Liên Hợp Quốc tiết lộ Nga nối lại xuất khẩu dầu sang Triều Tiên
Ủy ban Trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) ngày 13/6 cho biết, lần đầu tiên sau hơn hai năm Nga đã nối lại việc xuất khẩu dầu tinh chế sang Triều Tiên.
Theo hãng tin RT, ủy ban trên của LHQ tiết lộ, Nga đã xuất khẩu một lượng nhỏ xăng, các sản phẩm dầu mỏ và than đá sang Triều Tiên vào tháng 12 năm ngoái.
Hội đồng chuyên gia về Triều Tiên thuộc Ủy ban Trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho hay, Moscow đã cung cấp tổng cộng 67.300 thùng dầu tinh chế cho Triều Tiên trong khoảng thời gian từ tháng 12/2022 tới tháng 4/2023.
Video đang HOT
Người đứng đầu Vụ Châu Á thuộc Bộ Ngoại giao Nga, ông Georgy Zinovyev nói: “Triều Tiên đã ngừng nhập khẩu các nguồn năng lượng và các mặt hàng khác từ Nga vào tháng 8/2022 như một phần của nỗ lực ứng phó với virus corona. Chúng tôi sẽ nối lại việc cung cấp dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ với số lượng như cũ”.
Nga cung cấp cho Triều Tiên tổng số sản phẩm dầu mỏ như sau: 3.225 thùng vào tháng 12/2022, 44.655 thùng vào tháng 1/2023 và 10.666 thùng vào tháng 2. Trong tháng 3 và tháng 4, Moscow xuất khẩu lần lượt 5.140 thùng và 3.612 thùng.
Liên Hợp Quốc yêu cầu các nước thành viên báo cáo về việc cung cấp, bán, chuyển tất cả các sản phẩm dầu tinh chế cho Triều Tiên như một phần của Nghị quyết 2397, được thông qua vào năm 2017. Hội đồng Bảo an LHQ cũng áp đặt giới hạn với Triều Tiên, chỉ cho phép nước này nhập khẩu 500.000 thùng dầu mỏ tinh chế một năm. Giới hạn này được đưa ra sau khi Bình Nhưỡng tiến hành các vụ thử tên lửa tầm xa và hạt nhân.
Nga và Triều Tiên được cho là nối lại giao thương qua tuyến đường sắt duy nhất giữa hai nước vào cuối năm ngoái, hình ảnh vệ tinh do trang web 38 North công bố cho thấy.
Việc hợp tác giữa Moscow và Bình Nhưỡng đã có động lực trong những tháng gần đây. Hôm qua, Ngoại trưởng Triều Tiên Choe Sun Hui nói, “hợp tác chiến lược” giữa hai nước chưa bao giờ mạnh mẽ hơn. Quan chức này cũng mô tả, đó là thời kỳ hoàng kim mới trong quan hệ song phương giữa Triều Tiên và Nga.
Triều Tiên bác nghị quyết của IMO về vụ phóng tên lửa
Triều Tiên ngày 8/6 tuyên bố "bác bỏ và không bao giờ công nhận" nghị quyết mới nhất được thông qua bởi Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) lên án các vụ phóng tên lửa của nước này.
Hình ảnh vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên. Ảnh: KCNA
Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời người phát ngôn Cục Hàng hải nước này cho rằng nghị quyết của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) là "không công bằng và bất hợp pháp", đồng thời yêu cầu cơ quan này phản ánh lập trường của Triều Tiên trong tài liệu chính thức mới nhất.
Tuyên bố của Triều Tiên được đưa ra sau khi IMO tuần trước thông qua nghị quyết đầu tiên "mạnh mẽ" lên án các vụ thử tên lửa của Triều Tiên, sau khi Bình Nhưỡng xác nhận thất bại trong vụ phóng vệ tinh trinh sát quân sự đầu tiên hôm 31/5.
Phía Triều Tiên nêu rõ: "Vào ngày 30/5, Triều Tiên đã gửi một email báo cáo trước về việc phóng vệ tinh tới IMO dưới danh nghĩa Cục Hàng hải nước này".
Quan chức Triều Tiên cho rằng IMO đã tuyên bố nước này không bắt buộc phải thông báo cho cơ quan trực thuộc Liên hợp quốc (LHQ) về kế hoạch phóng vệ tinh, khi cảnh báo hàng hải được gửi trực tiếp đến các tàu thông qua hệ thống cảnh báo hàng hải thế giới, trong trường hợp xảy ra một vụ phóng vệ tinh.
"Vì vậy, chúng tôi không thể không bày tỏ sự lấy làm tiếc và không hài lòng mạnh mẽ trước thái độ hay thay đổi của tổ chức này", KCNA dẫn lời quan chức Triều Tiên cho biết.
Theo KCNA, Triều Tiên đã thông báo cho Nhật Bản và IMO về kế hoạch phóng vệ tinh từ ngày 31/5 đến ngày 11/6. Để đáp trả nghị quyết của IMO, Triều Tiên cũng ám chỉ rằng họ có thể từ bỏ cơ chế thông báo trước cho cơ quan này về việc phóng vệ tinh trong tương lai.
Các lệnh trừng phạt đã thay đổi nền kinh tế Nga như thế nào? Một kỷ lục không mấy dễ chịu mà nước Nga đang phải nắm giữ, đó là số lượng các biện pháp trừng phạt áp đặt lên nước này sau khi chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine nổ ra. Hơn 13.000 hạn chế được áp đặt - nhiều hơn số biện pháp trừng phạt áp đặt với Iran, Cuba và CHDCND Triều...