nay nhiều người đang lo sợ sẽ đẩy nước này vào một cuộc nội chiến. Vì sự thân thiết giữa Syria với Iran và nhóm du kích Hezbollah ở Li Băng, đã lại càng làm dấy lên nỗi lo ngại rằng bạo lực có thể sẽ vượt ra khỏi biên giới nước này, đặc biệt là khi các nước khác cung cấp vũ khí cho quân nổi loạn hay gửi binh lính đến nước này.
“Chúng ta không biết rồi chuyện này sẽ đi đến đâu nhưng chúng ta biết chắc rằng ai cũng có nghĩa vụ đóng góp để tìm ra một giải pháp cho cuộc khủng hoảng sâu sắc và cực kỳ nghiêm trọng đang có nguy cơ lôi kéo cả khu vực và thậm chí cả thế giới vào vòng xoáy của nó”, ông Ban Ki-moon phát biểu tại một cuộc họp ở thủ đô Jakarta, Indonesia.
Theo AP, các nhà hoạt động Syria nói rằng quân đội chính phủ vẫn tiếp tục dội bom vào khu vực trung tâm của thành phố Homs, các cuộc chiến giữa binh lính chính phủ và các binh sĩ đào tẩu vẫn đang tiếp diễn ở khu vực ngoại ô thủ đô Damacus.
Video đang HOT
Phiến quân Quân đội Syria Tự do gồm hàng nghìn binh sĩ đào ngũ là nhóm vũ trang mạnh nhất có khả năng gây sức ép lên chính quyền nhưng hiện giờ lại đang lâm vào tình trạng thiếu vũ khí và mất tổ chức.
Cho đến nay, một số nước vẫn đang công khai xem xét khả năng cung cấp vũ khí cho phe đối lập nhưng đồng thời cũng sợ rằng khả năng này có thể khiến cuộc xung đột trở nên tồi tệ hơn. Liên hợp quốc ước tính đã có hơn 8.000 người thiệt mạng kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu.
Một chuỗi các vụ đánh bom gần các toà nhà an ninh của chính phủ ở thủ đô Damacus và thành phố miền Bắc Aleppo đã tạo thêm những yếu tố mới cho cuộc nổi dậy.
Các quan chức Mỹ đã nghi ngờ quân du kích Al-Qaeda đã nhảy vào cuộc và lợi dụng tình thế hỗn độn hiện nay.
Trong một tuyên bố được đăng tải trên một trang web du kích, một nhóm đạo Hồi có tến Mặt trận Al-Nusra Bảo vệ phương Đông đã lên tiếng nhận trách nhiệm về hai vụ đánh bom kép ở Damacus, thứ 7 tuần trước. Thông tấn xã Syria cho hay, hai vụ đánh bom nhắm vào toà nhà tình báo không quân và an ninh hình sự đã khiến 27 người thiệt mạng.
Tuyên bố của nhóm này nói rằng các vụ đánh bom là nhằm trả đũa các đợt dội bom của chính phủ Syria vào chiến địa của phe đối lập tại Homs, Idlib, Hama và Daraa.
“Chúng tôi khuyến cáo chính quyền nên dừng hành động thảm sát người Sunni lại, bằng không các anh sẽ phải hứng chịu tội lỗi của người Alawite. Những gì sẽ xảy ra sẽ còn khủng khiếp và đau đớn hơn nhiều”, tuyên bố này ghi.
Ủng hộ Al-Qaeda ở Syria chủ yếu là những người thuộc dòng Hồi giáo Sunni cực đoan. Trong khi đó những người cầm trịch về chính trị và quân sự Syria lại chủ yếu là những người thuộc dòng Hồi giáo thiểu số Alawite và dòng Shiite của ông Assad.
Dòng Sunni chiếm đa số trong tổng số 22 triệu dân ở Syria và cũng chính là “cốt lõi” trong phe đối lập. Việc liên đới của Al-Qaeda có thể sẽ đẩy căng thẳng vốn đang rất tồi tệ ở nước này ngày càng lún sâu hơn.
Cách cư xử sai lầm của chính phủ Syria đã biến những cuộc biểu tình trong hoà bình xuất phát trù phong trào Mùa xuân Ả rập thành những cuộc xung đột đẫm máu.
Tại một cuộc họp của LHQ, các nhà ngoại giao đã cùng thống nhất ủng hộ các đề xuất nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng bạo lực ở Syria của cựu tổng thư ký Kofi Annan, đặc phái viên hoà bình của LHQ và Liên đoàn Ả rập.
Đề xuất của ông Annan gồm việc ngừng bắn 2 giờ mỗi ngày để tạo điều kiện cho công tác hỗ trợ nhân đạo và các cuộc đàm phán chính trị do Syria điều hành để bày tỏ những mối quan ngại chính trị của người dân Syria.
Để “dụ dỗ” Nga và Trung Quốc, hai nước đã hai lần dùng phủ quyết loại bỏ các nghị quyết trước đây, Pháp đã vun vén thêm bằng cách loại trừ khả năng sử dụng các “biện pháp xa hơn” có thể bao gồm các lệnh trừng phạt và hành động quân sự.
Theo ICTnew
Bắt thủ lĩnh nhóm du kích Con đường sáng ở Peru
Bộ trưởng Quốc phòng Peru Alberto Otarola ngày 12/2 cho biết quân đội nước này đã bắt giữ "Đồng chí Artemio" - tên thật là Florindo Flores, thủ lĩnh nổi tiếng cuối cùng của lực lượng du kích Con đường sáng, người bị thương nặng trong cuộc đụng độ với lực lượng an ninh.
(Ảnh: AP)
Ông Otarola nói rằng "Đồng chí Artemio còn sống và đang được chăm sóc y tế phù hợp. Người này bị thương nặng và mất một cánh tay."Trước đó Tổng thống Peru Ollanta Humala thông báo đã tìm thấy thủ lĩnh này. Artemio, 47 tuổi, bị bắt trong đợt tấn công của quân đội Peru tại khu vực phía Đông Bắc Puerto Pizana trong rừng Alto Huallaga.
Chính quyền của Tổng thống Peru Humala đang nỗ lực xóa bỏ tận gốc tàn dư của Con đường sáng, một thời là phong trào du kích hoạt động mạnh nhất ở Mỹ Latinh.
Theo Ủy ban Sự thật và Hòa giải của Peru, khoảng 70.000 đã thiệt mạng từ năm 1980 đến 2000 khi chính phủ Lima trấn áp Con đường sáng và nhóm du kích cánh tả đối địch Tupac Amaru.
Con đường sáng bị Peru và Bộ Ngoại giao Mỹ liệt vào danh sách khủng bố./.
Theo TTXVN
Chiến thuật du kích trong Sniper Elite V2 Lợi dụng bóng đêm và địa hình hiểm trở, nhân vật chính khéo léo ẩn núp chờ đợi đối phương sơ hở để tung ra đòn kết liễu. Cũng trong trailer mới, Sniper Elite V2 tiếp tục khắc họa về góc quay camera "kill cam" độc đáo. Đây là tính năng giúp quay chậm đường đi của viên đạn, qua đó thể hiện...