Liên hợp quốc thúc đẩy hợp tác chống Covid-19
Theo TTXVN và các hãng tin nước ngoài, phát biểu tại hội nghị cấp cao trực tuyến của Đại hội đồng Liên hợp quốc về ứng phó Covid-19, Chủ tịch Hội đồng châu Âu S.Mi-sen kêu gọi ký kết một hiệp ước quốc tế về đại dịch, trong đó rút ra bài học từ dịch Covid-19 và chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.
Ông Mi-sen cho rằng, một hiệp ước quốc tế sẽ tạo điều kiện hợp tác trong nghiên cứu, chia sẻ thông tin và khả năng tiếp cận công bằng với các dịch vụ chăm sóc y tế.
Cơ sở nghiên cứu vắc-xin ngừa Covid-19 tại Anh. Ảnh: THE GUARDIAN
Ban Thư ký ASEAN phối hợp Quỹ châu Á công bố báo cáo “Đánh giá nhanh về tác động của đại dịch Covid-19 đến sinh kế trên toàn khu vực ASEAN”. Báo cáo cho biết, đại dịch ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế của tất cả các nước thành viên. Dự báo tăng trưởng GDP của khu vực được điều chỉnh xuống âm 2% .
Video đang HOT
Trong khi đó, nhiều nước tiếp tục công bố kế hoạch tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19. Pháp cho biết, sẽ triển khai chương trình tiêm chủng “trong vài tuần tới”. Crô-a-ti-a tuyên bố, nước này sẽ sớm có lô vắc-xin nhập khẩu đầu tiên và người dân được tiêm chủng miễn phí. Tại Nga, nhiều khu vực đã sẵn sàng khởi động chương trình tiêm chủng đại trà vắc-xin.
Tại châu Mỹ, Tổng thống Ác-hen-ti-na công bố kế hoạch tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 cho 300.000 người vào cuối năm 2020. Ê-cu-a-đo dự kiến tiếp nhận lô vắc-xin đầu tiên vào tháng 1-2021 và thiết lập 10.000 điểm tiêm chủng trên cả nước. Chính phủ Bô-li-vi-a đang thực hiện các bước đi cần thiết để có thể tiêm chủng miễn phí cho ba triệu người trong quý I-2021.
Công ty công nghệ sinh học Moderna của Mỹ thông báo kế hoạch cung cấp từ 100 triệu đến 125 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 trong quý I-2021, chủ yếu tại Mỹ. Bộ Y tế Ca-na-đa cho biết, các cơ quan chức năng nước này có thể sẽ hoàn tất quá trình xem xét phê duyệt loại vắc-xin do Pfizer Inc. (Mỹ) và BioNTech SE (Đức) hợp tác sản xuất trong tuần tới.
Chính phủ In-đô-nê-xi-a công bố thành lập Nhóm nghiên cứu quốc gia về phát triển vắc-xin ngừa Covid-19 nhằm thúc đẩy các nỗ lực tự chủ về sản phẩm này. Dự kiến, vắc-xin tại nước này bắt đầu được phân phối thương mại vào quý IV-2021.
Theo trang thống kê worldometers.info, đến tối 4-12, toàn thế giới có hơn 65,65 triệu ca mắc Covid-19; số người chết do Covid-19 đã vượt 1,51 triệu ca. Trong đó, số ca mắc Covid-19 tại châu Âu tăng lên 17,86 triệu ca, cao nhất thế giới.
Châu Á cũng ghi nhận thêm hơn 126.000 ca, đưa tổng số người nhiễm Covid-19 lên 17,12 triệu ca. Hàn Quốc lần đầu trong chín tháng qua ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày vượt mức 600 người, dù các biện pháp giãn cách xã hội được siết chặt.
Các nước chạy đua bảo đảm nguồn cung vắc-xin ngừa Covid-19
Theo Roi-tơ và TTXVN, ngày 13-11, Bộ trưởng Tài chính In-đô-nê-xi-a thông báo đã phân bổ hơn 2,3 tỷ USD để mua vắc-xin phòng Covid-19 trong năm 2020 và 2021.
Bộ Y tế In-đô-nê-xi-a cho biết dự kiến việc tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 sẽ bắt đầu vào tháng 12-2020, ưu tiên các nhân viên y tế, nhân viên thực thi pháp luật, giáo viên, công chức tại các cơ quan lập pháp.
Người dân đeo khẩu trang ngừa dịch tại một ga tàu ở thành phố Gia-các-ta của In-đô-nê-xi-a. Ảnh TÂN HOA XÃ
Giới chức y tế Hàn Quốc cho biết sắp hoàn tất đàm phán với các hãng dược phẩm đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng vắc-xin giai đoạn 3, trong đó có Pfizer, AstraZeneca và Novavax Inc, nhằm bảo đảm nguồn cung vắc-xin Covid-19 cho 60% dân số trong năm nay. Chính phủ Hàn Quốc đã bảo đảm được khoảng 20 triệu liều vắc-xin, đủ cung cấp cho 10 triệu dân. Khoảng 40 triệu liều còn lại sẽ được mua qua các công ty tư nhân.
Phó Thủ tướng Nga T.Gô-li-cô-va cho biết thử nghiệm hậu đăng ký vắc-xin ngừa Covid-19 thứ hai của nước này sẽ bắt đầu ngày 15-11, trong bối cảnh nhà chức trách kêu gọi người dân hủy bỏ kế hoạch nghỉ lễ cuối năm. Nga có kế hoạch sản xuất 500.000 liều vắc-xin Sputnik V đầu tiên trong tháng 11.
Hãng dược phẩm liên doanh Anh - Thụy Điển AstraZeneca thông báo đã ký thỏa thuận cung cấp 216 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 cho sáu quốc gia Mỹ la-tinh, trong đó có Bra-xin. AstraZeneca cam kết đặt bệnh nhân lên hàng đầu và sẽ đưa vắc-xin đến với hàng triệu người dân Mỹ la-tinh một cách rộng rãi và bình đẳng.
Theo worldometers.info, tính đến ngày 13-11, thế giới đã cán mốc 53 triệu ca mắc Covid-19, trong đó số bệnh nhân cần điều trị tích cực chiếm 1%. Trong 24 giờ qua, Mỹ - nước chịu ảnh hưởng nhất của đại dịch đã ghi nhận số ca nhiễm mới cao kỷ lục, với gần 154 nghìn ca nhiễm và 1.095 người chết. Đáng chú ý, có 920 nghìn trẻ em ở Mỹ đã được chẩn đoán mắc Covid-19.
Ngày 13-11, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) C.Gioóc-giê-va kêu gọi áp dụng các chính sách tài chính hiệu quả để phục hồi kinh tế từ Covid-19, đồng thời kêu gọi các chính phủ không nên dừng các chính sách hỗ trợ tài chính và tiền tệ quá sớm. IMF nhấn mạnh ưu tiên trong năm tới của thế giới là đánh bại Covid-19 và phục hồi kinh tế.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, đại dịch Covid-19 kéo theo nỗi lo bùng phát dịch sởi. Theo đó, những hạn chế do ảnh hưởng dịch Covid-19 đã làm gián đoạn các chương trình tiêm chủng phòng bệnh sởi và số ca mắc sởi đã tăng trở lại sau nhiều năm dịch bệnh này liên tục giảm.
Ngày 12-11, các cơ quan chức năng Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hãng hàng không quốc gia Việt Nam phối hợp các cơ quan chức năng Nhật Bản đưa hơn 340 công dân Việt Nam từ Nhật Bản về nước an toàn. Ngay sau khi máy bay hạ cánh xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, những người tham gia chuyến bay đã được giám sát y tế và cách ly tập trung theo đúng quy định.
Đại hội đồng LHQ Khóa 75 thông qua Nghị quyết về hợp tác ASEAN - LHQ Ngày 23-11 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) Khóa 75 đã thảo luận và thông qua bằng đồng thuận Nghị quyết về hợp tác ASEAN - LHQ, với 110 nước đồng bảo trợ, đạt kỷ lục về số nước đồng bảo trợ kể từ khi nghị quyết về hợp tác ASEAN - LHQ được đưa ra lần đầu tiên...