Liên hợp quốc tiếp tục thông qua nghị quyết lên án lệnh cấm vận của Mỹ chống Cuba
Với sự ủng hộ của đại đa số thành viên, ngày 23/6, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã thông qua nghị quyết lần thứ 29 do Cuba đệ trình lên án các lệnh cấm vận thương mại, tài chính và kinh tế của Mỹ đối với Cuba trong suốt hơn 60 năm qua.
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hữu Thanh/Pv TTXVN tại Mỹ
Nghị quyết do Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez trình bày tại phiên toàn thể của ĐHĐ LHQ diễn ra cùng ngày và đã nhận được 184 phiếu thuận, 03 phiếu trắng (Colombia, Ukraine, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất) và 02 phiếu chống (Mỹ, Israel). Nghị quyết kêu gọi dỡ bỏ các lệnh cấm vận khắc nghiệt mà Washington đã áp đặt đối với La Habana.
Phát biểu trình bày nghị quyết, Ngoại trưởng Cuba cho biết các lệnh cấm vận của Mỹ đã gây thiệt hại lên đến 147,853 tỷ USD cho Cuba. Ngoài ra, ông cũng cáo buộc Mỹ đã lợi dụng tình hình dịch bệnh để gia tăng sức ép lên “hòn đảo tự do”. “Chính phủ Mỹ đã xem dịch COVID-19 là đồng minh trong cuộc chiến tranh phi quy ước tàn nhẫn của mình, cố tình và tăng cường một cách có chủ đích các lệnh phong tỏa kinh tế, thương mại và tài chính, gây thiệt hại kỷ lục hàng tỷ USD (cho Cuba)”, ông Rodriguez nhấn mạnh. Vị quan chức ngoại giao Cuba này còn dẫn số liệu gần nhất cho biết từ 4/2019 – 12/2020, Cuba đã bị thiệt hại hơn 9 tỷ USD do các lệnh cấm vận từ bên ngoài.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Rodriguez nhấn mạnh, đảo quốc Caribe yêu cầu được sống trong hòa bình, không có lệnh cấm vận và Mỹ phải chấm dứt hành động ngăn cản các quan hệ thương mại và tài chính của Cuba với thế giới. Cũng theo người đứng đầu ngành ngoại giao Cuba, những chính sách của Mỹ chống Cuba chỉ làm mất uy tín của Mỹ và khiến nước này bị cô lập hơn.
Cũng tại phiên thảo luận, đại đa số các diễn giả đại diện cho các tổ chức và các nước đã bác bỏ những biện pháp cưỡng chế của Mỹ đối với Cuba, vốn được siết chặt hơn dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và đến nay vẫn được chính quyền Tổng thống Joe Biden duy trì.
Đây là lần thứ 29 ĐHĐ LHQ thông qua nghị quyết do Cuba đệ trình hàng năm nhằm kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm vận và đều được thông qua với số phiếu thuận áp đảo. Tuy nhiên, văn bản này không có tính ràng buộc.
Lệnh cấm vận của Mỹ chống Cuba do Tổng thống John.F. Kenedy áp đặt vào tháng 2/1962, được thông qua thành luật và chỉ có Quốc hội Mỹ mới có quyền chấm dứt lệnh cấm vận này.
Ngân hàng Cuba ngừng tiếp nhận tiền gửi bằng đồng USD
Ngày 21/6, hệ thống ngân hàng Cuba đã chính thức áp dụng quy định được công bố trước đó 10 ngày về việc ngừng tiếp nhận tiền mặt gửi bằng đồng USD.
Đây là một biện pháp nhằm đối phó với lệnh cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính do Mỹ áp đặt chống lại đảo quốc Caribe khiến hệ thống ngân hàng Cuba hơn một năm qua không thể thực hiện các giao dịch bằng USD với các ngân hàng quốc tế.
Thông báo chính thức của Ngân hàng Trung ương Cuba (BCC) nêu rõ, đây là một quyết định tất yếu do lệnh cấm vận đem đến. Tuy nhiên, BCC nhấn mạnh biện pháp này không áp dụng đối với các giao dịch bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt của các loại tiền tệ khác và chỉ áp dụng đối với đồng USD.
BCC thông báo thời hạn của biện pháp này sẽ phụ thuộc vào việc xóa bỏ các biện pháp trừng phạt ngăn cản hoạt động bình thường của các thủ tục xuất khẩu bằng đồng USD.
Phát biểu công bố biện pháp nói trên trên truyền hình, Thống đốc BCC Marta Wilson cho biết các ngân hàng Cuba đã mất các đối tác là các thể chế tài chính nước ngoài để có thể thực hiện một nhóm các giao dịch nằm trong quan hệ liên ngân hàng bình thường giữa các nước với nhau.
Bà Wilson nhấn mạnh, quyết định của Mỹ đưa Cuba trở lại danh sách các quốc gia được cho là tài trợ khủng bố hồi đầu năm nay đồng nghĩa tất cả các tổ chức tài chính thường được sử dụng để chuyển tiền mặt vào tài khoản các ngân hàng Cuba ở nước ngoài sẽ từ chối giao dịch do lo ngại bị trừng phạt.
Cuba đã trải qua sáu thập kỷ dưới lệnh phong tỏa sắt đá của Mỹ. Chỉ trong bốn năm nắm quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, lệnh cấm vận của Washington nhằm vào La Habana càng được thắt chặt hơn với 240 biện pháp trừng phạt mà tới nay chính phủ của Tổng thống Joe Biden vẫn giữ nguyên.
Mỹ nhất trí tổ chức trực tuyến Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ Mỹ đề nghị mỗi phái đoàn có tối đa 6 người và các cuộc họp không chính thức bên lề Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc nên diễn ra theo hình thức trực tuyến. Toàn cảnh một phiên họp của Đại hội đồng LHQ ở New York, Mỹ khi chưa bùng phát dịch bệnh COVID-19. (Ảnh: AFP/TTXVN) Trong cuộc...