Liên hợp quốc thúc đẩy đàm phán về chống giả mạo sinh học
Sau hơn 20 năm đàm phán, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới ( WIPO) của Liên hợp quốc (LHQ) đang hi vọng có thể đạt được một thỏa thuận về chống vi phạm bản quyền sinh học nhằm đảm bảo tính minh bạch cao hơn trong hệ thống cấp bằng sáng chế liên quan.
Hiện có hơn 190 quốc gia thành viên LHQ tập trung tại tru sở LHQ Geneva tham gia cuộc đàm phán dự kiến kéo dài đến ngày 24/5.
Trong một phát biểu, Giám đốc WIPO Daren Tang coi đây là cơ hội lịch sử để ngăn chặn tình trạng vi phạm bản quyền sinh học.
Dự thảo hiệp ước WIPO quy định người nộp đơn xin cấp bằng sáng chế sẽ phải tiết lộ nguồn gene trong phát minh đến từ quốc gia nào, cùng với cộng đồng người dân bản địa đã cung cấp kiến thức truyền thống liên quan.
Trong khi các nguồn gene tự nhiên – chẳng hạn như các nguồn gene được tìm thấy trong cây thuốc, cây nông nghiệp và giống vật nuôi – không thể được bảo vệ trực tiếp như tài sản quốc tế, thì các phát minh được phát triển bằng cách sử dụng chúng có thể được cấp bằng sáng chế.
Video đang HOT
Những người ủng hộ lập luận rằng việc tăng cường công bố thông tin sẽ nâng cao sự chắc chắn và minh bạch về mặt pháp lý, mang lại lợi ích cho các quốc gia và cộng đồng nơi xuất xứ. Một số trường hợp điển hình có thể kể đến cây “nhân sâm” Maca từ Peru, cây Hoodia từ Nam Phi và cây Neem từ Ấn Độ.
Tuy nhiên, hiệp ước nói trên cũng vướng phải không ít những phản đối do lo ngại sẽ cản trở sự đổi mới. Những bất đồng giữa các quốc gia vẫn tồn tại, đặc biệt là về việc đưa ra các biện pháp trừng phạt và các điều kiện để thu hồi bằng sáng chế.
Chuyên gia Viviana Munoz Tellez của tổ chức tư vấn liên chính phủ Trung tâm phía Nam cho biết hiệp ước được đề xuất có “giá trị biểu tượng” vì đây là lần đầu tiên có một số tài liệu tham khảo liên quan đến sở hữu trí tuệ sinh học. Tuy có thể không giải quyết được vấn đề một cách triệt để, song bà Tellez tin rằng điều này sẽ mang ý nghĩa quan trọng và tác động trực tiếp về tính minh bạch của vấn đề.
Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc dẫn đầu về chỉ số đổi mới khoa học toàn cầu
Năm nay, tất cả 5 cụm khoa học công nghệ hàng đầu thế giới đều nằm ở Đông Á. Trong số 5 cụm này, có ba cụm của Trung Quốc.
Trung Quốc nổi lên khi có tổng cộng 24 cụm trong danh sách 100 cụm hàng đầu do Tổ chức Sáng chế thế giới (WIPO) công bố. Con số này đã giúp Trung Quốc dẫn trước Mỹ - nước chỉ có 21 cụm trong danh sách này.
Danh sách xếp hạng của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới dựa trên số lượng nhà nghiên cứu, bài báo được công bố và bằng sáng chế được nộp.
WIPO, một cơ quan của Liên hợp quốc, đã công bố chỉ số dựa trên số lượng nhà phát minh và nhà nghiên cứu trong các cụm, cũng như số lượng bài báo được xuất bản và bằng sáng chế được nộp.
Cụm Tokyo-Yokohama và Thâm Quyến-Hong Kong-Quảng Châu vẫn giữ được thứ hạng thứ nhất và thứ hai so với năm ngoái.
Năm nay, cụm Seoul đã tăng một bậc lên vị trí thứ ba, vượt qua cụm Bắc Kinh, trong khi cụm Tô Châu-Thượng Hải vươn lên vị trí thứ năm, đổi chỗ cho cụm San Jose-San Francisco ở California.
WIPO cho biết Tô Châu-Thượng Hải đã đạt thành tích tốt hơn chủ yếu là nhờ tăng số lượng đơn đăng ký sáng chế tại Hiệp định Hợp tác đăng ký sáng chế (PCT). Hiệp định này đã bảo vệ sáng chế ở hơn 150 quốc gia.
Theo Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước, cụm Thâm Quyến-Hong Kong-Quảng Châu chiếm 8,2% số đơn đăng ký PCT toàn cầu và 1,9% số ấn phẩm báo khoa học vào năm ngoái. Cụm Bắc Kinh giữ vị trí dẫn đầu toàn cầu về xuất bản bài báo khoa học với tỷ lệ 3,7%.
Trong khi đó, cụm Tokyo-Yokohama chiếm gần 11% số đơn đăng ký PCT và 1,6% số ấn phẩm báo khoa học.
Ông Daren Tang, Tổng giám đốc WIPO, cho biết các cụm khoa học công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thành tích về đổi mới của các nền kinh tế.
Năm nay, Trung Quốc có mức tăng sản lượng khoa học-công nghệ lớn nhất với mức tăng trung bình là 12,1%. Các cụm Hợp Phì và Thanh Đảo có mức tăng trưởng toàn cầu nhanh nhất lần lượt là 21,6% và 19,4%.
Các nền kinh tế có thu nhập trung bình khác như Ấn Độ cũng có mức tăng trưởng mạnh, trong khi gần 40% nền kinh tế có thu nhập cao chứng kiến sản lượng giảm.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không nằm trong top 10 về hàm lượng khoa học công nghệ. Hầu hết các cụm hàng đầu theo thước đo này đều nằm ở châu Âu và Mỹ.
Theo thước đo này, cụm Dajeon của Hàn Quốc có thứ hạng cao nhất châu Á ở vị trí thứ sáu, trong khi cụm Bắc Kinh của Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 14. Cụm Cambridge của Vương quốc Anh chiếm vị trí đầu tiên.
Vào ngày 27/9 tới đây, WIPO sẽ công bố chỉ số đổi mới toàn cầu đầy đủ, có tính đến tất cả các chỉ số của tổ chức này. Năm ngoái, WIPO cho biết Trung Quốc gần lọt vào top 10 khi đạt vị trí thứ 11. Trong đó Thụy Sĩ, Mỹ và Anh chiếm ba vị trí dẫn đầu.
Việt Nam mong muốn đóng góp nhiều hơn vào thúc đẩy hòa bình, phát triển Việt Nam mong muốn đa dạng hóa đối tác, củng cố môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, thuận lợi cho sự phát triển của đất nước, đồng thời đóng góp cho hòa bình và phát triển trên thế giới. Đây là thông điệp của Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên...