Liên hợp quốc triệu tập cuộc họp xem xét các khuyến nghị về Afghanistan
Ngày 18/2, các đặc phái viên của các nước và khu vực đã tham dự cuộc họp do Liên hợp quốc triệu tập tại thủ đô Doha của Qatar để thảo luận về tình hình Afghanistan.
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres chủ trì cuộc họp này. Đây là cuộc họp thứ hai của LHQ về Afghanistan trong chưa đầy một năm qua.
Phụ nữ Afghanistan biểu tình đòi các quyền lợi tại thủ đô Kabul ngày 8/3/2023. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Á, cuộc họp dự kiến kéo dài 2 ngày, thảo luận việc gia tăng sự phối hợp của quốc tế với Afghanistan. Cuộc họp cũng sẽ xem xét các khuyến nghị trong báo cáo đánh giá độc lập của LHQ về Afghanistan, trong đó có đề nghị chính quyền Taliban thay đổi chính sách với nữ giới để có cơ hội được cộng đồng quốc tế công nhận.
Video đang HOT
Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về nhân quyền tại Afghanistan, ông Richard Bennett, bày tỏ hy vọng cuộc họp ở Doha sẽ tạo cơ sở cho việc tổ chức một loạt cuộc họp có ý nghĩa giữa các bên liên quan về vấn đề đảm bảo quyền cho phụ nữ và trẻ em gái tại Afghanistan.
Chính quyền Taliban không cử đại diện tham gia cuộc họp ở Doha theo lời mời của LHQ, với lý do LHQ không chấp nhận các điều kiện của họ liên quan vấn đề viện trợ.
Cuộc họp lần trước cũng được tổ chức tại Doha vào tháng 5/2023. LHQ không mời chính quyền Taliban tham dự cuộc họp này.
Kể từ khi lên nắm quyền tại Afghanistan hồi tháng 8/2021, Taliban đã áp dụng nhiều quy định hạn chế đối với phụ nữ và trẻ em gái. Cho đến nay, chính quyền Taliban vẫn chưa được cộng đồng quốc tế công nhận. Nhiều nước, tổ chức quốc tế và các cơ quan viện trợ đã cắt giảm tài trợ cho Afghanistan, khiến nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn của nước này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Mỹ, Anh, EU hối thúc Taliban rút lại lệnh cấm mới đối với phụ nữ
Ngày 28/12, các ngoại trưởng của 12 quốc gia và Liên minh châu Âu (EU), trong đó có Mỹ và Anh, đã hối thúc chính quyền Taliban ở Afghanistan rút lại quyết định cấm phụ nữ làm việc cho các tổ chức viện trợ.
Trẻ em gái tới trường tiểu học ở Kabul, Afghanistan, ngày 9/8/2022. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Tuyên bố chung của các ngoại trưởng Mỹ, Australia, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Na Uy, Thụy Sĩ, Anh, Hà Lan và EU nêu rõ quyết định của chính quyền Taliban cấm phụ nữ làm việc cho các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong nước và quốc tế gây rủi ro cho hàng triệu người dân Afghanistan phải dựa vào viện trợ nhân đạo.
Trước đó cùng ngày, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) cũng đã hối thúc chính quyền Taliban đảo ngược các chính sách hạn chế nhằm vào các quyền của phụ nữ và trẻ em gái Afghanistan.
LHQ cảnh báo một số chương trình viện trợ quan trọng và gấp gáp về thời gian ở Afghanistan đã phải tạm ngừng do lệnh cấm của Taliban. Trong một tuyên bố chung, Giám đốc Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA) Martin Griffiths cùng người đứng đầu các cơ quan LHQ và tổ chức viện trợ cho rằng việc cấm phụ nữ làm việc tại các tổ chức viện trợ sẽ gây hậu quả nặng nề đối với tất cả người dân Afghanistan.
Taliban trở lại nắm quyền ở Afghanistan từ tháng 8/2021. Dù cam kết áp dụng các quy định Hồi giáo mềm dẻo hơn so với giai đoạn cầm quyền đầu tiên 1996-2001, nhưng Taliban đã từng bước áp dụng trở lại các biện pháp hạn chế phụ nữ tham gia đời sống xã hội. Hầu hết các trường cấp hai cho nữ sinh vẫn đang đóng cửa, trong khi nữ giới không được đảm nhận các vị trí trong chính phủ và bị cấm ra nước ngoài, thậm chí không được đi lại giữa các thành phố trừ khi đi cùng người thân là nam giới. Họ cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về trang phục như trùm đầu và che kín mặt khi ra đường. Từ tháng 11 vừa qua, phụ nữ cũng bị cấm đến công viên, phòng tập thể thao và nhà tắm công cộng. Mới đây nhất, ngày 24/12, Bộ Kinh tế Afghanistan đã ra lệnh cho tất cả các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong nước và quốc tế không được để nữ giới làm việc cho đến khi có thông báo mới.
Trước đó, nhiều nước và tổ chức nhân đạo quốc tế đã bày tỏ phản đối các biện pháp hạn chế mà chính quyền Taliban áp đặt đối với nữ giới. Các quốc gia phương Tây tuyên bố sẽ chỉ công nhận chính quyền của Taliban tại Afghanistan nếu Taliban tôn trọng các quyền của phụ nữ và trẻ em gái.
UNESCO ghi nhận tiến bộ trong thúc đẩy bình đẳng giới trong giáo dục Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã đạt được tiến bộ đáng kể với việc có thêm 50,1 triệu trẻ em gái trên thế giới có cơ hội tới trường kể từ năm 2015. Đây là ghi nhận mà Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đưa ra ngày...