Liên Hợp Quốc tính đảo ngược quyết định chấn động Trung Đông của ông Trump
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đang xem xét một dự thảo nghị quyết nhằm phản đối quyết định gây chấn động Trung Đông của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
Tổng thống Donald Trump (Ảnh: AFP)
Theo Reuters, dự thảo nghị quyết dài 1 trang do Ai Cập soạn thảo đã được gửi cho 15 thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 16/12. Các nhà ngoại giao tại Liên Hợp Quốc cho biết Hội đồng Bảo an sẽ bỏ phiếu về dự thảo này vào đầu tuần tới. Dự thảo sẽ được thông qua nếu có 9 phiếu ủng hộ và không có bất kỳ phiếu phủ quyết nào của 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an.
Dự thảo nghị quyết khẳng định Jerusalem là một vấn đề “phải được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán” và bày tỏ “sự hối tiếc sâu sắc về quyết định gần đây liên quan tới vị thế của Jerusalem”. Tuy nhiên, nghị quyết không đề cập trực tiếp tới Tổng thống Donald Trump.
“Bất kỳ quyết định và hành động nào nhằm thay đổi đặc tính, vị thế hay kết cấu nhân khẩu học” của Jerusalem “cũng không có hiệu lực pháp lý, vô giá trị và phải bị bãi bỏ”, nội dung dự thảo nghị quyết nêu rõ.
Các nhà ngoại giao dự đoán Mỹ sẽ sử dụng quyền phủ quyết để phản đối dự thảo này, trong khi 14 nước còn lại tại Hội đồng Bảo an được cho là sẽ ủng hộ. Mặc dù dự thảo nghị quyết nhiều khả năng sẽ không được thông qua, song các nước Ả-rập cũng kỳ vọng sẽ góp phần cô lập Mỹ trong vấn đề Jerusalem.
Video đang HOT
Trước đó, Tổng thống Trump hồi đầu tháng đã tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và sẽ chuyển đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv về khu vực này. Động thái của ông Trump đã đi ngược lại với thông lệ tại Mỹ suốt hàng chục năm qua và vấp phải sự phản đối dữ dội từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là thế giới Hồi giáo.
Quyết định của gây chấn động của Tổng thống Trump được cho là đã “đổ thêm dầu vào lửa” tại khu vực vốn luôn âm ỉ xung đột ở Trung Đông. Israel từ trước đến nay vẫn xem Jerusalem là thủ đô không thể chia cắt của họ, trong khi Palestine cũng coi Đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước tương lai.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Tiết lộ nước cờ tiếp theo của Putin ở chiến trường Syria
Tổng thống Nga Putin mới đây tuyên bố rằng "sứ mệnh ở Syria đã hoàn thành", một bộ phận lớn lực lượng viễn chinh Nga có thể trở về nhà. Tuyên bố này được cho là nhằm truyền đi một thông điệp tới không chỉ Trung Đông.
Trong chuyến thăm bất ngờ tới căn cứ Không quân Hymimim ở tỉnh Latakia mới đây, ông Putin nhấn mạnh rằng "sứ mệnh hỗ trợ" kéo dài 2 năm của Nga tại Syria đã giúp chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad ổn định lại và giành lại quyền kiểm soát một phần lớn lãnh thổ của nước này. Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh, "sứ mệnh Syria đã hoàn thành" và một bộ phận lớn các lực lượng viễn chinh Nga có thể trở về nhà.
Theo National Interest, địa điểm ông Putin lựa chọn để đưa ra tuyên bố như trên rất đáng chú ý. Hmeimim hiện là 1 căn cứ của Nga. Cùng với căn cứ hải quân được nâng cấp lại ở Tartus, Hmeimim đánh dấu sự phục hồi chiến lược chiến lược của Nga ở Trung Đông. Nó có thể sớm được kết hợp với các cơ sở khác ở Ai Cập và Libya, tùy thuộc vào sự thành công mà các nhà ngoại giao Nga sẽ có trong việc tiếp cận các quyền ở các quốc gia đó.
Phong cách và giọng điệu của địa chỉ của ông Putin cũng có ý nghĩa truyền đạt một thông điệp tới Trung Đông rộng lớn hơn. Theo đó, thông điệp của ông Putin là Nga đã thành công trong việc thực hiện một sứ mệnh khó khăn, ban đầu vốn luôn bị dự đoán là sẽ thất bại, đẩy Nga đi vào vết xe đổ như ở Afghanistan.
Những quyết sách đúng đắn của Điện Kremlin đã làm thay đổi cuộc chơi, không chỉ cứu chính quyền Assad khỏi khả năng bị lật đổ mà còn khôi phục lại quyền kiểm soát của nhà lãnh đạo này ở phần lớn lãnh thổ Syria.
Moscow có thể chính xác nói rằng, Nga đã rất tôn trọng các cam kết của mình, hoàn thành lời hứa và bảo vệ được đồng minh của họ.
Tuy nhiên, theo National Interest, câu hỏi thực sự được đặt ra là liệu những tuyên bố của ông Putin có dẫn đến việc rút quân đáng kể của Nga hay không?
Nhà lãnh đạo Nga cần phải chấm dứt sự can thiệp ở Syria để công bố chiến thắng trong "một cuộc chiến ngắn ngủi" nhằm giải quyết những bất ổn tiềm năng ở trong nước.
"Sứ mệnh Syria đã hoàn thành" cũng giúp đặt nền móng vững chắc cho chiến dịch tranh cử tổng thống lần thứ 4 của ông Putin - bằng cách thể hiện sức mạnh và quyền lực ở nước ngoài cũng như quyết tâm giải quyết những thách thức trong nước.
Chưa hết, nó cũng giúp quân đội Nga dễ dàng xoay trục trở lại trung tâm Á-Âu nếu cần ở Ukraine hoặc ở bất cứ hoạt động khẩn cấp nào khác.
Theo nhận định của National Interest, thời gian tới, Tổng thống Putin có thể rút một số đơn vị quân đội "thường trực" ở Syria, tăng cường sử dụng các công ty quân sự tư nhân để tiếp tục duy trì hoạt động ở Syria. Như vậy, song song với việc một số lực lượng được rút về, thì một số khác sẽ được bổ sung để thay thế họ.
Ngoài ra, những tuyên bố của ông Putin còn được cho là một dấu hiệu cho thấy Moscow không có kế hoạch cung cấp sự hỗ trợ không giới hạn cho chính quyền Assad.
Nga vốn chỉ xác định sứ mệnh là cứu chính quyền Assad khỏi sự sụp đổ, nên sẽ không phí sức để giúp chính quyền Syria giành chiến thắng hoàn toàn. Nói cách khác, chế độ Assad có thể không bị chết đuối nhưng cũng không thể nhấc đầu khỏi nước.
Moscow dường như đang chơi một cho chơi cân bằng phức tạp ở Trung Đông, đó là, giữ quan hệ với Syria và Iran, đồng thời cũng tìm cách tiếp cận với Israel, Ả Rập Saudi và đảm bảo duy trì quan hệ đối tác chiến lược mới quan trọng với Thổ Nhĩ Kỳ. Một chính quyền Assad quá mạnh có thể sẽ không sẵn sàng chấp nhận những nhượng bộ quan trọng mà Ả Rập Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ đòi hỏi...
Theo Danviet
Jerusalem - vùng đất thiêng âm ỉ xung đột giữa "chảo lửa" Trung Đông (Kỳ II) Đến Jerusalem và thăm những địa điểm quan trọng bậc nhất của các tôn giáo, du khách có thể hít thở không khí linh thiêng của một vùng đất hơn 5.000 năm tuổi, hiểu được sự bất an của người dân sống giữa vùng xung đột và cảm nhận hơi thở hiện đại của một khu vực phát triển công nghệ hàng đầu...