Liên Hợp Quốc: Ukraine đang có khủng hoảng nhân đạo tồi tệ
Liên Hợp Quốc (LHQ) đã khẳng định sự gia tăng về số lượng người tị nạn trong cuộc xung đột tại Ukraine là kết quả của “cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất” trên thế giới.
Số người dân Ukraine mất nhà cửa và di cư ra nước ngoài đã lên đến mức cực kì quan ngại, bất chấp thoả thuận Minsk II được kí kết hồi tháng 2-2015, nhằm hoà giải 2 bên xung đột.
Số liệu mới nhất từ Văn phòng Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) cho biết, có khoảng 857.000 người dân Ukraine đã phải xin ti nạn tại các nước láng giềng, tăng thêm khoảng 23.000 người trong 2 tuần qua.
Các nước người dân Ukraine xin tị nạn bao gồm Nga, Belarus, Ba Lan, Đức và Pháp
Video đang HOT
“1,2 triệu người Ukraine đã rơi vào cảnh vô gia cư và hơn 800.000 người phải tạm lánh sang các nước láng giềng”, ông William Spindler, cán bộ truyền thông cấp cao của UNHCR cho biết và nói thêm rằng, những người tị nạn chủ yếu đến với Nga, Belarus, Ba Lan, Đức và Pháp.
Trong báo cáo mới nhất về cuộc xung đột tại Ukraine, Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA) ước tính trong khoảng giữa tháng 4-2014 và 14-5-2015 đã có ít nhất 6.334 người thiệt mạng và 15.752 người bị thương. Báo cáo cũng cho biết, mối nguy hiểm vẫn còn rình rập người dân vì nhiều bom đạn chưa phát nổ vẫn lưu lại ở Donbass.
Việc không đủ thuốc và các thiết bị y tế ở những khu vực xảy ra xung đột tại Ukraine cũng là một mối lo ngại lớn, OCHA cho biết. Ông Spindler khẳng định rằng các nỗ lực về nhân đạo và chính trị cần được thúc đẩy bởi các bên, nhằm khắc phục tình trạng đang diễn ra tại miền đông Ukraine.
Cùng lúc đó Lãnh đạo văn phòng di cư Liên bang Nga, ông Konstantin Romodanovsky đã gọi tình hình hiện nay ở Ukraine là một thảm họa nhân đạo khi mỗi ngày có tới 600 người dân Ukraine di cư vào Nga.
Kể từ khi cuộc xung đột diễn ra, có tới 195.000 người dân Ukraine khác đã yêu cầu cấp giấy phép cư trú tạm thời tại Nga, 40.000 người xin cấp thẻ định cư lâu dài và 88.000 người xin cấp thẻ công dân.
Theo_An ninh thủ đô
Indonesia và Malaysia: Nhân đạo trước, chính trị sau
Indonesia và Malaysia đã đạt được thỏa thuận về tiếp nhận, cứu trợ nhân đạo và đảm bảo an toàn cho những di dân.
Một chiếc thuyền chở người di cư ở ngoài khơi vùng biển Indonesia chờ được vào bờ - Ảnh: Reuters
Thỏa thuận này giúp cho hàng ngàn con người vất vưởng, đói khát và cận kề cái chết từ nhiều tháng nay trên biển được cập bờ. Tuy nhiên, điều kiện của Indonesia và Malaysia là cộng đồng quốc tế trong thời gian một năm tới có trách nhiệm đưa ra được kế hoạch định cư những di dân này hoặc đưa họ về nước xuất phát cũng như phải có hỗ trợ tài chính.
Điều đáng chú ý là hai nước tiếp nhận ngay người di cư trong khi chưa làm rõ hay chưa thể biết được rõ "cộng đồng quốc tế" nói trên bao gồm cụ thể những đối tác nào.
Ít ra thì thỏa thuận mới này cũng đã xử lý được khía cạnh nhân đạo của cuộc khủng hoảng hiện tại ở khu vực Đông Nam Á trong khi khía cạnh chính trị của nó mới chỉ được đề cập đến. Nhân đạo trước, chính trị sau là cách tiếp cận giúp giảm bớt được ngay mức độ trầm trọng của vấn đề, nhưng ẩn chứa rất nhiều rủi ro về chính trị, tài chính, xã hội và pháp lý đối với Indonesia và Malaysia. Người vượt biển mong muốn tới Indonesia và Malaysia chủ yếu là người Myanmar và Bangladesh nhưng chính phủ của cả hai nước này lại chưa tham gia giải quyết vấn đề.
Việc tập hợp được các nước khác để có thể được gọi là "cộng đồng quốc tế" sẽ không đơn giản chút nào. Rồi đến chuyện định cư họ ở nước thứ ba cũng sẽ rất khó khăn, còn hồi hương thì lại phải cần đến sự tham gia của chính phủ các nước quê hương họ. Rồi còn khía cạnh tài chính cũng rất nan giải. Indonesia và Malaysia dùng giải pháp tình thế để có thêm thời gian và phải chấp nhận mọi rủi ro này.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Yemen: Giao tranh bất chấp lệnh ngừng bắn Liên quân Arab hôm qua cảnh báo đang mất kiên nhẫn trước các vụ vi phạm lệnh ngừng bắn của phiến quân Houthi tại Yemen sau 4 ngày thực thi cam kết. Liên Hợp Quốc đã hối thúc các bên liên quan tôn trọng cam kết nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động hỗ trợ nhân đạo. Súng vẫn nổ ở phía...